CƠ SỞ TIỀN ĐỀ CHO CÁC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực tại trường đại học thể dục thể thao đà nẵng (Trang 82 - 88)

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO ĐÀ NẴNG

3.1. CƠ SỞ TIỀN ĐỀ CHO CÁC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

3.1.1. Một số dự báo về xu hướng phát triển giáo dục Đại học trong tương lai

Giáo dục đại học trên thế giới đang đứng trước vô số thách thức trong việc biến đổi chính mình nhằm đáp ứng với những thay đổi to lớn của môi trường xã hội và kinh tế. Một số xu hướng phát triển đang hiện rõ trên thế giới và sẽ ngày càng mạnh trong tương lai là:

- Giáo dục đại học sẽ nhằm vào trọng tâm là tạo ra năng lực. Bằng cấp không còn là yếu tố quyết định đối với người học lẫn người sử dụng lao động.

Thay vào đó, những người có nền tảng giáo dục khai phóng tốt, tức là có kiến thức rộng đồng thời hiểu biết sâu về một chuyên ngành, tƣ duy sâu sắc, có khả năng giải quyết vấn đề và phối hợp được với người khác, sẽ là mẫu người đƣợc tìm kiếm và đánh giá cao1. Những kiến thức và kỹ năng thực sự cần cho công việc sẽ được tiếp thu bằng con đường không chính quy ngày càng nhiều.

Chính xu hướng phát triển này của giáo dục đại học buộc các cơ sở giáo dục đại học phải không ngừng đổi mới cải cách phương thức đào tạo và tăng cường năng lực của đổi ngũ giảng viên cho phù hợp với yêu cầu mới.

- Các trường đại học ngày càng phải tự chủ, do nguồn tài chính công suy giảm và do áp lực của đại chúng hóa giáo dục đại học. Các trường đang chịu áp lực trước những đòi hỏi ngắn hạn của nền kinh tế, của nhà nước, của người học, đang xa dần những trọng tâm dài hạn vốn là ý nghĩa thực sự của đại học và khiến trường đại học trở thành tài sản vô giá của quốc gia. Trường đại học

1Nguồn: Phạm Thị Ly (2014), “Xu hướng giáo dục đại học trong tương lai”. http://nistpass.gov.vn/tin- chien-luoc-chinh-sach/731-xu-huong-giao-duc-dai-hoc-trong-tuong-lai.html

mà còn có những nghĩa vụ với quá khứ và với tương lai. Số lượng sinh viên sau hơn một thập kỷ tăng nhanh, sắp tới sẽ tăng chậm lại một cách đáng kể.

Chi phí học đại học ngày càng tăng trong lúc triển vọng việc làm không sáng sủa, lợi thế cạnh tranh không còn thuộc về những người có bằng cấp mà thuộc về những người có những kỹ năng nghề nghiệp thực sự. Xu hướng này buộc các cơ sở giáo dục đại học muốn tồn tại phải đi vào đào tạo kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên sâu nên giảng viên cũng đòi hỏi phải vừa giỏi lý thuyết nhƣng đồng thời cũng phải giỏi về thực tế.

- Sự xuất hiện các công nghệ mới đã làm thay đổi nền tảng sản xuất, dịch vụ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra những yêu cầu mới về năng lực nhân sự, từ đó đòi hỏi các trường đại học phải đổi mới cho phù hợp.

Theo ông Trần Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD&ĐT) cho rằng: “sự thay đổi “chóng mặt” của cuộc CMCN 4.0 đòi hỏi giáo dục phải đem đến cho người học những kỹ năng và kiến thức cơ bản lẫn tư duy sáng tạo, khả năng thích nghi với các thách thức và yêu cầu của công việc luôn thay đổi nhằm tránh nguy cơ bị đào thải”2. Chính vì vậy, các trường ĐH triển khai đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo để hướng tới một nền giáo dục hiện đại, hội nhập quốc tế theo hướng đổi mới phương pháp dạy học, thi và đánh giá; phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý; xây dựng thương hiệu riêng của từng trường để thu hút người học và điều quan trọng nhất là đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng cao về nhân lực của xã hội.

- Giảng viên đại học vừa là nhà giáo, vừa là nhà khoa học và là người cung cấp dịch vụ3. Cấu trúc chức năng này có thể thay đổi theo các nhu cầu xã hội và yêu cầu cụ thể của từng trường. Nhưng dù trong cấu trúc nào, cả ba

2 Nguồn: Nguyễn Thanh Thủy (2017), “Giáo dục 4.0: Xu hướng tất yếu của giáo dục đại học tương lai”.

http://baochinhphu.vn/Giao-duc/Giao-duc-40-Xu-huong-tat-yeu-cua-giao-duc-dai-hoc-tuong-ai/312069.vgp.

