Xây dựng nội dung chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo

Một phần của tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực tại trường đại học thể dục thể thao đà nẵng (Trang 30 - 36)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC

1.2 NỘI DUNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÁC TỔ CHỨC

1.2.4. Xây dựng nội dung chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo

1.2.4.1. Xây dựng nội dung chương trình đào tạo

Sau khi cân nhắc các vấn đề trong chiến lƣợc đào tạo, trên cơ sở xác định nhu cầu đào tạo, mục tiêu, đối tƣợng, các kiến thức, kỹ năng cần có đƣợc sau đào tạo, các đặc điểm của tổ chức, bước tiếp theo đó là xác định nội dung

chương trình đào tạo. Chương trình đào tạo là một hệ thống các môn học và bài học đƣợc dạy cho thấy những kiến thức nào, kỹ năng nào cần đƣợc dạy và học trong bao lâu. Trên cơ sở đó lựa chọn phương pháp đào tạo thích hợp.

Chương trình đào tạo phải được xây dựng thật cụ thể về: số môn học, các môn học sẽ cung cấp trong chương trình, số giờ học, tiết học của từng môn, chi phí cho mỗi môn, mỗi tiết, các phương tiện cần thiết cho chương trình như: giáo trình, tài liệu, trang thiết bị,… Nội dung đào tạo cho người lao động rất toàn diện và đa dạng cho từng đối tượng. Nó là nền tảng của chương trình đào tạo, liên quan đến các dữ liệu, khái niệm, nguyên tắc, lý thuyết và trình độ nhận thức của người học. Nội dung đào tạo phải quan tâm đến việc phát triển các khả năng, kỹ năng và sự hình thành thái độ, không nên chỉ lựa chọn nội dung dựa theo khía cạnh nhận thức của nội dung mà còn phải dựa trên thái độ của người lao động. Nội dung được chọn phải phù hợp với khả năng của người học, thời gian đào tạo, các nguồn lực sẵn có, khả năng của đội ngũ giảng viên.

Một chương trình đào tạo thường bao gồm các nội dung liên quan đến việc thực hiện mục tiêu nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tăng cường kỹ năng nghề nghiệp, hoặc thay đổi, củng cố hành vi thái độ nhƣ đã đề cập trong phần nói về mục tiêu.

Tùy thuộc vào nhu cầu đào tạo, mục tiêu và đối tƣợng đào tạo, tổ chức sẽ xây dựng hoặc lựa chọn nội dung chương trình đào tạo thích hợp cho đội ngũ cán bộ nhân viên của mình.

1.2.4.2 Lựa chọn phương pháp đào tạo a. Phương pháp đào tạo nhân viên - Đào tạo trong công việc

Là phương pháp đào tạo trực tiếp tại nơi làm việc, trong đó người học sẽ lĩnh hội đƣợc những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc thông qua

thực tế công việc và thường là dưới sự hướng dẫn của những người lao động lành nghề hơn. Ƣu điểm của đào tạo trong công việc là:

+ Thường không yêu cầu một không gian hay những trang thiết bị riêng biệt đặc thù.

+ Có ý nghĩa thiết thực vì học viên đƣợc làm việc và có thu nhập trong khi học.

+ Mang lại sự chuyển biến về kiến thức và kỹ năng thực hành gần nhƣ ngay tức thời do đó mất ít thời gian đào tạo.

+ Học viên đƣợc thực hành những gì mà tổ chức trông mong ở họ sau khi quá trình đào tạo kết thúc, sát với yêu cầu thực tế công việc của tổ chức.

+ Học viên được tiếp xúc làm quen với những đồng nghiệp tương lai, bắt chước những hành vi lao động của những đồng nghiệp

Tuy nhiên, cũng có những nhƣợc điểm sau:

+ Lý thuyết đƣợc trang bị không có hệ thống

+ Học viên có thể bắt chước những kinh nghiệm, thao tác không tiên tiến của người dạy.

Trong nhóm đào tạo trong công việc có 4 phương pháp sau:

(1) Đào tạo theo kiểu chỉ dẫn trước

Là phương pháp phổ biến dùng để dạy các kỹ năng thực hiện công việc cho hầu hết các công nhân sản xuất và một số công việc quản lý.

(2). Đào tạo theo kiểu học nghề

Theo phương pháp này, việc học bắt đầu từ lý thuyết trên lớp, sau đó học viên được đưa đến làm việc dưới sự chỉ dẫn của cán bộ nhân viên và giảng viên lành nghề trong một vài năm; cho đến khi thành thạo tất cả các kỹ năng của một nghề nào đó. Phương pháp này dùng để dạy một nghề hoàn chỉnh.

(3). Kèm cặp và chỉ bảo

Phương pháp này thường dùng cho đào tạo cán bộ quản lý nhằm trang bị cho họ những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc trước mắt và trong tương lai thông qua sự kèm cặp chỉ bảo của người quản lý giỏi hơn.

(4). Luân chuyển và thuyên chuyển công việc

Thường áp dụng cho cán bộ quản lý nhằm cung cấp cho họ những kiến thức, kinh nghiệm làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong tổ chức, từ đó giúp họ có khả năng thực hiện những công việc cao hơn trong tương lai.

Có thể chuyển:

+ Làm việc ở một bộ phận khác với chức năng và quyền hạn nhƣ cũ;

+ Nhận cương vị công tác mới ngoài chuyên môn của họ;

+ Luân chuyển trong phạm vi một nghề, chuyên môn - Đào tạo ngoài công việc

Là phương pháp đào tạo trong đó người học tách khỏi sự thực hiện công việc thực tế.

