CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN KINH
2.2.5. Kết quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh của Chi nhánh của Chi nhánh
a. Quy mô cho vay
- Dư nợ cho vay KHCN kinh doanh: Nguồn thu nhập chính của Chi nhánh là thu từ lãi cho vay, chính vì vậy, trong những năm qua Chi nhánh rất quan tâm đến công tác cho vay đặc biệt là cho vay KHCN kinh doanh.
Bảng 2.6: Dư nợ cho vay KHCN kinh doanh
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Tốc độ tăng trưởng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Tốc độ tăng trưởng
(%) Tổng dư
nợ CV 643,9 100,0 851,3 100,0 32,2 1061,1 100,0 24,6 Trong đó
CVCNKD 143,5 22,3 254,7 29,9 77,5 387,3 36,5 52,1 (Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của LPB Đà Nẵng từ 2016-2018)
Dư nợ qua các năm có xu hướng tăng mạnh. Dư nợ cho vay đối với KHCN kinh doanh tại Chi nhánh so với tổng dư nợ dao động từ 20%-40%.
Cụ thể, năm 2016 dự nợ CNKD đạt 143,5 tỷ đồng chiếm, chiếm 22,3%
trong tổng dư nợ. Năm 2018, dư nợ CNKD tiếp tục tăng lên, đạt mức 387,3 tỷ đồng, chiếm 36,5% tổng dư nợ và tăng 52,1% so với năm 2017, lý do trong năm này tình hình kinh tế thế giới đang trong giai đoạn khôi phục điều này giúp kinh tế trong nước tăng trưởng dẫn đến nhu cầu sản xuất kinh doanh cũng tăng.
Qua số liệu bảng 2.4, hoạt động cho vay đối với KHCN kinh doanh tại Chi nhánh còn rất nhiều tiềm năng. Ban lãnh đạo cũng như nhân viên tại chi nhánh luôn quan tâm cũng như rất chú trọng đến sự phát triển hoạt động cho vay KHCN kinh doanh và cũng là sự cần thiết đến sự tồn tại và phát triểncủa chi nhánh. KHCN kinh doanh đã được quan tâm tạo điều kiện để khách hàng tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng, cụ thể qua bảng số liệu dư nợ và tỷ trọng cho vay KHCN kinh doanh ngày càng tăng.
- Dư nợ cho vay bình quân trên một KHCN kinh doanh Bảng 2.7: Dư nợ bình quân cho vay trên một KHCNKD
Chỉ tiêu Năm 2016
Năm 2017
Năm 2018
Tốc độ tăng trưởng (%) 2017/2016 2018/2017 Dư nợ CV
KHCNKD (tỷ đồng)
143,5 254,7 387,3 77,5% 52,1
Số lượng
KHCNKD vay vốn (người)
381 532 746 39,6 40,2
Dư nợ CV bình quân/KHCNKD
0,4 0,5 0,5 25,0 0
(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của LPB Đà Nẵng từ 2016-2018) Nhìn vào bảng 2.5 có thể thấy số lượng KHCN kinh doanh vay vốn
tại ngân hàng tăng qua các năm. Năm 2016 số lượng KHCN kinh doanh là 381 khách hàng, năm 2017 và năm 2018 tăng mạnh lần lượt là 532 khách hàng và 746 khách hàng do có sự thay đổi theo Thông tư 39. Năm 2017 so với năm 2016 dư nợ cho vay bình quân cho một KHCN tăng 100 triệu đồng với tỷ lệ tăng trưởng là 25%%. Tuy nhiên dự nợ cho vay bình quân một KHCN năm 2018 so với năm 2017 không có sự thay đổi. So với nhu cầu vay vốn của KHCN kinh doanh và dư nợ bình quân của một món vay thì chi nhánh chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng do nền kinh tế có nhiều sự biến động như giá cả tất cả các mặt hàng liên quan đến sản xuất đều tăng.
