Đặc điểm nguồn lực của Trường

Một phần của tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực tại trường đại học thể dục thể thao đà nẵng (Trang 48 - 54)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO ĐÀ NẴNG THỜI GIAN

2.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ

2.1.3. Đặc điểm nguồn lực của Trường

Trong các trường cao đẳng, đại học, nguồn nhân lực được hiểu là những người tham gia vào quá trình đào tạo và phục vụ đào tạo bao gồm: Đội ngũ giảng viên, đội ngũ CBQL các cấp và đội ngũ những người phục vụ cho quá trình đào tạo cùng tất cả những kiến thức chuyên môn, những kỹ năng, năng lực, phẩm chất đạo đức và sức khoẻ của họ. Họ chính là những người quyết định chất lƣợng đào tạo của một cơ sở đào tạo cao đẳng, đại học, quyết định sự phát triển bền vững trong Nhà trường.

Bảng 2.1. Đặc điểm nguồn nhân lực của Nhà trường

TT Nội dụng 2013 2014 2015 2016 2017

Người % Người % Người % Người % Người % I Tổng số 149 100 158 100 185 100 188 100 211 100 1 Cán bộ

giảng dạy 99 66,4 103 65,2 128 69,2 134 71,3 144 68,2 2

Cán bộ hành chính,

văn phòng

50 33,6 55 34,8 57 30,8 54 28,7 67 31,8

II

Trình độ đào tạo của

giảng viên 99 100 103 100 128 100 134 100 144 100

1 Tiến sỹ 2 2,0 4 3,8 9 7 10 7,4 12 8,3

2 Thạc sỹ 57 57,5 62 60,1 78 60,1 79 58,9 81 56,3 3 Đại học 40 40,4 37 33,7 41 32 45 33,6 51 35,4

Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ

+ Về quy mô

Nguồn nhân lực của Trường Đại học Thể dục thể thao Đà Nẵng tính đến 11/2017 với số lượng 211 người bao gồm giảng viên, cán bộ quản lý và nhân viên phục vụ. Những năm qua, cùng với sự phát triển của Nhà trường, quy mô đào tạo tăng lên, chuyên ngành đào tạo đƣợc mở rộng, nhờ đó mà nguồn nhân lực của Nhà trường không ngừng gia tăng, trong đó đội ngũ giảng viên cơ hữu tăng đáng kể; việc bổ sung đội ngũ đã góp phần đáp ứng đƣợc yêu cầu đào tạo cho xã hội và hoàn thành nhiệm vụ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo giao hàng năm. Điều này đƣợc thể hiện số liệu cụ thể ở bảng 2.1. Các số liệu cho thấy, nguồn nhân lực của Trường tăng trưởng ổn định qua các năm. Năm 2013, tổng số lao động là 149 người, đến năm 2017 là 211 người, tăng thêm 62 người tương ứng với tốc độ tăng thêm là 41,6%.

+ Cơ cấu theo trình độ đào tạo

Từ số liệu bảng 2.1, ta nhận thấy nguồn nhân lực của Trường theo trình độ đào tạo thạc sĩ trở lên đã không ngừng tăng lên. Cụ thể số lƣợng giảng viên trình độ tiến sỹ năm 2013 mới có 2 người (chiếm tỷ lệ 2%) thì đến năm 2017 đã tăng lên 12 người, tăng gấp 6 lần (chiếm tỷ lệ 8,3%). Trình độ thạc sỹ từ 57 người năm 2013 (chiếm 57,5%) đã tăng lên 81 người vào năm 2017 (chiếm tỷ lệ 56,3%). Tính đến năm 2017, tỷ lệ giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên đã chiếm 64,6%, một tỷ lệ khá cao so với mặt bằng chung của các trường đại học trong cùng khối ngành. Mặc dù vậy, số giảng viên mới có trình độ đại học đang tăng nhanh (tăng thêm 10 người trong giai đoạn 2015 – 2017) dẫn đến áp lực phải tiếp tục đào tạo số giảng viên này lên trình độ thạc sĩ (mức trình độ tối thiểu để đƣợc dạy đại học). Ngoài ra, tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ cũng còn khá thấp so với mức phấn đấu đạt tỷ lệ tiến sĩ của ngành giáo dục & đào tạo đã đề ra là 20% vào năm 2020 nên Nhà trường phải

tiếp tục nỗ lực hơn nữa trong việc tăng cường đào tạo để nâng cao trình độ cho nguồn nhân lực trong tương lai.

+ Cơ cấu theo độ tuổi

Bảng 2.2. Cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi giai đoạn 2013 - 2017

Tổng (ng)

Tiêu chí

Tổng (%)

<=30 31 – 40 41 - 50 51 - 60 Sl

(ng) % Sl

(ng) % Sl

(ng) % Sl

(ng) % 1 2 3=2/1 4 5=

4/1 6 7=

6/1 8 9=

8/1 10

CBQL 25 0 0,0 7 28 9 36 9 36 100

Giảng viên 134 41 30,6 49 36,6 36 26,9 8 5,9 100 Nhân viên 52 16 30,8 18 34,6 10 19,2 8 15,4 100 Tổng cộng 211 59 27,9 73 34,6 55 26,1 24 11,4 100

Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu nguồn nhân lực Nhà trường theo độ tuổi (Tính bình quân cho cả giai đoạn 2013 - 2017)

0 5 10 15 20 25 30 35 40

CBQL Giảng viên Nhân viên

<=30 31-40 41-50 51-60

Từ số liệu trên cho thấy, nhìn chung, nguồn nhân lực của Nhà trường tương đối trẻ, số lượng CBGV có độ tuổi dưới 41 bình quân giai đoạn 2013 – 2017 là 132 người, chiếm tỷ trọng khoảng 62,5%, trong đó, đội ngũ giảng viên có khoảng 90 người, chiếm tỷ trọng 67,2% tổng số giảng viên. Bộ phận nhân viên quản lý bình quân có 34 người chiếm tỷ trọng khoảng 65,4% tổng số nhân viên.

b.Đặc điểm cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất của Nhà trường được đầu tư đồng bộ, tương đối hiện đại.

Số lượng phòng học tăng lên tương ứng với quy mô đào tạo. Đa số các nhà tập, sân tập đƣợc đầu tƣ nâng cấp có mái che để phục vụ giảng dạy tốt hơn đặc biệt là trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt của khu vực miền Trung (xem phụ lục 1).

Năm 2017, Trường có thêm 01 khu nội trú với sức chứa 1.000 chỗ ở cùng với KTX hiện có của Nhà trường thì tổng số chỗ ở có thể bố trí cho sinh viên của Nhà trường lên 1.600 chỗ. Cảnh quan của Nhà trường ngày càng khang trang, sạch đẹp.

Tại cơ sở 2, với diện tích 40 ha thuộc dự án mở rộng Trường Đại học TDTT Đà Nẵng – theo phê duyệt của Bộ VH,TT&DL, tổng mức đầu tƣ 498 tỉ đồng, hiện nay cơ bản đã thực hiện công tác giải phóng mặt bằng và triển khai xây dựng một số hạng mục nhƣ: san lấp mặt bằng, hàng rào, cấp điện, chiếu sáng, hạ tầng, nhà điều hành với tổng kinh phí 180 tỷ đồng.

100% phòng học đƣợc trang bị thiết bị trình chiếu, hệ thống âm thanh, ánh sáng và bàn ghế đạt chuẩn. Các phòng học lý thuyết chuyên môn (y học TDTT, giải phẫu, sinh lý học TDTT….) đảm bảo các mô hình giảng dạy trực quan. 100% các môn học thực hành đảm bảo đầy đủ sân bãi, cơ sở vật chất, dụng cụ đáp ứng yêu cầu dạy và học.

Thƣ viện đƣợc hiện đại hoá với các phòng đọc mở, phòng mƣợn, phòng tra cứu trực tuyến, phần mềm quản lý thƣ viện... Số hóa các tài liệu để triển khai thực hiện thư viện điện tử. Bổ sung thường xuyên sách, tài liệu tham khảo cho công tác dạy và học.

Bước đầu đã được trang bị một số thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và phục hồi chức năng trong y học, đáp ứng một phần yêu cầu nghiên cứu, chăm sóc sức khoẻ cán bộ, viên chức và sinh viên.

Hệ thống mạng máy vi tính của trường hiện nay được kết nối trong toàn Trường, đảm bảo việc trao đổi thông tin, dữ liệu trong mạng internet của Trường. Do hiện nay nhu cầu trao đổi dữ liệu ở các cơ sở của trường chưa nhiều nên hệ thống đường truyền hiện hữu vẫn đảm bảo được cho tất cả các máy làm việc của trường (khoảng 100 máy) online cùng lúc.

Trong thời gian tới, việc sử dụng hệ thống phần mềm quản lý, việc luân chuyển trao đổi thông tin sẽ nhiều hơn nên cần phải mở rộng băng thông, nâng tiêu chuẩn kỹ thuật cao hơn cho hệ thống và thiết bị mạng.

c. Đặc điểm nguồn lực tài chính

Trường Đại học TDTT Đà Nẵng là một cơ sở đào tạo và NCKH công lập, nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động của Trường bao gồm: Nguồn ngân sách nhà nước và nguồn thu từ học phí, lệ phí và các khoản thu khác

Bảng 2.3. Đặc điểm tài chính của Nhà trường giai đoạn 2013 - 2017 Đơn vị tính: Tỷ đồng

Nội dung 2013 2014 2015 2016 2017

Tổng thu cho hoạt

động thường xuyên 17,695 23,163 24,674 33,679 39,799

NSNN cấp 13,475 15,741 16,210 19,017 21,497

Thu sự nghiệp 4,220 7,422 8,464 14,662 18,302 Khả năng tự đảm bảo

tài chính 23,85% 32,03% 34,30% 43,5% 45,9%

Nội dung 2013 2014 2015 2016 2017 Tổng thu hoạt động

không thường xuyên 25,7 39,8 29 66,930 46,631 Kinh phí NSNN cấp

chi không thường xuyên phục vụ đào tạo

0 1,700 0 11,930 12,631

NSNN cấp cho đầu tƣ dự án mở rộng Trường

25,7 38 29 57 34

Nguồn: Phòng Tài vụ

Trường đã triển khai kịp thời các chủ trương, chính sách và pháp luật nhà nước, các quy định, hướng dẫn của cấp trên về chế độ thu chi, quản lý tài chính, tài sản. Đồng thời, rà soát, điều chỉnh và bổ sung Quy chế chi tiêu nội bộ và quản lý tài chính tài sản theo tinh thần NĐ10 và NĐ 43 của Chính phủ phù hợp với tình hình thực tế, đưa công tác quản lý tài chính của Trường đi vào nề nếp, chủ động và tích cực.

Sử dụng hợp lý các nguồn lực tài chính để sửa chữa, nâng cấp và từng bước hiện đại dần cơ sở vật chất kỹ thuật như xây dựng và trang bị thêm một phòng máy tính, nhiều máy chiếu projector, mạng internet tốc độ cao, xây dựng trang web, bổ sung thêm nhiều đầu sách cho Thƣ viện,...

Việc công khai tài chính được thực hiện thường xuyên và tuân thủ qui định của nhà nước. Chế độ báo cáo được tuân thủ nghiêm túc, đảm bảo số liệu chính xác, minh bạch. Hàng năm thông qua các đợt kiểm tra của Bộ chủ quản, cơ quan kiểm toán, thanh tra, công tác tài chính của Nhà trường luôn được đánh giá tốt.

Nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp bao gồm các khoản: Chi thường xuyên, chi không thường xuyên, chi chương trình mục tiêu, chi đầu tƣ phát triển giai đoạn 2013 - 2017 nhƣ sau:

- Nguồn kinh phí NSNN cấp kinh phí hoạt động cho sự nghiệp đào tạo của Nhà trường giai đoạn 2013 - 2017 là 85.94 tỷ đồng chiếm 61,82% nhu

cầu chi thường xuyên của Nhà trường. Mức độ gia tăng trung bình hàng năm khoảng 24%.

- NSNN cấp cho hoạt động chi không thường xuyên và đầu tư phát triển hàng năm đƣợc Bộ Văn hoá, thể thao và du lịch cấp tùy theo khả năng đáp ứng của NSNN và nhu cầu của Nhà trường.

Đối với NSNN cấp cho hoạt động chi không thường xuyên từ năm 2013 – 2017 là 208.061 tỷ đồng chủ yếu tập trung cho việc đầu tƣ xây dựng nhà tập, sân tập, giảng đường hội trường và ứng dụng công nghệ thông tin.

NSNN cấp cho đầu tư mở rộng cơ sở 2 của Nhà trường với diện tích 45 ha tổng mức đầu tƣ là 498 tỉ đồng, đến nay đã giải ngân đƣợc 183 tỉ đồng chủ yếu cho việc giải phóng mặt bằng, san nền, hàng rào bảo vệ và một phần hạ tầng của dự án.

Nguồn thu học phí: Từ năm 2013 - 2017 tổng kinh phí thu học phí các hệ đào tạo của Nhà trường là 53.07 tỷ đồng đáp ứng được 28,9% tổng chi của Nhà trường. Nguồn thu này gia tăng đều qua các năm do qui mô đào tạo và mức thu học phí tăng theo qui định chung của nhà nước.

Nguồn kinh phí thu từ các hoạt động khác của Nhà trường như: khai thác cơ sở vật chất, hoạt động liên kết đào tạo cấp chứng chỉ, thu nội trú và các khoản thu khác….

Tổng thu 5 năm từ 2013 - 2017 là 139.01 tỷ đồng chiếm 7,6% tổng nguồn thu của Nhà trường đáp ứng được 8% tổng chi của Nhà trường.

Một phần của tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực tại trường đại học thể dục thể thao đà nẵng (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)