Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho

Một phần của tài liệu Hoạch định ngân sách tại công ty cổ phần công trình việt nguyên (Trang 44 - 51)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG

1.2. RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.3.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho

Để kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại đạt hiệu quả cao thì ngân hàng thực hiện các biện pháp phòng ngừa và xử lý, tuy nhiên các biện pháp này cũng chịu nhiều sự tác động bởi các yếu tố nhƣ:

a. Nhân tố thuộc về khách hàng và môi trường

* Môi trường kinh tế vĩ mô:

Các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước như: chính sách tài chính, thuế, chính sách tiền tệ, xuất nhập khẩu có tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản

xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế, nó có thể khuyến khích phát triển hay kìm hãm sự phát triển của các thành phần kinh tế.

Bên cạnh đó, những diễn biến khác về môi trường kinh tế vĩ mô, như:

diễn biến lạm phát, tiền tệ, thị trường, lãi suất, tỷ giá,... lại ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động ngân hàng.

Trong giai đoạn kinh tế tăng trưởng ổn định thì hoạt động kinh doanh của cá nhân thuận lợi hơn, lợi nhuận thu được tương đối cao, khả năng hoàn trả vốn vay chắc chắn. Ngƣợc lại khi nền kinh tế giảm sút, mất ổn định, có chiều hướng đi xuống, sức mua giảm sút, người đi vay tiêu thụ sản phẩm và thu hồi vốn khó khăn, khả năng trả nợ vay giảm. Do đó quá trình kiểm soát rủi ro tín dụng đối với hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh cũng chịu tác động mạnh mẽ từ các tác động môi trường kinh tế vĩ mô.

* Môi trường chính trị:

Một nền chính trị ổn định là điều kiện cho các cá nhân phát triển, yên tâm đầu tƣ sản xuất, tập trung vốn cho mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngược lại nếu môi trường chính trị không ổn định, xảy ra các cuộc xung đột, chiến tranh... làm cho sản xuất đình trệ, quy mô sản xuất kinh doanh bị thu hẹp khả năng trả nợ ngân hàng khó khăn. Cho nên công tác kiểm soát rủi ro tín dụng đối với hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh của các ngân hàng cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những biến động môi trường chính trị.

* Môi trường pháp lý

Trong kinh doanh các yếu tố pháp lý có tác động đến hoạt động kinh doanh bao gồm hệ thống pháp luật, hệ thống các biện pháp bảo đảm cho pháp luật đƣợc thực thi và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh và ngành liên quan.

Các yếu tố trên đan xen và tác động đến hoạt động kinh doanh một

cách tổng hợp chứ không riêng rẽ, hay chúng mang tính đồng bộ cao. Nếu môi trường pháp lý đồng bộ, hệ thống pháp luật chặt chẽ có hiệu lực sẽ làm lành mạnh hóa các quan hệ kinh tế, đảm bảo các hoạt động kinh doanh cho các chủ thể trong môi trường đó, các chủ thể sẽ yên tâm kinh doanh, mở rộng đầu tƣ phát triển sản xuất. Đây là cơ sở thúc đẩy hoạt động tín dụng phát triển. Để đảm bảo hạn chế rủi ro tín dụng thì các ngân hàng đẩy mạnh công tác kiểm soát rủi ro tín dụng.

* Chính sách tài chính, tiền tệ và quản trị tín dụng của Nhà nước

Công tác kiểm soát rủi ro tín dụng của NHTM chịu ảnh hưởng các chính sách tài chinh – tiền tệ của nhà nước Ví như khi nhà nước có chính sách khuyến khích phát triển một ngành, một lĩnh vực, khu vực kinh tế nào đó, nhà nước sẽ sử dụng các công cụ về tiền tệ - tín dụng như giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các NHTM đối với nguồn vốn huy động để đầu tƣ cho khu vực kinh tế đó, cho các NHTM vay vốn phát triển tín dụng với lãi suất thấp… Đặc biệt, nhà nước tạo hành lang pháp lý thuận lợi để bảo vệ cho hoạt động tín dụng của NHTM đối với khu vực đƣợc khuyến khích phát triển. Do vậy, khả năng sinh lợi của NHTM có thể cao hơn khi hướng đầu tư vốn tín dụng vào khu vực này hoặc cũng có thể gặp rủi ro khi các định hướng tính khả thi thấp.

b. Nhân tố thuộc về phòng giao dịch

* Chính sách cho vay cá nhân kinh doanh

Chính sách cho vay cá nhân kinh doanh có tác động rất lớn đến chất lượng tín dụng, nó định hướng về cơ cấu tín dụng, lĩnh vực đầu tư tín dụng, lãi suất, cơ chế nghiệp vụ đối với cán bộ tín dụng, quyền lợi và trách nhiệm của cán bộ tín dụng, quy trình nghiệp vụ tín dụng.

Nếu ngân hàng xác định chính sách tín dụng mở rộng, tăng trưởng theo lợi nhuận trước mắt thì sẽ ít quan tâm đến cơ cấu tín dụng, chất lượng

tín dụng, thường áp dụng lãi suất cho vay có thể thấp để tăng khả năng cạnh tranh, việc lựa chọn khách hàng vay không chặt chẽ, cho vay tràn lan và cho vay không có cơ sở đảm bảo, cán bộ tín dụng không đƣợc coi trọng,... Với chính sách nhƣ vậy rất dễ gây rủi ro về sau này đối với hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh và cơ cấu nguồn vốn huy động.