Điều này có thể khiến cho ngân hàng mất một lượng khách hàng đáng kể.
b. Cơ cấu dư nợ cho vay KHCN kinh doanh
Bảng 2.8: Dư nợ cho vay CNKD theo thời hạn cho vay
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số tiền Tỷ trọng
(%) Số tiền Tỷ trọng
(%) Số tiền Tỷ trọng (%) Dư nợ CV
CNKD
143,5 100,0 254,7 100,0 387,3 100,0
1.Dư nợ ngắn hạn
116,3 81,1 202,1 81,7 326,6 84,3
2.Dư nợ trung, dài hạn
27,2 18,9 52,6 18,3 60,7 15,7
(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của LPB Đà Nẵng từ 2016-2018) Số lượng khách hàng phân theo kỳ hạn vay: Cơ cấu số lượng khách hàng phân theo kỳ hạn có xu hướng dịch chuyển nhanh từ trung dài hạn sang ngắn hạn qua các năm do định hướng không chú trọng cho vay trung dài hạn
như mục tiêu ban đầu của Chi nhánh. Dư nợ cho vay CNKD luôn chiến tỷ trọng cao trên mức 80% và tăng đều qua các năm.
Với định hướng tập trung cho vay ngắn hạn, Chi nhánh đã làm mất đi một phần phân khúc thị trường vay trung dài hạn, làm giảm sức cạnh tranh của ngân hàng. Giai đoạn 2016 - 2018, dư nợ ngắn hạn cao gấp đôi, gấp ba dư nợ trung dài hạn
NH cần chú trọng cân đối phát triển cho vay trung dài hạn để đạt được hiểu quả kinh doanh tốtnhất.
Bảng 2.9: Dư nợ cho vay CNKD theo ngành nghề
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Tốc độ tăng trưởng
(%)
Số tiền Tỷ trọng
(%)
Tốc độ tăng trưởng
(%)
Dư nợ CV
KHCNKD
143,5 100,0 254,7 100,0 77,5 387,3 100, 0
52,1 1.Dư nợ ngành
nông, lâm, ngư nghiệp
12,7 8,9 27,3 10,7 114,9 31,3 8,1
2.Dư nợ ngành tiểu thủ CN, chế biến
18,7 13,0 29,9 11,7 59,9 37,4 9,7 3.Dư nợ ngành vận
tải, xây dựng
15,2 10,6 41,1 16,1 170,4 58,9 15,2 4.Dư nợ ngành
thương mại, dịch vụ
85,1 59,3 135,7 53,3 59,5 248,2 64,1
5.Dư nợ ngành khác
11,8 8,2 20,7 8,1 75,4 11,5 3,0
(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của LPB Đà Nẵng từ 2016-2018)
Nhìn chung, dự nợ cho vay KHCN kinh doanh theo từng ngành nghề có xu hướng ngày căng tăng. Nổi bật nhất là dự nợ ngành thương mại, dịch vụ và ngành vận tải, xây dựng luôn chiếm tỷ trọng cao trong suốt 3 năm gần đây, dao động trong khoảng từ 53%-64%. Các ngành còn lại chỉ chiếm từ 8%-30%.
Điều đó cho thấy, kinh tế thành phố Đà Nẵng phát triển chủ yếu từ hai nhóm ngành dịch vụ và công nghiệp – xây dựng như vậy cơ cấu kinh tế Đà Nẵng đang có hướng chuyển dịch giảm lao động nông nghiệp, tăng lao động công nghiệp và dịch vụ. Vì vậy, Chi nhánh Đà Nẵng đã, đang và sẽ đề xuất triển khai mô hình đa dạng các sản phẩm cho vay phù hợp với nhu cầu vay vốn kinh doanh đối với KHCN kinh doanh và cũng như đối với sự phát triển kinh tế chung của thành phố Đà Nẵng.