3 Nguồn: Vũ Thế Dũng (2014), “Giảng viên vừa là nhà giáo vừa là nhà khoa học và là nhà cung ứng dịch vụ”. https://tuoitre.vn/giang-vien-nha-giaonha-khoa-hocnha-cung-ung-dich-vu-57560.htm

giữa chúng có mối liên hệ tương hỗ hết sức chặt chẽ, cái này bổ sung và làm phong phú cái kia. Thực hiện đầy đủ và toàn diện cả ba nhóm chức năng nêu trên quả là một thách thức lớn không chỉ cho từng giảng viên mà cho cả hệ thống giáo dục. Hiện nay và trong tương lai gần một yếu tố quan trọng nữa cũng cần phải đƣợc đƣa vào mô hình là yếu tố quốc tế hóa. Nghĩa là vai trò của các giảng viên đại học hay các trường đại học sẽ không còn giới hạn trong phạm vi quốc gia, mà tầm hoạt động phải hướng đến một không gian toàn cầu, phi biên giới.

3.1.2. Mục tiêu, chiến lược phát triển của Nhà trường 3.1.2.1 Mục tiêu

* Mục tiêu tổng quát

Xây dựng trường Đại học Thể dục thể thao Đà Nẵng trở thành cơ sở đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học hàng đầu trong cả nước nước và có uy tín trong khu vực về TDTT; thực hiện tốt sứ mệnh “cung cấp sản phẩm đào tạo và nghiên cứu khoa học về TDTT chất lƣợng cao cho xã hội”; xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy và quản lý có chuyên môn cao, có năng lực NCKH; đảm bảo cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại phục vụ mọi hoạt động của trường; các chương trình đào tạo phải bắt kịp trình độ giáo dục đại học trong khu vực và tiếp cận xu thế phát triển giáo dục đại học tiên tiến trên thế giới; có năng lực cạnh tranh cao và thích ứng hội nhập toàn cầu.

* Mục tiêu cụ thể .

- Xây dựng cơ sở đào tạo của Trường với quy mô lớn, hiện đại với đầy đủ hệ thống giảng đường, hệ thống nhà tập TDTT, phòng thực hành thí nghiệm, khu ký túc xá; thực hiện thí điểm và tiến tới áp dụng chính thức cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động của Trường.

- Xây dựng mới chương trình đào tạo, giáo trình, sách chuyên khảo, sách tham khảo, học liệu phục vụ cho các chương trình đào tạo của Nhà trường.

năng, nhiệm vụ nhằm đạt hiệu quả trong hoạt động, đồng thời chuẩn bị điều kiện để thành lập Viện KHCN TDTT và một số khoa, bộ môn thuộc Trường.

- Ổn định quy mô đào tạo, đổi mới cơ cấu đào tạo, duy trì đào tạo 2 cấp học (đại học và sau đại học).

- Áp dụng đào tạo thí điểm theo hệ thống tín chỉ cho khóa tuyển sinh năm 2017.

- Thực hiện kiểm định chất lƣợng đào tạo và các giải pháp cụ thể để bảo đảm chất lượng đào tạo của trường.

- Thực hiện triệt để phương pháp giảng dạy tích cực với phương châm lấy người học làm trung tâm, dạy cách học, phát huy tính chủ động của người học. Từng bước hiện đại hóa trang thiết bị giảng dạy và chuẩn hóa chương trình đào tạo.

- Tập trung nghiên cứu khoa học phục vụ hoạt động đào tạo và hoạch định chính sách tài chính: biên soạn mới, chỉnh sửa nội dung bài giảng, giáo trình, sách tham khảo... Quan tâm phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học phục vụ cho việc đổi mới nội dung, chương trình đào tạo và hoạch định chính sách tài chính.

- Mở rộng liên kết với các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học có uy tín của các nước trong và ngoài khu vực.

- Hiện đại công nghệ thông tin của Trường theo hướng phát triển hệ thống mạng thông tin, máy tính, nâng cao khả năng ứng dụng vào các hoạt động của Trường (Hệ thống các phòng thực hành, công tác quản lý, hội thảo trực tuyến...); xây dựng Thƣ viện điện tử.

3.1.2.2 Chiến lược phát triển của Nhà trường thời gian tới

- Xây dựng và phát triển Trường Đại học Thể dục thể thao Đà Nẵng theo một lộ trình khoa học phù hợp với các điều kiện thực tiễn, đảm bảo tính dân tộc và hiện tại, có tầm nhìn tương lai. Xây dựng Nhà trường phải quán

đến năm 2025, Chiến lƣợc phát triển Văn hóa nói chung và Đề án xây dựng đội ngũ tri thức ngành văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Xây dựng và phát triển Trường phải gắn với định hướng phát triển các lĩnh vực hoạt động của ngành Thể dục thể thao và các ngành liên quan, gắn với thực tế sử dụng và nhu cầu đòi hỏi đội ngũ cán bộ Thể dục thể thao khu vực miền Trung – Tây Nguyên và cả nước, nhằm đáp ứng kịp thời những đòi hỏi thực tế của các loại hình hoạt động nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ TDTT trong giai đoạn trước mắt và tương lai.

