CHƯƠNG 3. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO
3.3. KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIETINBANK VIỆT NAM, NHNN
3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà Nước
- Điều hành chính sách tiền tệ chủ động linh hoạt, chặt chẽ, duy trì mặt bằng lãi suất thị trường ở mức hợp lý, đồng thời bảo đảm Mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp.
- Tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn tín dụng nhƣ sau:
+ Rà soát, đổi mới quy trình cho vay theo hướng đơn giản hóa thủ tục vay vốn, giảm bớt phiền hà cho khách hàng, bảo đảm an toàn vốn vay và phù hợp với quy định của pháp luật; nâng cao năng lực thẩm định để rút ngắn thời gian giải quyết cho vay, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng.
+ Nghiên cứu, xây dựng các chương trình vay vốn với lãi suất hợp lý, khuyến khích đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng để tăng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp.
- Chỉ đạo Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước các tỉnh, thành phố tiếp tục triển khai có hiệu quả chương trình kết nối doanh nghiệp - ngân hàng và chương trình bình ổn giá trên địa bàn nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Thông qua nội dung chương 3, tác giả một lần nữa tổng kết lại kết quả thực hiện đối với hoạt động cho vay ngắn hạn khách hàng doanh nghiệp, nêu lên định hướng phát triển đối tượng khách hàng này tại VietinBank Đắk Lắk, từ đó tác giả cũng đƣa ra một số khuyến nghị để hoàn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đắk Lắk cũng nhƣ một số kiến nghị đối với các bộ, ngành địa phương, Ngân hàng Nhà nước cũng như NH Công Thương Việt Nam nhằm tạo điều kiện cho VietinBank ĐắkLăk có thể hoàn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Trước bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, sự cạnh tranh khốc liệt, vấn đề quản lý, cơ sở vật chất, nguồn lực, kinh nghiệm quản lý, khả năng tiếp cận nguồn vốn khó khăn là hàng loạt những thách thức mà doanh nghiệp đang gặp phải thời điểm hiện nay. Doanh nghiệp đang cần sự tiếp sức của các Ngân hàng thương mại hơn bao giờ hết, trong đó việc tiếp cận nguồn vốn ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh là thực sự cần thiết, giúp các doanh nghiệp có thể duy trì và mở rộng hoạt động kinh doanh. Phát triển đƣợc hoạt động cho vay ngắn hạn khách hàng doanh nghiệp sẽ góp phần quan trọng vào sự phát triển hoạt động kinh doanh và cân đối cơ cấu khách hàng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đắk Lắk.
Với mục tiêu trên, tác giả đã tập trung nghiên cứu các vấn đề cơ bản về lý thuyết liên quan đến cho vay ngắn hạn doanh nghiệp, đánh giá thực trạng, đồng thời chỉ ra những kết quả đạt đƣợc, hạn chế tồn tại và nguyên nhân; từ đó đƣa ra các khuyến nghị mang tính thực tiễn nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đắk Lắk.
Quan luận văn này, tác giả hy vọng những khuyến nghị của mình sẽ đƣợc quan tâm và áp dụng tại VietinBank Đắk Lắk trong thời gian tới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
[1]. Trần Kim Chung, Tô Ngọc Phan - Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ƣơng (2018), “Vai tr động lực của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế Việt Nam”, Tạp chí Tài chính.
[2]. Nguyễn Hữu Mạnh Cường (2015), “Phân tích tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam-–
Chi nhánh Đắk Lắk”, Luận văn thạc sĩ Tài chính Ngân hàng - Trường Đại học Đà Nẵng.
[3]. Nguyễn Thị Gấm, Nguyễn Thanh Tùng, Phạm Quang Hƣng, “Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Tài chính.
[4]. Nguyễn Ngọc Hà (2016), “Phát triển doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Tài chính.
[5]. Phạm Thị Hà (2018), “Chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số quốc gia và bài học cho Việt Nam”, Tạp chí Tài chính.
[6]. Nguyễn Thị Hiền - Phó viện trưởng viện chiến lược ngân hàng (2017),
“Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận hiệu quả nguồn vốn tín dụng ngân hàng”, Tập chí Tài chính.
[7]. Lê Nghĩa Đức Hòa (2017), “Hoàn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đắk Lắk”, Luận văn thạc sĩ Tài chính Ngân hàng - Đại học Đà Nẵng.
[8]. Trần Thị Minh Hiền (2015), “Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đông Á - Chi nhánh Đà Nẵng”, Luận văn thạc sĩ, Tài chính ngân hàng - Đại học Kinh tế Đà Nẵng.
[9]. Trương Thùy Liên (2015), “Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn đối