Khoảng trống nghiên cứu của đề tài luận án

Một phần của tài liệu Quản lý đầu tư công trong điều kiện biến đổi khí hậu tại tỉnh đồng tháp (public investment management in the context of climate change in dong thap province) (Trang 26 - 30)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

1.1.4. Khoảng trống nghiên cứu của đề tài luận án

“Quản lý đầu tư công” là khái niệm đã được nhiều học giả nghiên cứu như Anand Rajaram và cộng sự (2010), Era Babla – Norris và cộng sự (2011), Richard Allen và Daniel Tommasi (2001), Vũ Thành Tự Anh (2018), Vũ Cương (2014). Nhiều hướng nghiên cứu được các học giả đề cập đến như: làm rõ khái niệm về QLĐTC; các nội dung QLĐTC; mối quan hệ giữa QLĐTC với hiệu quả ĐTC; đánh giá QLĐTC;…các nghiên cứu thường tiếp cận trên một khía cạnh cụ thể như nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng cường công tác huy động vốn hoặc riêng cho một ngành, quốc gia, một lĩnh vực cụ thể. Một số ít nghiên cứu một cách tổng thể các bước của chu trình quản lý CTDA ĐTC. Một số khác được thực hiện trong từng thời điểm và

trong các bối cảnh khác nhau như: một số nghiên cứu có thời gian nghiên cứu đã quá lâu so với hiện tại có nhiều thay đổi về tình hình đầu tư; nghiên cứu ở các quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, dường như trong từng ngữ cảnh khác nhau thì có sự khác nhau và chưa có sự thống nhất về kết quả của các nghiên cứu. Ngoài ra, các nghiên cứu về QLĐTC, cũng như QLĐTC cấp tỉnh tại Việt Nam còn nhiều hạn chế và chủ yếu mang tính chất thống kê mô tả. Một số nghiên cứu thiên về hệ thống lý luận và đưa các suy luận, đánh giá từ chủ quan và kinh nghiệm (Nguyễn Hoàng Anh, 2008; Nguyễn Thanh Minh, 2011; Trần Thanh Hải, 2012); một số nghiên cứu khác thì chỉ dừng lại ở mức độ thống kê mô tả là chính; Một vài nghiên cứu tập trung vào việc đánh giá hệ thống văn bản pháp lý hiện hành (Nguyễn Đức Thành và Đinh Tuấn Minh, 2012; Phạm Văn Hùng và Cộng sự, 2012; Vũ Cương, 2014; Vũ Thành Tự Anh, 2018). Một số ít nghiên cứu định lượng nhưng ở phạm vi cấp thành phố trực thuộc TW hoặc đối với cấp ĐP thì lại theo hướng nghiên cứu ở một khía cạnh (Mai Thị Thu, 2014; Sử Đình Thành, 2010;

Trịnh Thị Thúy Hồng, 2012). Có thể cho rằng, QLĐTC tại Việt Nam vẫn chưa được nghiên cứu nhiều và QLĐTC cấp tỉnh (thành phố) thì dường như ít ai nghiên cứu, hay nghiên cứu một cách sâu và đánh giá đầy đủ, đặc biệt trong điều kiện áp lực của BĐKH.

Trong nghiên cứu của Brumby (2008) về QLĐTC ở một số nước, Việt Nam là một trong số đó. Thông qua so sánh hiệu quả và hiệu lực của QLĐTC giữa các quốc gia với nhau, nghiên cứu chỉ ra chất lượng của các bước trong chu trình QLĐTC của Viêt Nam đạt mức thấp. Trong 8 khâu của quy trình (từ định hướng, phát triển DA, sàn lọc bước đầu cho đến thẩm định DA chính thức, đánh giá độc lập đối với thẩm định, lựa chọn và lập NS….) thì có đến 5 khâu có mức đánh giá yếu và kém. Vì vậy, muốn tăng cường hiệu quả của QLĐTC trong nổ lực tái cơ cấu ĐTC thì những yếu kém đã chỉ ra ở các khâu quản lý trên cần được ưu tiên khắc phục. Vũ Cương (2014) cũng cho rằng, từ khi có Luật ĐTC ra đời thì các hệ thống các văn bản dưới luật về ĐTC được xây dựng trong thời gian trước bộc lộ nhiều hạn chế, không còn phù hợp. Yêu cầu cải thiện ở tất cả các bước của chu trình QLĐTC là hết sức cần thiết. Cải thiện hệ thống QLĐTC là một công việc lâu dài, gắn chặt với quá trình cải cách thể chế và tái cơ cấu ĐTC ở nước ta. Vì vậy, công tác QLĐTC nói riêng và QLĐT nói chung cần phải được tăng cường cải thiện mới có thể thực hiện tốt yêu cầu đề ra. Đặc biệt trong trường hợp Luật ĐTC đã được ban hành.

