Khái niệm rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Hoạch định ngân sách tại công ty cổ phần công trình việt nguyên (Trang 25 - 31)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG

1.2. RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh của ngân hàng thương mại

1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh của ngân hàng thương mại

Cho đến nay chƣa có đƣợc định nghĩa thống nhất về rủi ro. Những trường phái khác nhau, các tác giả khác nhau đưa ra những định nghĩa rủi ro khác nhau. Những định nghĩa này rất phong phú và đa dạng, nhƣng tập trung lại có thể chia thành hai trường phái lớn:

- Theo trường phái truyền thống có nhiều khái niệm về rủi ro như:

Theo từ điển Tiếng Việt do trung tâm từ điển học Hà Nội xuất bản 1995 thì: “rủi ro là điều không lành, không tốt, bất ngờ xảy đến”.

Theo Giáo sƣ Nguyễn Lân: “rủi ro là sự không may mắn”.

Theo Tiến sĩ Hồ Diệu: “Rủi ro là sự tổn thất về tài sản hay là sự giảm sút về lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến .

Như vậy, có thể tóm tắt theo trường phái này, rủi ro được xem là sự không may mắn, sự tổn thất mất mát, nguy hiểm. Nó đƣợc xem là điều không lành, điều không tốt, bất ngờ xảy đến. Đó là sự tổn thất về tài sản hay là sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến. Rủi ro còn đƣợc hiểu là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Tóm lại, theo quan điểm này thì rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người.

- Theo trường phái hiện đại, có nhiều khái niệm về rủi ro như:

Theo Frank Knight “ Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được”.

Theo Allan Willett “Rủi ro là sự bất trắc có thể liên quan đến việc xuất hiện những biến cố không mong đợi”.

Theo Irving Preer “Rủi ro là tổng hợp những ng u nhiên có thể đo lường được bằng xác suất”.

Nhƣ vậy, các định nghĩa tuy có khác nhau nhƣng đều thống nhất ở một nội dung coi rủi ro là sự bất trắc không mong đợi, gây ra thiệt hại và có thể đo lường được, vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang đến những tổn thất mất mát cho con người nhưng cũng có thể mang lại những lợi ích, những cơ hội. Nếu tích cực nghiên cứu rủi ro, người ta có thể tìm ra những biện pháp phòng ngừa, hạn chế những rủi ro tiêu cực, đón nhận những cơ hội mang lại kết quả tốt đẹp cho tương lai.

Trên cơ sở đó có thể định nghĩa rủi ro là những biến cố không mong đợi khi xảy ra dẫn đến tổn thất về tài sản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hoàn thành đƣợc một nghiệp vụ tài chính nhất định.

Trong nền kinh tế thị trường, bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân, doanh nghiệp nào cũng đều tiềm ẩn các rủi ro có thể xảy ra. Tương ứng với từng hoạt động của cá nhân, doanh nghiệp, từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh của cá nhân, doanh nghiệp mà rủi ro có thể đƣợc định nghĩa khác nhau. Nhƣng nói chung, rủi ro có thể đƣợc hiểu là những yếu tố tiềm ẩn, mà khi phát sinh sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả của hoạt động kinh tế hoặc là khả năng làm thất thoát, thiệt hại vật chất, tinh thần trong cuộc sống.

Trong lĩnh vực cho vay của ngân hàng thương mại thì “rủi ro là khả năng không thu hồi được vốn cho vay và lãi phát sinh, là những tình huống phát sinh trong quá trình sử dụng vốn vay làm cho người vay hoặc những tình huống người vay không thực hiện thanh toán nợ gốc hoặc/và lãi đúng hạn.”

(Nguyễn Văn Tiến, 2002)

Ngân hàng là một trong những lĩnh vực đối mặt với nhiều rủi ro nhất, một ngân hàng kinh doanh bị lỗ liên tục hoặc thường xuyên không đủ khả

năng thanh khoản có thể dẫn đến một cuộc rút tiền quy mô lớn và con đường phá sản là tất yếu. Một số rủi ro cơ bản trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng: Rủi ro tín dụng; Rủi ro tỷ giá hối đoái; Rủi ro lãi suất; Rủi ro thanh khoản; Rủi ro tác nghiệp; các loại rủi ro có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại với nhau và đều có thể gây tổn thất lớn cho hệ thống ngân hàng thương mại.

Cho vay là hoạt động cơ bản của một ngân hàng thương mại nói chung và chi nhánh ngân hàng thương mại nói riêng, nó thường chiếm phần lớn trong các hoạt động kinh doanh cả về khối lƣợng công việc cũng nhƣ mức độ tạo thuận lợi. Tỷ lệ thuận với nó là mức độ rủi ro của nghiệp vụ này cũng chiếm phần lớn trong tổng mức rủi ro của hoạt động ngân hàng.