- Phát huy nội lực, là tạo thế chủ động trong đào tạo, phát huy truyền thống hiếu học, kỹ năng hoạt động hiệu quả, năng động, cần cù, ý thức tự chủ, ham hiểu biết của người cán bộ TDTT.

- Xây dựng và phát triển Trường trên cơ sở nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường trong điều kiện thực tiễn của đất nước và xã hội; Trong quá trình triển khai chiến lƣợc đòi hỏi phải có sự sáng tạo, linh hoạt, vận dụng tổng hợp nhiều yếu tố, tác động hỗ trợ lẫn nhau.

- Phát triển Trường nhất thiết phải huy động sự tham gia, sự kết hợp của nhiều tổ chức đoàn thể xã hội và cá nhân khác nhau, cho phép hiệu chỉnh hợp lý quy mô và cơ cấu ngành đào tạo phù hợp với nhu cầu sử dụng cán bộ TDTT thực tế của xã hội và phân bố nguồn nhân lực theo đặc điểm các vùng miền trong cả nước.

3.1.3. Quan điểm đào tạo nguồn nhân lực của Trường

- Đào tạo nguồn nhân lực là trọng tâm trong chiến lƣợc phát triển của Nhà trường. Bởi vì mỗi quốc gia nói chung và trường Đại học Thể dục thể thao Đà Nẵng nói riêng, muốn phát triển cần phải có đầy đủ các nguồn lực gồm: Nguồn lực vật chất, nguồn lực tài chính, nguồn lực khoa học - công nghệ, và đặc biệt là nguồn lực con người… Trong đó nguồn lực con người là yếu tố quan trọng và có tính chất quyết định nhất. Chính vì vậy, đào tạo phát

chung của Nhà trừơng, là một bộ phận không tách rời khỏi chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực quốc gia. Đặc biệt trong xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa quốc tế, đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong Nhà trường chính là việc tạo ra nguồn lực quan trọng đóng vai trò là “năng lực cốt lõi” để đảm bảo phát triển thành công của Nhà trường trong tương lai.

- Đào tạo nhân lực là hoạt động thường xuyên, liên tục, suốt đời. Bởi vì đào tạo thường xuyên, liên tục, suốt đời là yêu cầu tự thân, là xu thế tất yếu trong quá trình phát triển của xã hội loài người. Đặc biệt khi xã hội bước vào kỷ nguyên phát triển nền kinh tế tri thức thì sự “lão hóa” tri thức diễn ra một cách nhanh chóng, chu kỳ kỹ thuật đƣợc rút ngắn, sự thay thế công nghệ cũ bằng công nghệ mới diễn ra liên tục, đòi hỏi mọi người muốn tiến kịp trào lưu phát triển của xã hội thì phải đào tạo thường xuyên, liên tục, suốt đời để tiếp thu, cập nhật và ứng dụng những kiến thức khoa học công nghệ mới mẽ. Vì vậy nên nhà trường có quan điểm đào tào nguồn nhân lực là đào tạo thường xuyên, liên tục, suốt đời.

- Đầu tƣ cho đào tạo là đầu tƣ chiến lƣợc bởi vì đào tạo là giúp đổi mới mạnh mẽ, toàn diện giáo dục và đào tạo, từng bước đáp ứng nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho nhu cầu toàn xã hội nói chung và cho các tổ chức, các đơn vị nói riêng. Nếu nguồn nhân lực chất lƣợng cao là yếu tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia thì giáo dục và đào tạo là một trong những yếu tố quyết định chất lƣợng nguồn nhân lực, là nền tảng của chiến lƣợc phát triển con người. Trong thời đại ngày nay, nền giáo dục là yếu tố cơ bản nhất tạo nên sự thành công của mỗi đơn vị, mỗi tổ chức, mỗi quốc gia. Vì vậy cần phải đổi mới một cách căn bản, toàn diện nền giáo dục quốc dân, làm cho giáo dục và đào tạo thực sự là phương tiện đắc lực để phát triển trí tuệ, nâng cao tri thức, bồi dƣỡng nhân tài, tạo ra nguồn nhân lực chất lƣợng cao phục

cá nhân nói riêng.

- Đào tạo phải gắn với nhu cầu sử dụng. Khi Trường Đại học Thể dục thể thao Đà Nẵng muốn cử một giảng viên hoặc cán bộ nhân viên đi đào tạo thì Trường phải xem xét chuyên ngành đó có thật sự cần hay không, mức độ đào tạo đó có thực sự cần cho công việc hay không. Nều Nhà trường thấy rằng việc đào tạo đó là cần thiết lúc đó mới đầu tƣ cho nhân sự đó đi đào tạo.

Một phần của tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực tại trường đại học thể dục thể thao đà nẵng (Trang 82 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)