CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 16 1.1. HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
1.3.1. Các nhân tố đến từ ngân hàng
Đây là mức độ rủi ro mà từng ngân hàng sẵn sàng chấp nhận để đạt đƣợc mục tiêu kinh doanh và đảm bảo an toàn tín dụng. Nên tùy theo từng ngân hàng khác nhau mà có khẩu vị rủi ro khác nhau.
- Về chính sách tín dụng, chính sách huy động vốn từng ngân hàng Chính sách tín dụng bao gồm các yếu tố giới hạn tín dụng cho vay đối với một khách hàng, một nhóm khách hàng, kỳ hạn các khoản vay, lãi suất cho vay,…tất cả các yếu tố trên có tác động mạnh mẽ đến việc mở rộng cho vay của từng ngân hàng. Nếu nhƣ tất cả các yếu tố thuộc chính sách tín dụng đúng đắn, phù hợp với sự biến động của thị trường, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng về vốn thì Ngân hàng đó sẽ thành công trong việc tăng cường hoạt động cho vay, đảm bảo đƣợc chất lƣợng tín dụng. Ngƣợc lại thì sẽ dẫn đến khó khăn trong việc tăng cường hoạt động cho vay của Ngân hàng.
Bên cạnh đó, lãi suất là một yếu tố rất quan trọng tác động đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Vì vậy, bất cứ một sự thay đổi nào về lãi suất cũng làm ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Lãi suất tăng cao để thu hút tiền về, kiềm chế tăng trưởng nóng tín dụng là rất cần thiết. Song
cũng chính từ cuộc đua lãi suất của các NHTM đã tác động tiêu cực đối với thị trường tài chính, nền kinh tế và môi trường kinh doanh của các Ngân hàng.
Đối với các NHTM: chi phí huy động vốn cao, làm giảm khả năng sinh lời, khiến Ngân hàng phải tăng cường nới rộng tín dụng, làm tăng khả năng rủi ro trong hoạt động. Đối với nền kinh tế: Lãi suất huy động và cho vay ở mức cao đã làm giảm đầu tƣ tƣ nhân, làm tăng chi phí vay mƣợn, giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế. Nhƣ vậy việc tăng hay giảm lãi suất không phải là quyết định một sớm một chiều mà phải phù hợp với sự biến động của nền kinh tế.
- Về quy trình tín dụng
Đây là những trình tự, những giai đoạn, những bước, công việc cần phải thực hiện theo một thủ tục nhất định trong việc cho vay, thu nợ, bắt đầu từ việc xét đơn xin vay của khách hàng đến khi thu nợ nhằm đảm bảo an toàn vốn tín dụng. Chất lƣợng tín dụng tùy thuộc vào việc lập ra một quy trình tín dụng đảm bảo tính logic khoa học và việc thực hiện tốt các bước trong quy trình tín dụng cũng như sự phối hợp chặt chẽ nhịp nhàng giữa các bước. Quy trình tín dụng gồm 3 giai đoạn chính:
Xét đề nghị vay vốn của khách hàng và thực hiện cho vay: Trong giai đoạn này chất lƣợng tín dụng phụ thuộc nhiều vào công tác thẩm định khách hàng và chấp hành các quy định về điều kiện, thủ tục cho vay của ngân hàng.
Kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay và theo dõi rủi ro: Việc thiết lập hệ thống kiểm tra hữu hiệu, áp dụng có hiệu quả các hình thức, biện pháp kiểm tra sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng tín dụng.
Thu nợ và thanh lý: Sự linh hoạt của ngân hàng trong khâu thu nợ sẽ giúp ngân hàng giảm thiểu đƣợc những rủi ro, hạn chế những khoản nợ quá hạn, bảo toàn vốn, nâng cao chất lƣợng tín dụng.