Mặt khác, thuật ngữ “BĐKH” và sự nóng lên của toàn cầu không còn xa lạ và chứa đựng nhiều nguy cơ sự tiềm ẩn do hậu quả tác động của nó, trong nhiều nghiên cứu tiếp cận giải thích những tác động của BĐKH đến điều kiện tự nhiên, KTXH và môi trường (IPCC, 2007; Lê Anh Tuấn và Nguyễn Văn Bé, 2008; Nguyễn Ngọc Trân,

2010; Phan Văn Tân và Ngô Đức Thành, 2013; Susmita Dasgupta và cộng sự, 2007;

Tô Văn Trường, 2008; Trần Thọ Đạt và Vũ Thị Hoài Thu, 2013). Việt Nam là một trong năm quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng nhất bởi BĐKH và nước biển dâng (Susmita Dasgupta và cộng sự, 2007) nhưng khái niệm về BĐKH và những tác động tiềm tàng cũng như nhu cầu thích ứng BĐKH vẫn chưa được nghiên cứu sâu và hiểu đúng. Vì vậy, việc tích hợp BĐKH vào trong lập kế hoạch phát triển KTXH quốc gia, vùng, ĐP là vấn đề cấp thiết cần nghiên cứu (Bộ Kế hoạch và đầu tư và UNDP & World Bank Group, 2015; Bộ Tài Nguyên và Môi tường, 2008).

Đồng Tháp là ĐP duy nhất có 2 nhánh sông chính của sông Mekong (Sông Tiền và sông Hậu) chảy qua trung tâm của vùng ĐBSCL, cung cấp phù sa và cũng như nguồn nước ngọt dồi dào phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp, thủy sản. Bên canh đó, thủy sản và lúa (vựa lúa lớn thứ 3 của Việt Nam) là hai thế mạnh của Tỉnh (UBND tỉnh Đồng Tháp, 2011). Ngoài ra, do có đặc điểm về vị trí gần thượng lưu sông Tiền với các tuyến giao thông đường thủy và đường bộ từ biên giới Việt Nam – Campuchia ra biển, tạo điều kiện thuận lợi về kinh tế đối ngoại hướng ra các nước Đông Nam Á và là cửa ngỏ của vùng Tứ giác Long Xuyên hướng về vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (UBND tỉnh Đồng Tháp, 2014). Do vậy, Đồng Tháp có nhiều thuận lợi cho việc ĐTPT sản xuất nông nghiệp. Ngoài việc được cung cấp nguồn nước ngọt, bồi đắp phù sa. Đồng tháp còn có tuyến hệ thống giao thông thủy quốc tế quan trọng nối cảng Đồng Tháp với Campuchia và biển Đông, cảng Cần Thơ và TP. Hồ Chí Minh. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh PTKT theo hướng xuất khẩu.

Trong những năm qua, tuy hoạt động đầu tư nói chung và ĐTC trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả đáng kể. Lượng vốn ĐTC gia tăng hàng năm và phân bổ vào các ngành nghề đã giúp cho CCKT của tỉnh có sự chuyển dịch theo hướng tích cực góp phần làm cho tỷ trọng nông nghiệp giảm dần, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng dần. Mức TTKT của tỉnh trong thời gian qua vẫn duy trì được khả năng tăng trưởng khá nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế như lượng vốn ĐTC còn thiếu so với như cầu ĐTC ở ĐP, việc phân bổ đầu tư vào các ngành, lĩnh vực chưa thật sự trọng tâm, trọng điểm nên chuyển dịch cơ cấu đầu tư còn chậm, riêng về cơ cấu nguồn vốn còn phụ thuộc nhiều NSNN (trên 65% tổng vốn ĐTC trên địa bàn tỉnh, trừ năm 2014 khoảng trên 47%) nên tính chủ động chưa cao trong công tác QLĐT, nhất là trong hoàn cảnh nền KTTT có nhiều thay đổi phức tạp, hội nhập toàn cầu và BĐKH hay sức ép từ khi có Luật ĐTC ra đời,…(Lê Văn Tuấn và Từ Quang Phương, 2014; UBND tỉnh Đồng Tháp, 2017).