Các rủi ro tín dụng xảy ra xuất phát từ nhiều lý do có cả từ bản thân ngân hàng thương mại và cả khách hàng cũng như là từ môi trường kinh doanh, nền kinh tế…

Từ phía ngân hàng là rất quan trọng. Nó mang tính chủ động vì ngân hàng là chủ thể của các hoạt động tín dụng. Theo đánh giá của quỹ tiền tệ quốc tế IMF thì 50% ngân hàng phá sản trên thế giới là do năng lực quản lý yếu kém. Cụ thể nhƣ sau:

- Ngân hàng thiếu một chính sách cho vay rõ ràng, chính sách cho vay không phù hợp với thực trạng nền kinh tế. Thực tế chứng minh sự hoạt động của một Ngân hàng dựa trên cơ sở chính sách thống nhất hiệu quả nhiều hơn là dựa trên cơ sở kinh nghiệm và trao quyền quyết định cho Giám đốc.

Chính sách cho vay ở đây phải đƣợc hiểu theo nghĩa đầy đủ, bao gồm: định hướng chung cho việc cho vay, chế độ tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, các quy định về bảo đảm tiền vay, về loại khách hàng mà Ngân hàng cho vay quan tâm, ngành nghề đƣợc ƣu tiên, quy trình xét duyệt cho vay cụ thể…Chính sách cho vay của một Ngân hàng là kim chỉ nam cho hoạt động

kinh doanh của Ngân hàng đó.

- Ngân hàng chƣa chú trọng vào mục tiêu của khoản vay, tính toán sai hiệu quả đầu tƣ của dự án xin vay dẫn đến các quyết định sai lầm trong cho vay.

- Ngân hàng đánh giá chưa đúng mức về khoản vay, về người đi vay hoặc do chủ quan tin tưởng khách hàng của mình mà coi nhẹ khâu kiểm tra về tình hình tài chính, phi tài chính, khả năng thanh toán hiện tại và tương lai, nguồn trả nợ.…

- Cán bộ tín dụng không am hiểu về ngành kinh doanh mà mình đang tài trợ, ngân hàng không có đủ các số liệu thống kê, các chỉ tiêu để phân tích, so sánh đánh giá vai trò của vị trí của doanh nghiệp trong ngành, khả năng thị trường hiện tại và tương lai, chu kỳ, vòng đời sản phẩm… d n đến việc xác định sai hiệu quả của dự án xin vay, không bao quát đƣợc hết các điểm yếu về mặt pháp lý hoặc sai sót do khách quan, chủ quan của doanh nghiệp trong hồ sơ, chứng từ xin vay, hoặc đôi khi cán bộ tín dụng có vấn đề về đạo đức.

- Thiếu thông tin tín dụng, hoặc thông tin không chính xác, kịp thời, chƣa có danh sách “ Phân loại cá nhân kinh doanh”, chƣa có sự phân tích đánh giá cá nhân kinh doanh một cách khách quan, đúng đắn.

- Ngân hàng thiếu một cơ chế theo dõi, quản lý rủi ro, thiếu hạn mức tín dụng tối đa cho từng khách hàng thuộc các ngành nghề, sản phẩm địa phương khác nhau để phân tán rủi ro, chưa đủ các tiêu thức đo lường rủi ro, độ rủi ro tín dụng tối đa cho phép chấp nhận đối với từng khách hàng thuộc các ngành khác nhau.

Từ phía khách hàng: bao gồm cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.

- Đối với khách hàng là cá nhân: Nguồn trả nợ chủ yếu là từ thu nhập của cá nhân. Các khách hàng là cá nhân thường có những rủi ro vì

nguyên nhân sau:

+ Có thu nhập không ổn định.

+ Rủi ro đạo đức nhƣ: sử dụng vốn sai mục đích, không muốn hoàn trả nợ vay. Đặc biệt là dùng khoản vay ngân hàng để cho vay với lãi suất cao hơn.

+ Do công việc bị thay đổi hoặc bị mất việc làm.

+ Không có nơi cứ trú ổn định.

- Đối với khách hàng là doanh nghiệp, nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng bao gồm:

+ Về phía thị trường của doanh nghiệp: Thị trường cung cấp đầu vào bị thu hẹp, giá cả nguyên vật liệu tăng cao, chi phí sản xuất tăng lên, sản phẩm giảm sức cạnh tranh. Sản phẩm kém phẩm chất, không phù hợp với thị trường, khó tiêu thụ. Nguyên nhân khác như: cạnh tranh, thị hiếu thay đổi, thị trường bị thu hẹp. Tất cả các nguyên nhân trên, làm doanh thu của doanh nghiệp giảm sút.

+ Khách hàng sử dụng sai mục đích, do đó mất vốn hoặc hiệu quả đầu tư thấp không trả đươc nợ d n đến nợ quá hạn.

+ Trình độ của cán bộ quản lý thiếu năng lực và thiếu trình độ chuyên môn trong kinh doanh hay không có kinh nghiệm làm cho việc tổ chức và việc điều hành yếu kém, hiệu quả sử dụng vốn giảm, khả năng trả nợ giảm.

+ Do sự thay đổi nhân sự hoặc thay đổi sở hữu doanh nghiệp: khi có sự thay đổi về đội ngũ chủ chốt trong doanh nghiệp làm cho bộ máy doanh nghiệp trở nên kém đồng bộ, hiệu quả sản xuất không cao, giảm số lƣợng sản phẩm sản xuất ra hoặc chất lƣợng sản phẩm giảm. Lúc đó doanh nghiệp sẽ không thu đƣợc lợi nhuận sự kiến hoặc bị thua lỗ.

+ Do tình trạng tham nhũng diễn ra trong nội bộ doanh nghiệp.

Từ nguyên nhân khách quan khác

Rủi ro do các nguyên nhân bất khả kháng thuộc về thiên nhiên nhƣ:

thiên tai dịch họa, lũ lụt hạn hán, chiến tranh.… gây ra các biến động xấu ngoài dự kiến trong mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng, làm gia tăng khối lƣợng các khoản nợ quá hạn.

Rủi ro do môi trường kinh tế không ổn định: Bao gồm các yếu tố: các giai đoạn của chu kỳ kinh tế (phát triển, hƣng thịnh hay suy thoái), sự thay đổi cơ chế chính sách kinh tế, lãi suất, tỷ giá, CPI.… Trong thời kỳ nền kinh tế phát triển mạnh, hoạt động kinh doanh thuận lợi vì thế dẫn đến việc rủi ro vỡ nợ và rủi ro không trả đƣợc nợ thấp hơn do đó hoạt động tín dụng là tương đối an toàn. Trong điều kiện nền kinh tế suy thoái, sản xuất bị đình trệ và ứ đọng vốn dẫn đến khả năng tài chính của khách hàng gặp nhiều khó khăn, khả năng trả nợ của khách hàng kém sẽ dẫn đến các khoản tín dụng gặp rủi ro gia tăng. Trong điều kiện nền kinh tế phát triển quá nóng, Ngân hàng nhà nước sẽ áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất thị trường tăng, doanh nghiệp sẽ phải đi vay với lãi suất cao hơn dẫn đến chi phí tài chính tăng. Trong khi đó thì doanh thu của doanh nghiệp giảm một cách rõ rệt, vì vậy rủi ro tín dụng sẽ gia tăng.

Môi trường chính trị, pháp luật: Khi một quốc gia có nền chính trị không ổn định, luôn xảy ra các cuộc chiến tranh, bạo loạn, đình công, tranh chấp giữa các đảng phái.… thì việc kinh doanh trong giai đoạn đầu tƣ của các doanh nghiệp, cá nhân chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn và cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các ngân hàng trong hoạt động tín dụng. Ngoài ra, trong những trường hợp có sự thay đổi về chính trị, điều chỉnh chính sách, chế độ, luật pháp của Nhà nước hoặc thay đổi địa giới hành chính của các địa phương, sự sát nhập hay tách ra của các cơ quan, bộ ngành trong nền kinh tế. Những sự thay đổi và điều chỉnh đó là tất yếu trong quá trình phát triển của một đất nước. Nhưng nó là nguyên nhân gây rủi ro trong

kinh doanh tín dụng của Ngân hàng, vì liên quan đến các đối tƣợng vay bị thay đổi.

Môi trường quốc tế: Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, tín dụng trong nước có mối quan hệ chặt chẽ với tín dụng nước ngoài, vì các dòng vốn luôn vận hành theo quy luật thị trường. Khi cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra làm cho mối quan hệ thương mại quốc tế giữa Việt Nam và các nước bị thay đổi, cắt đứt hoặc tạm ngƣng trệ, làm giảm sút sức mua hàng hóa, dẫn đến việc hàng hóa tiêu thụ sẽ bị ứ đọng và ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn Ngân hàng. Tất yếu ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng.

Ngoài ra, rủi ro tất yếu của quá trình tự do hóa tài chính, hội nhập quốc tế:quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho việc bất cân xứng gia tăng, nợ xấu gia tăng khi tạo ra môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến cho các doanh nghiệp, những khách hàng thường xuyên của Ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường. Bên cạnh đó, bản thân sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong nước với hệ thống quản lý yếu kém gặp phải nguy cơ rủi ro nợ xấu tăng lên bởi hầu hết các khách hàng có tiềm lực tài chính lớn sẽ bị các ngân hàng nước ngoài thu hút.

Một phần của tài liệu Hoạch định ngân sách tại công ty cổ phần công trình việt nguyên (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)