CHƯƠNG 3 KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO
3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ
3.1.1. Định hướng chung của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt
Xây dựng mô hình ngân hàng bán lẻ, cung cấp dịch vụ đa năng, theo hướng trở thành "Ngân hàng của mọi gia đình Việt Nam"; sáp nhập Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện (VPSC) vào Ngân hàng Liên Việt để phát triển dịch vụ tài chính vi mô đến từng xã, huyện của các tỉnh thành trong cả nước;
đảm bảo nguồn lực riêng theo yêu cầu cạnh tranh lành mạnh, ổn định, bền vững và thượng tôn pháp luật.
Cổ tức chia cho các Cổ đông đạt mức bằng năm 2010 (từ 15% trở lên).
Đặc biệt chăm lo đến đời sống Cán bộ - Nhân viên, quyết tâm thực hiện mục tiêu "Sống bằng lương, giàu bằng thưởng", thực hiện cơ chế khoán theo hướng quyền lợi gắn liền trách nhiệm và hiệu quả công việc.
Gắn xã hội trong kinh doanh, đổi mới hoạt động xã hội - từ thiện, thay vì tập trung thì dàn đều, mở rộng đối tượng thông qua việc cho vay hộ nông dân với mức lãi suất giảm, thực hiện chính sách Tam Nông (Nông nghiệp - Nông thôn - Nông dân).
Tiếp tục hiện đại hóa chú trọng đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ mới trong quản trị điều hành và nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh, quản trị rủi ro, nâng cao năng suất lao động, tuyển dụng và
đào tạo nguồn nhân lực… nhằm mục tiêu phát triển mạnh kinh doanh hiệu quả, an toàn hơn trong các năm tới. Bên cạnh đó, LPB quyết định đầu tư xâydựng và triển khai dịch vụ Ngân hàng số nhằm bắt kịp xu hướng tất yếu trong thời đại cách mạng 4.0 với kế hoạch tiếp tục tập trung đầu tư cho ứng dụng chuyển đổi số, nâng cấp hệ thống công nghệ thẻ mềm, QR code, chuẩn hóa hoạt động của ngân hàng theo Basel 2 và tập trung cho phát triển Ví Việt thành ngân hàng số.
Phát triển văn hóa Liên Việt chuẩn mực, đảm bảo: Hiệu pháp quản lý - Hiệu lực chấp hành - Hiệu ứng hệ thống - Hiệu quả kinh doanh trên cơ sở tất cả từ con người, bắt đầu từ con người, làm việc với phong cách Chuyên nghiệp - Hiện đại - Đổi mới - Uy tín - Hiệu quả - An toàn.
Mở rộng các quan hệ liên doanh, liên kết, từng bước hội nhập quốc tế.
3.1.2. Định hướng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh
- Dựa trên nền tảng những định hướng chung của LPB cũng như xu hướng phát triển kinh tế của thành phố, Chi nhánh tích cực mở rộng quy mô của hoạt động huy động vốn và cho vay bằng nhiều hình thức phong phú và đa dạng.
- Nâng tầm vị thế của LPB nói chung và của Chi nhánh LPB Đà Nẵng nói riêng so với các NHTM khác trong nước và trên cùng địa bàn hoạt động, phấn đấu hướng tới top 10 NHTM mạnh nhất về tổng tài sản, vốn cấp 1, cấp 2, cho vay khách hàng và lợi nhuận.
- Tập trung đẩy mạnh phát triển khách hàng tại các khu vực thị trường mục tiêu của NH.
- Nâng cao năng lực tài chính cả về quy mô và chất lượng, hiệu quả, bảo đảm an toàn hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường, công khai,
minh bạch, đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực về quản trị và an toàn hoạt động ngân hàng theo đúng quy định của pháp luật và tiệm cận với thông lệ quốc tế . - Kiểm soát chất lượng tài sản, đặc biệt là nợ xấu, tăng cường xử lý, thu hồi nợ nội bảng, nợ đã bán cho Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), đảm bảo duy trì nợ xấu ở mức thấp.
- Đẩy mạnh khai thác, mở rộng các kênh phát triển đối tác, đồng thời thắt chặt quan hệ với khách hàng thông qua việc hoàn thiện các sản phẩm bán lẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt độngkinh doanh lâu dài.
- Chuyển đổi mô hình kinh doanh của Ngân hàng theo hướng kinh doanh đa dịch vụ, đa dạng hóa nguồn thu và tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ.
- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao các kĩ năng tiếp thị, bán hàng, các kiến thức liên quan đến sản phẩm dịch vụ hiện có và các sản phẩm mới cho các nhân viên tín dụng và các cá nhân khác cùng tham gia trong hoạt động cung cấp dịch vụ.
- Tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền quảng cáo nhằm thu hút thêm khách hàng đến chi nhánh.
3.1.3. Định hướng hoàn thiện hoạt động cho vay khách hàng cá
nhân kinh doanh tại Chi nhánh
- Định hướng của Chi nhánh theo định hướng bán lẻ nên Chi nhánh sẽ tập trung phát triển mạnh hoạt động cho vay KHCN kinh doanh. Triển khai quyết liệt có hiệu quả các chính sách cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới theo cơ chế tín dụng của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước để đáp ứng kịp thời nguồn vốn cho từng cá nhân kinh doanh, ngành hàng, các chương trình mũi nhọn được chính phủ và các cấp chính quyền tại địa phương tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế như nông nghiệp nông thôn, công nghiệp chế biến, công nghiệp phụ trợ, sản xuất hàng
xuất khẩu, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, hộ sản xuất,...nhằm phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.
