CHƯƠNG 3 KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO
3.3. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC CẤP
3.3.2. Đối với Chính quyền Thành phố Đà Nẵng
- Chính quyền Thành phố Đà Nẵng cần có những chính sách đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh tạo công ăn việc làm cho người lao động nhằm giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân. Bên cạnh đó, định hướng cũng như hướng dẫn người dân kinh doanh doanh đạt hiệu quả tốt.
- Đào đạo, hỗ trợ nguồn nhân lực, đặt biệt là phát triển đào tạo nghề.
- Giúp đỡ các CNKD trong việc phân công công việc trong hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý.
- Đình kỳ hằng nằm cần khảo sát thực tế các CNKD đã thành công việc phát triển kinh tế để học hỏi kinh nghiệm.
- Vận động các CNKD mạnh dạn vay vốn để đầu tư máy móc thiết bị, gia tăng sản xuất nhằm nâng cao giá trị sản phẩm.
- Tạo điều kiện để các CNKD được cấp giấy phép kinh doanh thuận tiện và nhanh chóng.
- Giảm thiểu các thủ tục, thời gian giải quyết các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sỡ hữu nhà ở và thời gian đăng ký thế chấp.
- Thành phố cần có các chính sách hỗ trợ giá thuê đất, mặt bằng nhà xưởng tạo điều kiện cho các CNKD phát triển kinh tế.
- Thường xuyên mở các buổi hội thảo gặp gỡ giữa chính quyền với các CNKD để nằm bắt những vướng mắc, khó khăn để có biện pháp tháo gỡ nhằm duy trì, thúc đẩy sản xuất kinh doanh.
3.3.3. Khuyến nghị đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước - Nhà nước cần có những cơ chế chính sách cụ thể đối với việc vay vốn của KHCN kinh doanh phù hợp với tình hình thị trường tại Việt Nam; rà sát thay đổi các quy định mâu thuẫn giữa Luật chung và Luật chuyên ngành;
các văn bản được ban hành cần có các hương dẫn cụ thể và chi tiết mang tính đồng bộ, thống nhất và tránh chồng chéo. Từ đó, các Ngân hàng thương mại sẽ điều chỉnh đổi mới chính sách cho vay phù hợp với quy định mà không gặp nhiều cản trở, khó khăn trong việc thực hiện theo văn bản quy định của pháp luật.
- Cải cách, giảm thiểu tối đa thời gian, các thủ tục hành chính và các khâu thủ tục của các cơ quan công quyền liên quan đến hoạt động ngân hàng (nhất là các thủ tục công chứng và đăng ký giao dịch đảm bảo).
- Hỗ trợ mặt bằng sản xuất, chính sách trợ giúp về tài chính tạo điều kiện hỗ trợ miễn giảm thuế thuê đất cho các cá nhân kinh doanh tại địa
phương. Nhờ đó giúp các cá nhân kinh doanh có mặt bằng, hạ tầng sản xuất kinh doanh ổn định, đảm bảo.
- Có các chính sách để trợ giúp, tạo động lực để các cá nhân kinh doanh đổi mới trang thiết bị sản xuất, đổi mới công nghệ, hỗ trợ nghiên cứu sản xuất các sản phẩm mới, chuyển giao công nghệ, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiến tiến vào sản xuất.
- Giao cho các cơ quan quản lý nhà nước về trợ giúp kinh tế các cá nhân kinh doanh, xây dựng chính sách, văn bản pháp luật về phát triển kinh tế các cá nhân kinh doanh, xây dựng các chương trình trợ giúp cùng với việc phối hợp với các cơ quan liên quan để cung cấp thông tin cần thiết cho các cá nhân kinh doanh.
- Các Bộ, ngành, chính quyền địa phương cần lồng ghép các chương trình trợ giúp phát triển kinh tế các cá nhân kinh doanh với chương trình mục tiêu quốc gia.
- Luôn tạo điều kiện phát triển ổn định và bình đẳng cho tất cả các cá nhân kinh doanh thuộc mọi lĩnh vực kinh doanh.
- Cần ban hành các văn bản pháp lý hỗ trợ cho quá trình phát mại TSBĐ của ngân hàng nhanh chóng hơn nhằm hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp, xử lý TSBĐ.