Bên cạnh đó, ĐBSCL là một trong 3 vùng đồng bằng trên Thế giới bị ảnh hưởng nặng nề bởi BĐKH. Tỉnh Đồng Tháp có vị trí nằm ở biên giới phía Tây của

Vùng nên phần chịu tác động của triều cường, mặn xâm nhập và nước biển dâng sẽ ít hơn các tỉnh ven biển. Hiện tại Đồng Tháp là tỉnh duy nhất trong 13 tỉnh ĐBSCL chưa bị nhiễm mặn do nước biển dâng. Tuy nhiên trong tương lai, Đồng Tháp sẽ phải chịu chung cảnh ngộ với các tỉnh trong khu vực. Nếu mực nước biển dâng 100 cm, khoảng 4,64% diện tích của tỉnh Đồng Tháp có nguy cơ bị ngập (tương đương 15.576,7 ha/337.860 ha) (Bộ Tài Nguyên và Môi trường, 2016). Hơn nữa, trước tác động của việc khai thác nước ở các quốc gia thượng nguồn bởi các DA đập thủy điện hình thành nên mối đe dọa kép đối với mực nước, dòng chảy của hạ lưu sông Mekong. Trong những năm vừa qua BĐKH, chính những đợt hạn kéo dài cộng với tổng lượng mưa giảm, cùng với việc các đập thủy điện tích trữ nước và sự gia tăng việc dẫn nước nhập điền của các quốc gia thượng lưu sông Mekong đã làm suy giảm mực nước trên sông Mekong, dẫn đến tình trạng thiếu nước ngọt ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản…trên địa bàn tỉnh (Lê Minh Hùng, 2016).

Trước tác động của BĐKH, tỉnh Đồng Tháp đã bước đầu chủ động ứng phó, thích nghi; tập trung nguồn lực để phục vụ cho phát triển KTXH bền vững. Trong đó, huy động các nguồn lực triển khai các đề án, DA về ứng phó với BĐKH. Đồng Tháp luôn vượt qua những rào cản về địa lý, gạt bỏ tự ti của một tỉnh lẻ xa xôi: là tỉnh không thuộc vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ, không thuộc vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL, là tỉnh không nằm trong trục giao thông chính quốc lộ 1A từ TP. Hồ Chí Minh đi Cà Mau (Đàm Văn Nhuệ và cộng sự, 2015; UBND tỉnh Đồng Tháp, 2014), để tiếp tục là điểm sáng của ĐBSCL và cả nước về MTĐT, đặc biệt trong hoàn cảnh chịu nhiều tác động bởi BĐKH.

Tóm lại, từ tổng quan nghiên cứu cho thấy, các nghiên cứu đã ít nhiều trang bị về cơ bản cơ sở lý luận và thực tiễn về ĐTC và QLĐTC, qua đó ít nhiều đóng góp cho các nhà quản lý trong việc tăng cường công tác QLĐTC. Với những nghiên cứu tại từng thời điểm hoàn cảnh khác nhau, việc vận dụng để đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp cho QLĐTC ở Việt Nam hoặc ở từng ĐP tại Việt Nam thì cần phải áp dụng một cách hợp lý với những điều kiện nhất định.

Nhìn chung, số ít nghiên cứu sâu về ĐTC cấp tỉnh và nếu có thì chủ yếu mang tính khái quát rất chung chung, chưa mang tính cụ thể cho một tỉnh (ĐP) hay vùng kinh tế nào đó trên góc độ đầy đủ của ĐTC, nhất là theo tinh thần của Luật ĐTC năm 2014, cập nhật theo Luật ĐTC năm 2019. Khi nghiên cứu điển hình ở một ĐP (tỉnh) thì các nghiên cứu thường tiếp cận trên một khía cạnh cụ thể nào đó như ĐTPT từ NSNN nói chung, ĐTXD cơ bản từ NSNN, nâng cao hiệu quả sử dụng VĐT, tăng cường công tác huy động VĐT hoặc riêng cho một ngành, một lĩnh vực cụ thể, thẩm định, đánh giá và lựa chọn DAĐT của các DNNN..., Bên cạnh đó, có những nghiên

cứu có thời gian nghiên cứu đã được thự chiện nghiên cứu có thể nói là đã quá lâu so với thời gian hiện tại đã có nhiều thay đổi về tình hình đầu tư – về các hệ thống văn bản Luật và dưới Luật.

Một số nghiên cứu cũng ít và chưa đi sâu nghiên cứu đánh giá và chỉ ra được đâu là những khâu được xem là yếu kém nhất và đâu là khâu tốt nhất trong chu trình QLĐTC cấp tỉnh để từ đó có những cơ sở sát đáng cho việc tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý trong lĩnh vực này. Hoặc nghiên cứu những đề xuất khả thi về các tiêu chí để áp dụng trong đánh giá hiệu quả ĐTC cấp tỉnh và tiêu chí đánh giá công tác QLĐTC cấp tỉnh, qua đó thiết lập một quy trình toàn diện hơn cho liên kết chính sách, kế hoạch và NS trong QLĐTC trên địa bàn tỉnh.

Một số nghiên cứu khác cũng chưa thể chứng minh cụ thể được mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến công tác QLĐT nói chung và cụ thể hơn về công tác QLĐTC cấp tỉnh, nhân tố nào ảnh hưởng nhiều nhất, nhân tố nào ảnh hưởng ít nhất, và chưa lượng hóa được mức độ tác động của từng nhân tố đến công tác quản lý đối với ĐTC ở ĐP trong từng bối cảnh nghiên cứu. Thông thường sẽ theo hướng lượng hóa liên hệ giữa ĐTC với đầu tư tư nhân, với TTKT,...Ở Việt Nam và khu vực ĐBSCL nói chung mặc dù có một số nghiên cứu về QLĐTC nhưng các vấn đề gắn kết ĐTC với BĐKH nhằm đảm bảo đạt được KQHQ của phát triển KTXH, từ đó đặt ra các yêu cầu gì đối với công tác QLĐTC cần phải có để đảm bảo đạt kết quả ĐTC như đề ra. Mối liên hệ chặt giữa QLĐTC với các yếu tố ảnh hưởng, nhất là các yếu tố của BĐKH cũng chưa được phân tích sâu toàn diện.

Mặc khác, BĐKH ảnh hưởng chung đến toàn vùng ĐBSCL nhưng cũng do tác động của BĐKH mà các yếu tố tạo vùng có thể sẽ chịu sự ảnh hưởng khác nhau. Với những cực đoạn xuất hiện trở nên thường xuyên của lũ và hạn – mặn, các biện pháp ứng phó khác nhau tại mỗi tiểu vùng sẽ tác động đến các yếu tố của mô hình phát triển vùng, vùng giáp biên giới bị ảnh hưởng của lũ (Đồng Tháp và An Giang), vùng trung tâm đồng bằng bị ảnh hưởng của cả 2 yếu tố (Cần Thơ), và vùng giáp biển đông chịu tác động của mặn (các tỉnh còn lại của Vùng ĐBSCL). Chính sự phân hóa về tác động của BĐKH làm cho sự đồng nhất vốn có của vùng ĐBSCL không còn. Từ đó cũng sẽ có các cơ chế, chính sách QLĐTC trong điều kiện BĐKH phù hợp với từng ĐP của các tiểu vùng ở ĐBSCL. Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu trước, đề tài “QLĐTC trong điu kin BĐKH ti tnh Đồng Tháp”, kỳ vọng sẽ bổ sung một phần khoảng trống trong nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Quản lý đầu tư công trong điều kiện biến đổi khí hậu tại tỉnh đồng tháp (public investment management in the context of climate change in dong thap province) (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(218 trang)