Bảng 2.10: Dư nợ cho vay CNKD theo phương thức cho vay
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số tiền Tỷ trọng (%)
Số tiền Tỷ trọng (%)
Số tiền Tỷ trọng (%) Dư nợ CV
CNKD
143,5 100,0 254,7 100,0 387,3 100,0
1.CV HMTD
45,6 31,8 95,6 37,5 96,7 25
2.CV từng lần
97,9 68,2 159,1 62,5 290,6 75,0
(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của LPB Đà Nẵng từ 2016-2018) Trong hai phương thức cho vay chính tại Chi nhánh thì phương thức cho vay từng lần luôn chiếm tỷ trọng cao năm 2016 dự nợ 97,9 tỷ đồng, chiếm 68,2% tổng dư nợ cho vay CNKD, trong khi đó dư nợ HMTD chỉ đạt 45,6 tỷ đồng, chiếm 31,8%. Kể từ khi Thông tư 39 được ban hành
dư nợ tăng lên đáng kể, Năm 2018 đạt 290,6 tỷ đồng, với tỷ trọng 75%, dư nợ HMTD cũng tăng lên, đạt 96,7 tỷ đồng tương đương với tỷ trọng 25%
trong tổng dư nợ cho vay CNKD tại chi nhánh.
Bảng 2.11: Dư nợ cho vay CNKD theo hình thức đảm bảo
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số tiền Tỷ trọng (%)
Số tiền Tỷ trọng (%)
Số tiền Tỷ trọng (%) Dư nợ CV
CNKD
100,0 254,7 100,0 387,3 100,0
1.Dư nợ có bảo đảm bằng tài sản
129,8 90,5 220,8 86,7 345,1 89,1
2.Dư nợ bảo đảm không bằng tài sản
13,7 9,5 33,9 13,3 42,2 10,9
(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của LPB Đà Nẵng từ 2016-2018) Hiện nay các Ngân hàng đã nới lỏng các chính sách cho vay bằng việc cho vay theo hai hình thức: có bảo đảm bằng tài sản, không bảo đảm bằng tài sản. Đối với cho vay không bảo đảm bằng tài sản chỉ chiếm từ 9%- 13%, đối tượng KHCN kinh doanh thường là những khách hàng vay lâu năm, có uy tín, Chi nhánh đánh giá phương án sản xuất của khách hàng nếu qua thẩm định phương án khả thi thì chi nhánh sẽ tài trợ 50% là tín chấp còn 50% nhu cầu vốn của là TSBĐ khách hàng. Bên cạnh đó, chi nhánh vẫn tập trung cho vay chính đối với khách hàng có TSBĐ. Điều này thể hiện ở tỷ trọng dư nợ có tài sản bảo đảm chiếm trên 86 - 90% trong dư
nợ chovay CNKD.
c. Chất lượng dịch vụ cho vay KHCN kinh doanh
Chi nhánh luôn không ngừng hoàn thiện, phát triển chất lượng dịch vụ cho KHCN kinh doanh. Tại Chi nhánh nói riêng và trong toàn hrrj thống của LPB nói chung định kỳ tổ chức các đợt kiểm tra, giám sát chất lượng và thái độ phục vụ của nhân viên để luôn đảm bảo khách hàng được tiếp đón chu đáo với thái độ ân cần, niềm nở.
Bên cạnh việc quan tâm đến chất lượng tuyển dụng đầu vào thì trong quá trình công tác Chi nhánh còn thường xuyên đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ.
Trụ sở Chi nhánh được bố trí sắp xếp ngăn nắp, tạo không gian làm việc chuyên nghiệp, gây ấn tượng tốt với khách hàng từ cái nhìn đầu tiên.Đồng thời ngày càng chú trọng hơn vào quy trình cho vay KHCN kinh doanh để tạo sự thuận tiện tối đa cho khách hàng khi đến vay vốn tại ngân hàng.
d. Rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN kinh doanh Bảng 2.12: Nợ xấu cho vay CNKD
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
1.Dư nợ CVCNKD 143,5 254,7 387,3
2.Nợ xấu CNKD 1,0 1,2 1,1
3.Tỷ lệ nợ xấu (%) 0,7 0,5 0,3
4.Dự phòng XLRR cụ thể 0,2 0,24 0,22
5.Tỷ lệ dự phòng XLRR cụ thể (%)
0,14 0,09 0,06
6.Nợ xấu ròng 0 0 0
(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của LPB Đà Nẵng từ 2016-2018)
Bảng 2.10, đến năm 2018 cho thấy công tác kiểm soát nợ quá hạn tại chi nhánh luôn luôn được chú trọng, nợ quá hạn luôn xấp xỉ ở mức 0,5%, tỉ lệ dự phòng XLRR dao động trong mức 0,06 – 0,14%. Dư nợ chi nhánh ngày càng tăng, tỉ lệ nợ xấu giảm luôn ở mức kiểm soát là dấu hiệu của sự lựa chọn khách hàng đầu tư tín dụng hiệu quả. Điều này cho thấy, nhờ công tác điều hành sát sao của Ban lãnh đạo và ý thức trách nhiệm cũng như trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ mà các CNKD đã bắt đầu đổi mới tổ chức quản lý kinh doanh và ý thức trong sử dụng vốn của các cá nhân ngày càng tốt hơn.
e. Thu nhập từ cho vay KHCN kinh doanh
Thu nhập là một trong những chỉ tiêu hết sức quan trọng để duy trì và phát triển hoạt động ngân hàng như đảm bảo tiền lương cho CBCNV, chi phí
hoạt động, tích lũy, đầu tư đổi mới công nghệ mua sắm công cụ tài sản và thực hiện nghĩa vụ NSNN... Để thấy cụ thể rõ hơn lợi ích thụ nhập từ việc cho vay đối với KHCNKD tại LPB Chi nhánh Đà Nẵng ta tiến hành phân tích qua bảng sau:
Bảng 2.13: Thu nhập cho vay CNKD
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2016
Năm 2017
Năm 2018
Tốc độ tăng trưởng 2017/2016
Tốc độ tăng trưởng 2018/2017 1.Tổng thu lãi
từ cho vay
14,9 20,6 22,7 38,3 10,2
2.Thu lãi từ CVCNKD
6,8 8,2 10,1 20,6 23,2
Chỉ tiêu Năm 2016
Năm 2017
Năm 2018
Tốc độ tăng trưởng 2017/2016
Tốc độ tăng trưởng 2018/2017 -Tỷ trọng thu
lãi từ
CVCNKD/Thu lãi CV (%)
45,6 39,8 44,5
3.Thu lãi cho vay khác
8,1 12,4 12,6 53,1 1,6
-Tỷ trọng thu lãi khác/Thu lãi CV (%)
54,4 60,2 55,5
(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của LPB Đà Nẵng từ 2016-2018) Từ bảng số liệu bảng 2.11 ta thấy thu nhập của chi nhánh tăng trưởngqua các năm. Tổng thu từ lãi cho vay CNKD của ngân hàng chiếm tỉ tọng bình quân từ 20%-23% thể hiện thu nhập từ cho vay CNKD vẫn chiếm tỉ trọng cao trong thu nhập của chi nhánh. Tốc độ tăng trưởng thu lãi từ cho vay khách hàng CNKD, năm 2017 tăng 20,6% so với năm 2016 và năm 2018 tăng 23,2% so với năm 2017.
Để tập trung thu hút các khách hàng CNKD vay vốn tại ngân hàng nên lãi suất vay vốn đối với các khách hàng này thấp hơn so với lãi suất cho vay tiêu dùng. Nhưng hoạt động cho vay CNKD vẫn đảm bảo và tăng đều qua các năm lần lượt năm 2016; năm 2017 và năm 2018 là 45,6%; 39,8 % và 44,5%.
Điều này, chi nhánh đã rất cố gắng phát triển cho KHCN kinh doanh để tối đa lợi nhuận cho chi nhánh.
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KINH TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG