CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC
1.2 NỘI DUNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÁC TỔ CHỨC
1.3.2. Hoạt động đào tạo của các trườngTDTT đòi hỏi đội ngũ giảng viên phải có khả năng kết hợp giữa lý thuyết và thực hành
Do đặc điểm của ngành Thể dục thể thao nên đối với đội ngũ giảng viên đại học, cao đẳng trong quá trình giảng dạy phải kết hợp giữa lý thuyết và
thực hành. Chinh vì vậy đội ngũ giảng viên này phải có sự trang bị kiến thức nền tảng lý thuyết tốt, đồng thời phải có năng lực thực hành tốt, đây là sự khác biệt của giảng viên ngành TDTT so với các giảng viên của các ngành nghề khác. Bởi vì đặc thù riêng biệt của ngành nên những giảng viên trong ngành này cần phải đƣợc đào tạo kỹ càng, nhuần nhuyễn về những lý thuyết liên quan đến chuyên ngành nhưng đồng thời cũng phải tăng cường năng lực thực hành đúng với chuyên ngành của họ để từ đó họ mới tạo ra những giờ dạy bổ ích, đạt hiệu quả cao cho học sinh, sinh viên trong việc học tập.
1.3.3. Những cơ sở đào tạo ngành TDTT có tính chuyên biệt cao
Ngành này là ngành đặc thù nên trên thế giới cái số lƣợng mà các cơ sở đào tạo chuyên sâu thì rất ít. Cho nên việc đào tạo rất khó khăn cho đội ngũ cán bộ nhân viên và giảng viên trong quá trình lựa chọn địa điểm để đào tạo chuyên sâu. Khi cơ sở đào tạo chuyên sâu ít thì rất khó khăn cho giảng viên trong vấn đề đào tạo chuyên sâu của họ.
Ngành TDTT là ngành đặc thù, mọi hoạt động chủ yếu là ngoài trời nên nó được coi là một ngành nặng nhọc và độc hại .Người dạy và người học đều hoạt động trong môi trường khắc nghiệt.Khối lượng vận động cao.
1.3.4. Ngành TDTT mang tính chất quốc tế hóa rất cao
Trong thời đại ngày nay, các hoạt động thể dục thể thao thường mang tính quốc tế hóa rất cao. Tất cả các quy định, thủ tục, tiêu chuẩn huấn luyện, thi đấu đều theo chuẩn quốc tế. Những kết quả nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực này đƣợc ứng dụng vào thực tế đã dẫn đến những điều chỉnh rất nhanh. Chính vì vậy việc đào tạo vận động viên, nâng cao chất lƣợng công tác tổ chức thi đấu của thể dục thể thao trong nước đòi hỏi phải luôn được cập nhật, bổ sung cho phù hợp với những quy định của quốc tế. Bên cạnh đó lĩnh vực khoa học thì điều chỉnh rất nhanh chính vì thế buộc giảng viên trong ngành này phải nắm bắt một cách nhanh chóng mọi yêu cầu thay đổi đó để huấn luyện vận động viên sao cho phù hợp với những thay đổi đó của quốc
tế. Để làm đƣợc điều đó là một vấn đề rất khó khăn đối với giảng viên trong ngành Thể dục thể thao. Chính vì vậy hoạt động TDTT mang tính chất quốc tế hóa rất cao cũng là một trong số đặc điểm của ngành Thể dục thể thao ảnh hưởng không nhỏ đến công tác đào tạo nguồn nhân lực.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong Chương 1 của luận văn đã hệ thống hóa được một số cơ sở lý luận chung về đào tạo nguồn nhân lực trong tổ chức trên cơ sở nghiên cứu từ các công trình nghiên cứu trước đây. Tác giả đã tập trung đi sâu vào khái niệm, vai trò, nguyên tắc và nội dung của công tác đào tạo nguồn nhân lực nhƣ: xác định nhu cầu và đối tượng đào tạo, xác định mục tiêu đào tạo, các phương pháp đào tạo, xác định kinh phí dành cho đào tạo, đánh giá chương trình và kết quả đào tạo bằng các phương pháp mang tính chất định tính và định lượng. Cuối cùng tác giả đưa ra các đặc điểm của các trường đại học Thể dục thể thao ảnh hưởng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực.
Tóm lại, việc xây dựng hệ thống cơ sở lý luận chung về đào tạo nguồn nhân lực trong tổ chức nhằm tạo cơ sở cho các nghiên cứu thực trạng đƣợc thực hiện trong chương 2 và những giải pháp đề ra trong chương 3.