* Quy mô kinh doanh

Quy mô kinh doanh của ngân hàng là điều kiện tiên quyết để quyết định sự phát triển tín dụng. Nếu trong kế hoạch phát triển của mình các ngân hàng không quan tâm phát triển lĩnh vực này thì các cá nhân kinh doanh có nhu cầu vay vốn cũng sẽ không có nhiều lựa chọn có thể thỏa mãn nhu cầu. Ngƣợc lại, nếu ngân hàng muốn phát triển tín dụng cho nhóm khách hàng này thì họ sẽ đƣa ra những chiến lƣợc cụ thể để thu hút những khách hàng có nhu cầu đến với mình. Khi cung cầu có điều kiện thuận lợi để gặp nhau, cũng có nghĩa là NHTM sẽ có nhiều cơ hội để phát triển về quy mô tín dụng. Phát triển về quy mô thì đồng nghĩa rủi ro tín dụng tăng lên làm ảnh hưởng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay.

* Năng lực quản trị điều hành

Năng lực quản trị điều hành liên quan đến khả năng vận hành, quản lý mọi hoạt động ngân hàng. Nó ảnh hưởng mọi hoạt động của lĩnh vực ngân hàng ngay cả trong công tác kiểm soát rủi ro tín dụng. Ngân hàng có năng lực quản lý điều hành tốt thì mọi hoạt động sẽ luôn đƣợc quản lý chặt chẽ, công tác thẩm định hiệu quả, chất lƣợng tín dụng nâng cao, góp phần thực hiện hiệu quả công tác kiểm soát rủi ro tín dụng đối với cho vay.

* Đội ngũ cán bộ tín dụng

Cán bộ, nhân viên thực hiện công tác cho vay phải nắm vững cơ chế, qui định, qui trình nghiệp vụ; có khả năng thẩm định độc lập, thu thập, phân tích, tổng hợp và xử lý thông tin liên quan đến khách hàng, ngành

hàng hoạt động của khách hàng nhằm phục vụ công tác thẩm định; hiểu biết sâu về báo cáo tài chính, các nghiệp vụ ngân hàng và các văn bản pháp quy nhằm phục vụ công tác thẩm định và đề xuất tín dụng. Nên khi cán bộ tín dụng thiếu trình độ chuyên môn, hiểu biết về các kiến thức kinh doanh ngân hàng, hoạt động kinh doanh của khách hàng, kiến thức pháp luật, trình độ thẩm định khách hàng, dự án còn hạn chế và thực hiện nghiệp vụ không có đạo đức nghề nghiệp, đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích ngân hàng do vậy dễ dẫn đến rủi ro tín dụng xảy ra và ảnh hưởng trực tiếp đến công tác kiểm soát rủi ro tín dụng của ngân hàng.

*Hệ thống thông tin

Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng là quan hệ kinh tế, vì vậy phát sinh nhu cầu trao đổi và thu thập thông tin giữa các bên. Tuy nhiên trong thực tế do nhiều nguyên nhân khác nhau xảy ra tình trạng thông tin không cân xứng. Ngân hàng thường không có đầy đủ thông tin về khách hàng nhƣ: quan hệ bạn hàng, kế hoạch sản xuất kinh doanh, quan hệ thanh toán, tình hình tài chính, tiêu thụ sản phẩm...

Khách hàng không có đầy đủ thông tin về ngân hàng: quy mô, các dịch vụ đáp ứng, phương thức tài trợ phù hợp, giá cả thực tế...

Việc thiếu thông tin trong các giao dịch này sẽ đƣa đến sự lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức. Do hệ thống thông tin không cân xứng nên thay vì lựa chọn những khách hàng có khả năng trả nợ, ngân hàng lại cho vay những khách hàng có khả năng trả nợ cho ngân hàng thấp, gây rủi ro cho ngân hàng. Còn đối với rủi ro đạo đức, người vay sau khi nhận được khoản tiền vay thực hiện những hoạt động trái với cam kết đƣa đến khó có thể hoàn trả vốn vay, gây rủi ro cho ngân hàng và tác động đến công tác kiểm soát rủi ro tín dụng

* Công nghệ

Cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ bao gồm: hệ thống máy móc thiết bị, chương trình phần mềm hiện đại và phù hợp phục vụ cho quá trình cho vay, thẩm định dự án, thu thập và xử lý thông tin,... nếu cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu quá trình thu thập thông tin không cập nhật, chính xác,... việc thẩm định quyết định cho vay không hiệu quả, rủi ro tín dụng dễ xảy ra và ảnh hưởng trực tiếp đến công tác kiểm soát rủi ro tín dụng nói chung và trong cho vay cá nhân kinh doanh nói riêng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, tác giả đã tập trung nghiên cứu hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh của ngân hàng thương mại với các nội dung chính là né tránh rủi ro, ngăn ngừa rủi ro, giảm thiểu rủi ro, chuyển giao rủi ro và đa dạng hóa rủi ro. Hiệu quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các yếu tố từ chính nội bộ chi nhánh nhƣ năng lực, trình độ của cán bộ tín dụng; công nghệ ngân hàng mà Phòng đang áp dụng; hệ thống thông tin của Phòng giao dịch.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Hoạch định ngân sách tại công ty cổ phần công trình việt nguyên (Trang 44 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)