- Giao cho Ủy ban thành phố chủ trì thực hiện xây dựng, tham gia xây dựng các văn bản, hướng dẫn thực hiện các quy định của Nhà nước về hỗ trợ giúp phát triển các cá nhân kinh doanh ở địa phương. Tổ chức đối ngoại giữachính quyền địa phương nhằm trao đổi thông tin, tháo gỡ khó khăn vướng mắc các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các cá nhân kinh doanh, để có biện pháp hỗ trợ kịp thời. Trực tiếp trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các cá nhân kinh doanh, trong đó chú trọng đào tạo kiến thức về
quản trị doanh nghiệp và tuyên truyền để thay đổi thói quen sử dụng vốn.Đồng thời cần có biện pháp để cung cấp và tư vấn các văn bản pháp luật điều chỉnh đến hoạt động của các cá nhân kinh doanh cũng như các chính sách, chương trình trợ giúp và các chương trình hỗ trợ khác.Nâng cao năng lực và cung cấp kinh phí cho các trung tâm xúc tiến thương mại tại địa phương thực hiện tốt các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho các cá nhân kinh doanh.
- Nền kinh tế ngày càng hội nhập đòi hỏi hệ thống pháp luật phải phù hợp với các cam kết và thông lệ quốc tế. Cần phải có cơ sở pháp lý vững chắc để các tổ chức tín dụng yên tâm hoạt động kinh doanh. Chỉnh phủ cần chỉ đạo NHNN ổn định chính sách tiền tệ, không nên can thiệp biện pháp hành chính thay vì điều hành chính sách tiền tệ thông qua các nghiệp vụ thị trường nhằm giúp các NHTM chỉ động hơn trong quyết định sử dụng vốn của mình.
- Tình trạng đầu cơ ngày một phổ biến nó gây trợ ngại trong công tác thẩm định giá, giá thực tế sẽ khác so với khung giá nhà nước. Vì vậy, Chính phủ cần phải có các giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng đầu cơ hạn chế rủi ro cho NH.
- NH nhà nước tăng cường quản lý, cần chấn chỉnh thường xuyên nghiệp vụ cho vay tín dụng, quản lý chặt hoạt động tín dụng của NHTM nhằm hạn chế tình trạng đảo nợ, lừa đảo, xù nợ.
- Nâng cấp chất lượng hệ thống thông tin tín dụng để giúp NHTM thẩm định thông tin khách hàng được chính xác, thuận lợi trước khi cho vay đồng thời giảm thiểu rủi ro. Góp phần hạn chế tình trạng thiếu thông tin phục vụhoạt động tín dụng của NHTM. Bên cạnh đó, NHNN cần ban hành quy chế trao đổi thông tin giữa các NHTM.
- Cần có văn bản hướng dẫn kịp thời khi có những khó khăn vướng mắc từ phía NHTM liên quan đến hoạt động cho vay KHCN kinh doanh.
- Cần có những quy định hạn chế việc sử dụng vốn bằng tiền mặt.
Điều này giúp các NH kiểm soát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, các BCTC minh bạch hơn do việc dấu doanh thu không thực hiện được, nhà nược hạn chế được việc thất thoát thuế và việc điều hành chính sách tiền tế thuận lợi hơn.
- Nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh đối với CNKD, Chính phủ cần chủ đạo các tổ chức tín dụng ưu tiên vốn đầu tư cho các KHCN doanh, gắn kết NH với CNKD, bám sát từng lĩnh vực hoạt động của các CNKD để phục vụ.
- Để đảm bảo việc thực hiện kiểm soát hoạt động NHTM tại chỗ, từ xa, hạn chế mức thấp nhất rủi ro có thế xảy ra thì đầu tiên là tăng cường công tác thanh tra NH để sớm phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai phạm, xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm. Ngoài ra, cần đào tạo và tăng cường đội ngũ thanh tra một cách sâu sắc và toàn diện hơn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động, những tồn tại và nguyên nhân của tồn tại trong hoạt động cho vay cá nhânkinh doanh tại LPB Đà Nẵng đã tìm ra ở chương 2 và chương 3 đã nêu ra những tồn tại và nguyên nhân. Từ đó đưa ra những đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân kinh doanh tạiLPB Đà Nẵng trong thời giantới.
