Thƣc trạng xác định nhu cầu đào tạo

Một phần của tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực tại trường đại học thể dục thể thao đà nẵng (Trang 58 - 63)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO ĐÀ NẴNG THỜI GIAN

2.2. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO ĐÀ NẴNG THỜI GIAN QUA

2.2.1. Thƣc trạng xác định nhu cầu đào tạo

Việc xác định nhu cầu đào tạo chủ yếu do Phòng Tổ chức cán bộ xác định. Tuy nhiên, các khoa, các phòng khác cũng hỗ trợ một cách tích cực trong việc lựa chọn và đề xuất cán bộ nhân viên và giảng viên cần đào tạo.

2.2.1.1. Cơ sở xác định nhu cầu đào tạo.

Phòng Tổ chức cán bộ sẽ dựa vào việc phân tích tổ chức, phân tích công việc, phân tích cá nhân để làm cơ sở cho Nhà trường ra quyết định đào tạo, cụ thể nhƣ sau:

- Phân tích tổ chức

Cùng với chiến lược tiếp tục xây dựng và phát triển của Nhà trường.

Phấn đấu trở thành một đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực Thể dục thể thao, tích cực tìm kiếm cơ hội để khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực hiện tại nhằm mở rộng thêm nhiều ngành khác trong tương lai. Nỗ lực phát triển vì tương lai của bao thế hệ học sinh, góp phần vào sự thịnh vượng của đất nước

Việt Nam nói chung và khu vực miền Trung – Tây Nguyên nói riêng. Đòi hỏi Trường Đại học Thể dục thể thao phải mở thêm ngành đào tạo đồng thời không ngừng đào tạo nâng cao chất lƣợng đào tạo, trong đó nâng cao trình độ cán bộ nhân viên và giảng viên của Trường được xem là khâu then chốt. Dự kiến sang năm 2019, Nhà trường có được sự đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo cho cán bộ nhân viên và giảng viên tốt hơn nữa.

Lãnh đạo Nhà trường luôn khuyến khích cán bộ nhân viên và giảng viên tham gia học tập, đào tạo để nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc, nên Phòng Tổ chức cán bộ rất nhiệt tình phối hơp với các phòng ban trong việc xác định nhu cầu đào tạo cho chuẩn xác.

- Phân tích công việc

Căn cứ vào phân tích công việc làm cơ sở cho việc hỗ trợ xác định nhu cầu đào tạo cho Nhà trường, Phòng Tổ chức cán bộ đã sử dụng bản yêu cầu đối với người thực hiện công việc, có thể tham khảo bản yêu cầu đối với cán bộ nhân viên và giảng viên tại Trường Đại học Thể dục thể thao Đà Nẵng nhƣ ở bảng 2.7 sau.

Bảng 2.7. Bản yêu cầu công việc đối với cán bộ nhân viên viên và giảng của trường Đại học Thể dục thể thao Đà Nẵng

BẢN YÊU CẦU CÔNG VIỆC ĐỐI VỚI CÁN BỘ NHÂN VIÊN VÀ GIẢNG VIÊN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO

Yêu cầu về trình độ học vấn

Đại học trở lên Kiểm tra trình độ do ban

giám đốc tổ chức Yêu cầu về kiến thức kỹ năng

Kiến thức chuyên môn Nắm vững các kiến thức

Kỹ năng tổng hợp Lập đƣợc kế hoạch và kiểm soát thực hiện kế hoạch được giao của Nhà trường.

Kỹ năng giao tiếp, giảng Trình bày, giảng giải các vấn đề dễ hiểu, có khả năng

dạy thuyết phục, thuyết trình được trước đám

Kỹ năng viết Soạn thảo đƣợc các bài giảng, các bài báo cáo, văn bản liên quan

Kỹ năng hỗ trợ Sử dụng đƣợc các phần mềm tin học phục vụ cho công việc thành thạo word, excel, internet…

Kỹ năng làm việc Có kỹ năng phối hợp, trao đổi công việc với các đồng nghiệp trong khoa, phòng.

Yêu cầu về kinh nghiệm làm việc

2 năm kinh nghiệm làm việc trở lên trong lĩnh vực chuyên ngành

Yêu cầu khác

-Có sức khỏe tốt chịu áp lực cao trong công việc -Cẩn thận, chính xác linh hoạt trong mọi tình huống

Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ Nhìn vào bản yêu cầu công việc đối với cán bộ nhân viên và giảng viên của trường Đại học Thể dục thể thao Đà Nẵng, ta thấy được những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công việc đảm nhận. Nếu cán bộ công nhân viên và giảng viên có chuyên môn khác, không nằm trong bản yêu cầu công việc thì ta sẽ thấy rõ được nhu cầu đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho họ. Nhà trường cần đào tạo để bù đắp những kiến thức cần thiết, qua đó cán bộ công nhân viên sẽ có thể thực hiện tốt công việc của mình hơn nữa.

- Phân tích cá nhân

Ngoài việc dựa vào hồ sơ cá nhân của cán bộ công nhân viên và giảng viên để lấy thông tin về trình độ, kinh nghiệm khả năng thực hiện công việc. Cán bộ phụ trách đào tạo còn dựa vào bảng tổng kết phân tích cán bộ nhân viên và giảng viên của Nhà trường để tìm ra những kiến thức, kỹ năng còn thiếu sót của họ và phát huy những mặt tích cực mà họ đạt đƣợc (xem phụ lục11).

Qua bảng tổng kết phân tích cán bộ nhân viên và giảng viên, ta có thể thấy

đƣợc những kỹ năng và kiến thức mà cán bộ nhân viên và giảng viên còn thiếu, từ đó có thể xác định đƣợc nhu cầu đào tạo một cách hợp lý. Đây là tài liệu hữu ích nhất giúp cho Nhà trường có thể xác định được nhu cầu đào tạo một cách chính xác cho công tác đào tạo tại Nhà trường.

2.2.1.2. Xác định nhu cầu đào tạo cho cán bộ nhân viên và giảng viên Theo số liệu thống kê của Phòng Tổ chức cán bộ, cụ thể là cán bộ phụ trách đào tạo kết hợp với trưởng các khoa, các phòng từ năm 2013 – 2017 thì nhu cầu đào tạo của Nhà trường có xu hướng tăng lên và điều này được thể hiện cụ thể ở bảng 2.8.

Bảng 2.8. Nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực tại Đại học Thể dục thể thao Đà Nẵng giai đoạn 2013 - 2017

Chỉ tiêu

2013 2014 2015 2016 2017

Số lƣợng Số lƣợng Số lƣợng Số lƣợng Số lƣợng

CBQL 11 11 13 14 18

Giảng viên 31 31 36 36 38

Nhân viên 39 40 48 49 56

Tổng nhu cầu đào tạo 81 82 97 99 155

Số người được cử đi đào tạo

Tổng 49 61 69 73 85

CBQL 6 7 9 10 13

Giảng viên 20 25 29 30 33

Nhân viên 23 29 31 33 39

Các chương trình đào tạo Kỹ năng chuyên ngành

TDTT

9 13 19 19 20

Nghiệp vụ sƣ phạm quốc tế

20 18 20 20 21

Ngoại ngữ 10 16 22 22 29

Tin học 10 14 18 12 15

Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ

Qua bảng trên ta nhận thấy nhu cầu đào tạo của Nhà trường luôn cao hơn số lƣợng đƣợc cử đi đào tạo nguyên nhân là do:

(1) hoạt động đào tạo của Nhà trường ngày càng mở rộng và phát triển nên việc điều động giảng viên đi đào tạo gặp nhiều khó khăn nên số lƣợng người được đi đào tạo không bao giờ được cử đi hết, một số người phải ở lại làm việc để đảm bảo cho hoạt động giảng dạy của Nhà trường được diễn ra bình thường.

(2) do nguồn kinh phí của Nhà trường cho hoạt động đào tạo bồi dưỡng còn hạn chế nên cũng ảnh hưởng đến số lượng giảng viên được tham gia đào tạo, bồi dƣỡng.

Để biết được việc xác định nhu cầu đào tạo của Nhà trường hiện nay đã phù hợp với nhu cầu thực tế của nhà trường hay không, tác giả đã tiến hành kháo sát thực tế tại Trường thông qua bảng câu hỏi liên quan đến vấn đề xác định nhu cầu đào tạo tại Trường trong thời gian qua (xem phụ lục 4). Sau khi tiến hành xử lý dữ liệu điều tra bằng phần mềm SPSS, các kết quả đƣợc cho ở bảng 2.9 nhƣ sau.

Bảng 2.9. Kết quả của xác định nhu cầu đào tạo

Câu hỏi Đánh giá

Min Max Mean Mode

1.Việc xác đinh nhu cầu đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tế của trường

1,00 2,00 1,55 2,00

2.Nhu cầu đó phù hợp với mục tiêu chiến lược của Nhà trường

1,00 2,00 1,58 2,00

3.Nhu cầu đào tạo đó hợp lý và khả thi

1,00 2,00 1,60 2,00

Nguồn: Do tác giả tự khảo sát

Qua bảng số liệu ở bảng 2.9 trên ta thấy việc xác định nhu cầu đào tạo của Trường được cán bộ nhân viên và giảng viên, của Trường đánh giá là chưa tốt, với giá trị trung bình chung của cả 3 tiêu chí chỉ đạt chƣa đến 1,57/5. Điều này cho thấy việc xác định nhu cầu đào tạo của Trường Đại học Thể dục thể thao Đà Nẵng thời gian qua chưa được phù hợp với chiến lược phát triển nhà Trường.

Chính vì vậy nhà trường cần phải điều chỉnh lại cách xác định nhu cầu đào tạo của Trường để phù hợp với chiến lược phát triển đó của Trường.

Một phần của tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực tại trường đại học thể dục thể thao đà nẵng (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)