CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 16 1.1. HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN KHÁCH HÀNG
2.2.1. Bối cảnh cho vay ngắn hạn khách hàng doanh nghiệp
Liên tiếp các năm 2016, 2017 và 06 tháng đầu năm 2018, trong bối cảnh, sản lƣợng cà phê bị sụt giảm, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh nhƣ cà phê, cao su, hồ tiêu…bị giảm giá mạnh và kéo dài, tình hình dịch bệnh trong nuôi trồng tiếp tục diễn ra,…, tuy nhiên kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn tiếp tục có bước phát triển ổn định, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội đƣợc giữ vững.
Trong hoạt động Ngân hàng, mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ nền kinh tế, nhưng dưới sự chỉ đạo và giám sát của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Tỉnh Đắk Lắk, toàn ngành đã kịp thời triển khai đồng bộ các cơ chế, chính sách của Chính phủ, của Ngân hàng nhà nước về tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là các quy định về lãi suất và tỷ giá để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hộ gia đình; ƣu tiên tập trung nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ…; thực hiện xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, giảm chi phí để từng bước tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; tiếp tục tập trung xử lý, thu hồi nợ xấu, nâng cao chất lƣợng tín dụng.
Trong 06 tháng đầu năm 2018, toàn tỉnh có 488 DN dân doanh đăng ký
thành lập mới (tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước) với tổng số vốn đăng ký 2.697 tỷ đồng; ngoài ra còn có 55 chi nhánh, 23 văn phòng đại diện của DN trong và ngoài tỉnh đăng ký hoạt động. Bên cạnh đó 6 tháng đầu năm 2018 có 138 DN hoạt động trở lại; 61 DN giải thể; 253 DN tạm ngừng hoạt động; nâng số DN còn hoạt động trên địa bàn tỉnh đến thời điểm hiện tại là 7.189 DN (48 DN nhà nước, 7.134 DN dân doanh, 07 DN có vốn đầu tư nước ngoài), tăng 300 DN so với năm 2017, đạt 25,8% so với kế hoạch 2018 (KH năm 2018 số DN còn hoạt động là 8.050 DN, tăng 1.161 DN so với năm 2017).
Ngoài ra, còn có 688 DN ngoài tỉnh đăng ký hoạt động tại tỉnh theo hình thức thành lập chi nhánh, đây là những đơn vị có nhiều đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian qua, trong đó có nhiều đơn vị có quy mô lớn, nếu tính cả các đơn vị này thì đến nay tổng số DN còn hoạt động trên địa bàn tỉnh lên đến 7.877 DN.
Công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước: Trong 6 tháng đầu năm 2018, đã phê duyệt phương án sử dụng đất của 04 Công ty; phê duyệt điều chỉnh góp vốn của 01 Công ty; phê duyệt phương án xác định giá trị doanh nghiệp của 03 Công ty, phê duyệt phương án cổ phần hóa 02 công ty, phê duyệt phương án giải thể 01 công ty, 01 Công ty đã công bố thông tin chào bán cổ phần trên sàn chứng khoán. Lũy kế đến tháng 06/2018, đã thực hiện cổ phần hóa 01 DNNN, sắp xếp hình thức khác (chuyển thành Công ty TNHH 2TV) đối với 6 DN, các Công ty còn lại đang trong tiến trình hoàn thiện các thủ tục cổ phần hóa, giải thểm chuyển thành Công ty TNHH 2TV theo quy định.
Tình hình kinh tế tập thể: 6 tháng đầu năm 2018 thành lập mới 43 HTX, lũy kế đến này toàn tỉnh có 437 HTX đăng ký. Tuy nhiên còn 103 HTX tồn tại trên danh nghĩa, ngừng hoạt động trong thời gian dài nhƣng chƣa đƣợc xử lý (giải thể hoặc phá sản) nên số HTX của tỉnh còn hoạt động là 334 HTX,
03 liên hiệp HTX.
b. Bối cảnh bên trong
Năm 2017 tiếp tục ghi nhận sự phát triển quan trọng của VietinBank nói chung và VietinBank Đắk Lắk nói riêng. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng có sự tăng trưởng mạnh mẽ và bứt phá cả về quy mô và hiệu quả.
Nhờ định hướng tốt trong việc khai thác theo từng phân khúc, áp dụng triệt để các chương trình ưu đãi nên dư nợ cho vay đã luôn có sự tăng trưởng ổn định ngay từ đầu năm ở hầu hết các phân khúc khách hàng.
Đến ngày 31/12/2017, tổng dƣ nợ cho vay đạt 7.180 tỷ đồng, tăng 1.283 tỷ đồng (tương đương 21,8%) so với cùng kỳ năm trước, đạt 95,44 % kế hoạch năm, trong đó dƣ nợ khối KHDN 3.707 tỷ đồng, tăng 728,8 tỷ đồng (24,5%), dƣ nợ khối Bán Lẻ 3.472 tỷ đồng, tăng 554 tỷ đồng (19%).
Bên cạnh đó, VietinBank Đắk Lắk luôn đi đầu trong việc thực hiện các chính sách, chỉ đạo, định hướng của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và địa phương về giảm lãi suất, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính ngân hàng, chuyển dịch mạnh cơ cấu tín dụng phục vụ cho phát triển kinh tế, tập trung vốn cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ƣu tiên khuyến khích. Tín dụng đối với các lĩnh vực ƣu tiên khuyến khích trong năm 2017 đạt tốc độ tăng trưởng hơn 30%, cao hơn tăng trưởng tín dụng chung toàn hệ thống, chiếm khoảng 60% tổng dƣ nợ.
Lãnh đạo VietinBank Đắk Lắk xác định những trọng tâm chiến lƣợc trong giai đoạn tiếp theo là tiếp tục tăng trưởng kinh doanh có chọn lọc, hiệu quả, bền vững, chuyển dịch mạnh cơ cấu khách hàng, tiếp tục tự động hóa dịch vụ với tiện ích cao, cải thiện mạnh mẽ chất lƣợng dịch vụ, đẩy mạnh dịch vụ phi tín dụng. Bên cạnh đó, nhà băng sẽ chú trọng dịch vụ thanh toán ứng dụng nền tảng công nghệ hiện đại; nâng cao năng lực tài chính, tăng cường
hiệu quả hoạt động ngân hàng và công ty con, công ty liên kết; cải thiện năng suất lao động, quản trị hiệu quả chi phí.