Nhóm phương pháp đào tạo ngoài công việc có các phương pháp (1) Cử đi đào tạo ở các trường chính quy.

Như: trường dạy chuyên về ngành Thể duc thể thao hoặc quản lý do các Bộ, Ngành, TW tổ chức.

Học viên sẽ được trang bị tương đối đầy đủ cả kiến thức lý thuyết lẫn kỹ năng thực hành. Tuy nhiên, phương pháp này tốn nhiều thời gian và kinh phí.

(2). Đào tạo nhờ sự trợ giúp của máy tính

Các chương trình được viết sẵn trên các đĩa mềm của máy tính, người học chỉ cần cài đặt và thực hiện theo chỉ dẫn của máy tính. Phương pháp này có thể sử dụng để đào tạo rất nhiều kỹ năng mà không cần có người dạy.

(4). Đào tạo thông qua các tình huống

Đƣa ra các tình huống giả định sát với thực tế để học viên tập giải quyết, xử lý, làm quen. Dựa trên việc sử dụng bản mô tả một tình huống ra

quyết định tại cơ quan hoặc tổ chức cụ thể. Nhà quản trị đƣợc yêu cầu nghiên cứu tình huống để nhận diện, phân tích vấn đề, đề xuất các giải pháp và chọn lựa giải pháp tốt nhất để thực hiện nó. Nếu có sự tương tác giữa nhà quản trị và người hướng dẫn thì việc học sẽ có kết quả hơn. Người hướng dẫn như là chất xúc tác giúp học viên nắm bắt đƣợc những yêu cầu công việc cũng nhƣ các thao tác thực hiện công việc. Người hướng dẫn giỏi là người có khả năng dẫn dắt, cuốn hút mọi người tham gia vào việc giải quyết vấn đề.

b)Phương pháp đào tạo các nhà quản trị - Đào tạo trên công việc

+ Đào tạo kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ

- Đào tạo Tiến sỹ, Thạc sỹ về chuyên môn nghiệp vụ của giảng viên - Đào tạo xử lý công văn, giấy tờ

Là phương pháp mô phỏng trong đó giảng viên được cấp trên giao cho một số giấy tờ, công văn, tài liệu có liên quan hay thường gặp trong hoạt động hàng ngày yêu cầu xử lý, sắp xếp lại theo thứ tự ƣu tiên từ cao tới thấp nhằm giúp cho giảng viên làm quen với cách giải quyết vấn đề có tính thủ tục một cách nhanh chóng, khoa học.

Tùy theo điều kiện thực tế của đơn vị, mục tiêu, nhu cầu đào tạo, đối tượng đào tạo và nội dung chương trình đào tạo, các tổ chức có thể lựa chọn một hoặc kết hợp các phương pháp kể trên để thực hiện kế hoạch đào tạo đội ngũ giảng viên của đơn vị mình.

- Đào tạo ngoài công việc

+ Tham gia hội nghị, hội thảo: Có thể đƣợc tổ chức ngay trong đơn vị hay ở hội nghị bên ngoài, có thể đƣợc tổ chức riêng hoặc kết hợp với các chương trình đào tạo khác. Trong các buổi thảo luận, giảng viên sẽ thảo luận theo từng chủ đề dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia chuyên ngành nổi

tiếng và qua đó họ học đƣợc những kiến thức, kinh nghiệm cần thiết để áp dụng vào công việc của họ.

+ Đào tạo từ xa: Là phương pháp mà giữa người dạy và người học không trực tiếp gặp nhau mà thông qua phương tiện nghe nhìn trung gian của Internet. Nhờ phương pháp này người học chủ động bố trí thời gian học tập phù hợp với kế hoạch cá nhân; người học ở các địa điểm xa trung tâm đào tạo vẫn có thể tham gia được những khoá học, chương trình đào tạo có chất lƣợng cao.

+ Thảo luận bài giảng: đây là phương pháp đào tạo bằng cách sử dụng các tài liệu đã được biên soạn sẵn một cách kỹ lưỡng dưới hình thức một cuốn sách giáo khoa hoặc một cuốn băng. Nội dung soạn thảo của tài liệu phải thỏa mãn các yêu cầu sau đây:

Phải đƣa ra đƣợc các dữ kiện, các câu hỏi, các nội dung vấn đề mà học viên cần nắm bắt.

Phải cho phép học viên tự kiểm tra nhận thức của mình qua học tập bằng cách tự trả lời các câu hỏi có sẵn.

Phải đảm bảo thông tin phản hồi lại đƣợc cho học viên về kết quả của các câu trả lời mà họ đã trả lời.

Phương pháp giảng dạy này dựa vào sự tự nghiên cứu của học viên mà không cần sự can thiệp của giảng viên. Học viên đọc một đoạn sách hoặc nghe một đoạn băng sau đó họ phải trả lời ngay các câu hỏi đã có sẵn. Khi trả lời xong thì học viên đã có thể biết đƣợc tính chính xác trong các câu trả lời của mình bằng việc kiểm tra đối chiếu với đáp án có sẵn ngay trong sách hoặc trong đoạn băng tiếp theo. Nếu các câu trả lời là đúng thì học viên sẽ tiếp tục đi vào nghiên cứu phần tiếp theo, nếu câu trả lời là sai, khi đó học viên phải quay lại để nghiên cứu lại phần vừa học.

Một phần của tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực tại trường đại học thể dục thể thao đà nẵng (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)