Thông qua sự định hướng của chính quyền địa phương, đây là cơ hội để tuyên truyền, quảng bá cụ thể và chi tiết các sản phẩm cho vay của Chi nhánh đến với người dân.
- Đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng lên 25%-30% so với các năm qua.
- Tăng trưởng số KHCN kinh doanh năm 2019 dự kiến đạt tỷ trọng KHCN kinh doanh trên tổng số khách hàng của Chi nhánh là 40% nhằm đẩy mạnh tăng trưởng mở rộng quy mô cho vay KHCN kinh doanh cả về số lượng khách hàng và chất lượng khoản vay. Đẩy mạnh công tác tiếp thị, tìm kiếm chọn lọc, xây dựng chiến lược khách hàng đặc biệt là các đối tượng khách hàng như khách hàng truyền thống, khách hàng tiềm năng, khách hàng có uy tín, kinh doanh hiệu quả, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, ngành hàng đang phát triển và những khách hàng, lĩnh vực, ngành hàng đang có nguy cơ tiềm ẩn rủi ro để kịp thời điều chỉnh việc cấp vốn tín dụng nhằm gia tăng dư nợ và hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất.
- Đi sâu vào nhận xét đánh giá một cách toàn diện và kỹ lưỡng mục đích sử dụng các khoản vay của khách hàng, từ đó có những quyết định tài trợ đúng đắn, làm tăng doanh số cho hoạt động cho vay KHCN kinh doanh. Từng bước đưa hoạt động cho vay KHCN kinh doanh trở thành một trong những sản phẩm hoạt động kinh doanh mang lại hiệu quả, trở thành thế mạnh của Chi nhánh.
- Quyết liệt trong công tác thu hồi nợ, giảm tỉ lệ nợ xấu đối với hoạt động cho vay KHCN kinh doanh. Đối với các khoản nợ xấu cần phân tích, đánh giá nguyên nhân, khả năng thu hồi nợ, làm việc với khách hàng để lập kế hoạch phương án xử lý thu hồi nợ cụ thể đối với từng khoản nợ; đánh giá
lại tình trạng TSBĐ, hồ sơ pháp lý, giá trị tài sản, khả năng thanh khoản của các loại tài sản để đưa ra biện pháp thanh lý, xử lý tài sản để thu hồi nợ phù hợp với từng loại tài sản của từng khoản vay. Đối với những khoản vay TSBĐ chưa xử lý được do chưa hội đủ hồ sơ pháp lý,... thì thực hiện các thủ tục xác lập quyền của LPB Chi nhánh Đà Nẵng kể cả khởi kiện ra tòa. Kiểm soát các khoản nợ có nguy cơ tiềm ẩn nợ xấu như nhóm 1, nhóm 2, nợ đã cơ cấu, các khoản nợ có khả năng chuyển nhóm cao theo CIC, theo kết luận thanh tra...Cần tập trung bằng mọi biện pháp tập trung xử lý thu hồi nợ, phân công rõ nhiệm vụ cũng như trách nhiệm, cách thức đối với từng khoản nợ xấu đảm bảo duy trì tỷ lệ nợ xấu như mục tiêu mà chi nhánh xây dựng cũng như mức tỷ lệ nợ xấu theo quy định của NHNN nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cũng như hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Bên cạnh đó, Chi nhánh cần thường xuyên rà soát tất cả các khoản nợ xấu đã đủ điều kiện xử lý, xây dựng kế hoạch và triển khai công tác xử lý nợ xấu theo từng tháng, hàng quý hoặc khi tỉ lệ nợ xấu đang ở mức báo động tránh việc quá tải dồn ép công việc vào cuối năm nhằm nâng cao vai trò chủ động xử lý nợ xấu và tránh việc bị động trong việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh.
- Đa dạng hóa danh mục ngành nghề cho vay nhằm đổi mới cơ cấu cho vay KHCN kinh doanh để gia tăng khách hàng tiềm năng ở các lĩnh vực khác. Nhằm định hướng các danh mục cho vay theo chủ trương của các cấp chính quyền và định hướng của Hội sở thì Chi nhánh sẽ bám sát đưa ra những sản phẩm ngành nghề đặc thù tại địa phương và đẩy mạnh tiếp cận tiếp thị sản phẩm gia tăng danh mục khách hàng hàng và dư nợ vay ở các ngành nghề màChi nhánh chưa tiếp cận ở những năm trước.
- Đơn giản hóa các thủ tục, ra soát các cơ chế nghiệp vụ, rút ngắn thời gian giải quyết món vay nhất là quá trình thẩm định, tạo điều kiện thuận lợi cho các KHCNKD có thể dễ dàng vay vốn.
- Thường xuyên tổ chức các buổi đào tạo, tập huấn nghiệp vụ chuyên sâu để nâng cao trình độ chuyên môn của các cán bộ tín dụng, kỹ năng thẩm định quản lý khoản vay; cập nhật các kiến thức về pháp luật, các văn bản mới ban hành, kiến thức kinh tế, kỹ thuật mới,...