- Về chất lƣợng nhân sự, công tác tổ chức của từng ngân hàng
Con người là nòng cốt của bất kỳ hoạt động kinh doanh nào. Việc đầu tƣ đội ngũ cán bộ giỏi nghiệp vụ sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay nhờ có đội ngũ nhân viên chuyên trách giỏi có thể đứa ra những nhận định chính xác và kịp thời. Việc nâng cao chất lƣợng cán bộ tín dụng là nâng cao cả hai yếu tố đức và tài nhằm tạo ra nguồn nhân lực hoàn thiện nhất.
Bên cạnh đó, một ngân hàng với cơ cấu tổ chức tốt, có sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động với nhau trong các khâu huy động vốn hay cho vay thì sẽ giúp cho hoạt động tín dụng của ngân hàng đạt hiệu quả cao, ngƣợc lại một cơ cấu tổ chức kém, nhiều thiếu sót thì cũng sẽ kéo theo hoạt động không tốt của đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng và điều này dễ dẫn đến vấn đề hoạt động của ngân hàng kém hiệu quả.
- Về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, công nghệ
Cơ sở vật chất và trang thiết bị cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động cho vay ngắn hạn khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng. Nếu cơ sở vật chất và trang thiết bị cũ kỹ, lạc hậu thì các nghiệp vụ của ngân hàng sẽ bị xử lý chậm chạp, làm hạn chế khả năng thu hút khách hàng của ngân hàng.
Ngƣợc lại nếu cơ sở vật chất và trang thiết bị đƣợc trang bị đầy đủ, hệ thống công nghệ thông tin hiện đại sẽ đáp ứng đƣợc nhu cầu cấp thiết của khách hàng thì Ngân hàng sẽ tăng cường được khả năng cạnh tranh và góp phần giúp ngân hàng thực hiện tốt mục tiêu tăng trưởng tín dụng đã đề ra
- Về thông tin tín dụng
Thông tin có thể đƣợc coi là cơ sở của mọi hoạt động cho vay của ngân hàng. Không chỉ riêng ngân hàng, thậm chí là đối với bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động trong lĩnh vực nào đi nữa thì thông tin cũng có vai trò hết sức quan trọng. Nó không chỉ hỗ trợ hoạt động kinh doanh mà nó còn có tác dụng định hướng hoạt động của doanh nghiệp.
Đối với hoạt động cho vay ngắn hạn mà đối tƣợng khách hàng là các
doanh nghiệp thì thông tin là cơ sở để đƣa ra quyết định cho vay hay không và là cơ sở dẫn đến các điều chỉnh trong quá trình cho vay vì nó là yếu tố quan trọng nhất của quá trình thẩm định cho vay của ngân hàng. Đối tƣợng khách hàng doanh nghiệp là đối tƣợng hoạt động phức tạp, có quy mô lớn và chi phối lớn tới một hoặc nhiều ngành kinh tế. Việc hoàn thiện hệ thống thông tin sẽ hỗ trợ cho ngân hàng có những đánh giá chuẩn xác nhất hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh.
Hệ thống thông tin phải đảm bảo yêu cầu chính xác, nhanh chóng, đồng bộ vì vậy muốn nâng cao chất lƣợng thông tin phải nâng cao hiệu quả của hệ thống thông tin. Ngân hàng phải đầu tƣ cho hệ thông máy móc, công nghệ vi tính hiện đại. Một nguồn thông tin hữu ích và đƣợc nhiều ngân hàng đang khai thác chính là thông tin nhờ kết nối mạng nội bộ với trung tâm thông tin ứng dụng của ngân hàng công thương Việt Nam. Việc khai thác các nguồn tin từ phía các cơ quan thông tấn, báo chí cũng hết sức quan trọng đòi hỏi phía ngân hàng phải xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các cơ quan này.
Thông tin phải đƣợc thu thập đồng bộ và phải đƣợc kiểm tra tính chân thật từ nhiều nguồn khác nhau nhƣ trực tiếp từ doanh nghiệp, hoặc từ các mối quan hệ của doanh nghiệp, hoặc từ các nguồn thông tin đại chúng khác…