Tác giả đề xuất các giải pháp bao gồm: Đa dạng hóa các sản phẩm cho vay phù hợp với nhu cầu vay vốn của khách hàng CNKD; Nghiên cứu thị trường đưa ra những lãi suất cạnh tranh; Tăng cường truyền thông, quảng bá hình ảnh ngân hàng và hoạt động cho vay CNKD; Tăng cường chú trọngchất lượng dịch cho vay CNKD; Phối hợp với các cấp chính quyền địa phương làm cầu nối gắn kết khách hàng với ngân hàng; Tăng cường công tác quản trị rủi ro, kiểm soát trong cho vay và kiểm tra sauvay.
Nhằm hoàn thiện hơn hoạt động này, tác giải cũng đề xuất một số khuyến nghị đối với Chính phủ và các bộ ban ngành có liên quan; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thành phố Đà Nẵng và Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt - Chi Nhánh Đà Nẵng.
KẾT LUẬN
Trong điều kiện ngành ngân hàng cạnh tranh gay gắt như hiện nay, vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng trong hoạt động tín dụng ngân hàng luôn là đòi hỏi cấp thiết và là mối quan tâm hàng đầu của NHNN và các ngân hàng thươngmại. Đối với các NHTM nói chung và LPB nói riêng đối tượng KHCN kinh doanh là lượng khách hàng lớn. Việc nghiên cứu để hoàn thiện hoạt động cho vay đối với đối tượng này là hết sức quan trọng và cần thiết.
Từ việc vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu lý luận, bám sát mục tiêu và phạm vi nghiên cứu, luận văn “Hoàn thiện hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện iên Việt – Chi nhánh Đà Nẵng” đã có những đóng góp chủ yếusau:
1. Luận văn đã hệ thống trình tự cơ sở lý luận về kinh tế đối với cá nhân kinh doanh, luận văn đã nêu và khẳng định sự cần thiết, vai trò, đặc trưng của kinh tế CNKD, đặc điểm cho vay CNKD của NHTM. Luận văn tập trung làm rõ cho vay CNKD, tiêu chí phản ánh kết quả và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay CNKD của NHTM.
2. Luận văn đã phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động cho vay tại LPB Đà Nẵng, đồng thời chỉ ra những thành công đã đạt được, những tồn tại cần khắc phục.
3. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động cho vay đối với khách hàng CNKD tại LPB Đà Nẵng, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay đối với khách hàng CNKD trong thời gian tới.
Luận văn chỉ đưa ra những ý tưởng quan điểm của cá nhân, việc thực hiện có thành công hay không còn phụ thuộc vào sự chỉ đạo và định hướng của lãnh đạo LPB Đà Nẵng, của các cơ quan liên quan từ trung ương đến địa phương và sự kết hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận có liên quan.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1) Nguyễn Tuấn Anh (2018) “Hoàn thiện hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Đăk Lăk”, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng.
(2) Bùi Đức Giang (2017), “Bàn về chủ thể giao kết hợp đồng tài chính theo quy định mới”, Tạp chí Ngân hàng, số 22.
(3) TS. Lê Hoằng Bá Huyền, “Nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank Ngọc Lặc – Thanh Hóa”,Tạp chí tài chính, ngày 01/02/2019.
(4) Tô Ngọc Hưng và Nguyễn Đức Trung, “Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả tín dụng đối với hộ gia đình nông thôn: Từ lý thuyết đến thực tiễn tại Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng số 21 - 2017.
(5) Đào Thị Bích Liên (2015),“Mở rộng cho vay hộ kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – CN Phú Tài”, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng.
(6) Quốc hội khóa XII (2010), Luật số 47/2010/QH12 về Luật các Tổ chức tín dụng.
(7) Quốc hội khóa XIII (2015), Luật số 91/2015/QH13 về Bộ Luật dân sự.
(8) ThS. Nguyễn Thành Nam, Ths. Nguyễn Thanh Nhàn, “Nhận thức của người dân nông thôn Việt Nam về tín dụng chính thức”, Tại chí ngân hàng số 8 – 2017.
(9) Nguyễn Duy Ngọc (2017), “Hoàn thiện hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Sacombank, Chi nhánh Daklak”, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng.