CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến quản lý đầu tư công tại tỉnh Đồng Tháp
3.1.1. Về vị trí địa lý - tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp 3.1.1.1. Vị trí địa lý – điều kiện tự nhiên
Đồng Tháp là tỉnh thuộc vùng ĐBSCL, một trong ba tỉnh của vùng ngập nước của vùng ĐBSCL hay còn gọi là vùng Đồng Tháp Mười bao gồm Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp. Đồng Tháp là ĐP duy nhất có 2 nhánh sông chính của sông Mekong (Sông Tiền và sông Hậu) chảy qua trung tâm của vùng ĐBSCL (đoạn sông Tiền chảy qua tỉnh dài 124km, đoạn sông Hậu chảy qua dài 30km), mang đến lượng phù sa và nguồn nước ngọt dồi dào phục vụ phát triển sản xuất nông - thủy sản. Thủy sản và lúa là hai thế mạnh của tỉnh (UBND tỉnh Đồng Tháp, 2011). Đồng Tháp có nhiều thuận lợi cho việc ĐTPT sản xuất nông nghiệp. Ngoài việc được cung cấp nguồn nước ngọt, bồi đắp phù sa. Đồng tháp còn có tuyến hệ thống giao thông thủy quốc tế quan trọng nối cảng Đồng Tháp với Campuchia và biển Đông, cảng Cần Thơ và TP.
Hồ Chí Minh tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu. Bên cạnh những thuận lợi, tình cũng có những khó khăn nhất định như địa giới của tỉnh bị chia cắt bởi sông Tiền. Hệ thống sông ngòi, kênh rạch tuy nhiều nhưng lại chằng chịt, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển đô thị, nhất là trong việc kết nối không gian vùng và chi phí ĐTPT đối với hệ thống thủy lợi của tỉnh lại khá cao.
Về điều kiện tự nhiên
Đồng Tháp là tỉnh có địa hình bằng phẳng và tương đối đồng nhất mang đặc điểm chung của vùng ĐBSCL. Khí hậu của tỉnh phân hóa 2 mùa rõ rệt. Nhìn chung, khí hậu của tỉnh là tương đối ổn định, hội tụ đầy đủ các điều kiện để phát triển theo hướng vùng chuyên canh cây lúa, được thâm canh trên quy mô lớn và đồng nhất.
Ngoài ra, tỉnh cũng có khả năng phát triển một số loại cây trồng vật nuôi như rau màu, tôm cá, đặc biệt mô hình kinh tế vườn, trồng và bảo tồn rừng ngập mặn,… Đồng Tháp năm trong vùng ngập sâu của vùng ĐBSCL và chịu tác động của các kỳ ngập lũ. Mức độ ảnh hưởng của lũ đối với tỉnh ngày càng phức tạp, ảnh hưởng sâu sắc đến hệ thống canh tác, đời sống của người dân, bảo vệ KCHT kỹ thuật, cấp nước sạch và vấn đề sạt lở. Bên cạnh đó, việc kiểm soát lũ cho vùng Đồng Tháp Mười vẫn còn chưa có nhiều
giải pháp có tính thống nhất và gây không ít khó khăn đến thực hiện các phương án về quy hoạch PTBV KTXH của tỉnh.
3.1.1.2. Về kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp
Tăng trưởng kinh tế và các yếu tố đóng góp tăng trưởng
TTKT của tỉnh giai đoạn 2006 - 2018 là chưa ổn định và biên độ dao động khá lớn, đạt trung bình 14,1%/năm/KH 14,5%/năm trong 5 năm 2006 - 2010 và mức tăng trưởng này có xu hướng chậm lại và ở mức thấp trong 5 năm 2011 - 2015, giảm còn 9,5%/năm/KH 13,0%/năm (theo giá năm 1994) và đạt 6,70%/năm (theo giá so sánh 2010); so với mức bình quân của toàn vùng ĐBSCL là 8,1% thì tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh Đồng Tháp chỉ đạt ở mức thấp. Từ năm 2016 đến năm 2018, tốc độ TTKT của tỉnh vẫn không được cải thiện và đạt ở mức thấp khoảng 6,3%/năm. Tốc độ của giai đoạn trên tương ứng với giá trị GRDP của tỉnh theo giá so sánh 2010 vẫn có xu hướng tăng qua từng năm. Giai đoạn 2010 - 2015, khu vực có đóng góp tỷ trọng cho tăng trưởng cao nhất là khu vực CN - XD, đến giai đoạn 2016 - 2018 thì khu vực TM - DV có đóng góp thúc đẩy TTKT của tỉnh cao hơn khu vực nông nghiệp.
Biểu đồ 3.1. Tăng trưởng kinh tế tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2000-2018
Nguồn: Cục Thống Kê tỉnh Đồng Tháp (2019) Chuyển dịch CCKT
Những năm qua, kinh tế tỉnh Đồng Tháp có sự chuyển dịch CCKT theo đúng hướng, tỷ trọng nông – lâm – ngư nghiệp giảm dần và tăng tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp. Tuy nhiên, mức chuyển dịch CCKT này còn chậm và chưa đạt so với quy hoạch và kế hoach của giai đoạn. Trong giai đoạn từ 2011 đến 2015, khu vực nông – lâm - ngư nghiệp có cơ cấu cao hơn kế hoạch và cơ cấu khu vực CN - XD, khu vực TM - DV lại tăng chưa đạt theo mức kỳ vọng. Bước sang giai đoạn 2016 - 2017,
5,05
13,48 13,08 9,74
6,6
5,49 5,64 6,07 6,52
5,75
6,91
0 2 4 6 8 10 12 14 16
2000 2005 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (%)
CCKT tỉnh chuyển biến tích cực hơn trong khu vực TM - DV, tỷ trọng chiếm 41%
trong năm 2017 so với năm 2015 là 39,4%, trong khi đó thì khu vực CN - XD vẫn chưa có sự đột phá mạnh để nâng cao vai trò trong nền kinh tế tỉnh. Nhìn chung, đồng tháp vẫn thuộc nhóm tỉnh có sản xuất nông nghiệp cao và mức chuyển dịch CCKT từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp của tỉnh vẫn đang diễn ra tương đối ở mức chậm.
Hệ thống KCHT được tăng cường đầu tư bằng nhiều nguồn vốn, đáp ứng mục tiêu phát triển KTXH của Tỉnh. Trong đó, tập trung đầu tư các công trình giao thông, thủy lợi, hạ tầng khu, CCN, khu kinh tế cửa khẩu, hạ tầng TM - DV, du lịch, đô thị, trường học, trường dạy nghề, bệnh viện, trạm y tế, các công trình VHXH, phục vụ dân sinh,…hoàn thành đưa vào vận hành và phát huy hiệu quả và góp phần thúc đẩy KTXH của tỉnh phát triển đi lên.
Về các lĩnh vực VHXH, trong các năm qua tỉnh đã tập trung ĐTPT các lĩnh vực y tế, GD&ĐT, VHXH, tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo, hạ thấp tỷ lệ tăng dân số, đời sống từng bước cải thiện thông qua các CTMT Quốc gia; các vấn đề về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn… đã và đang được triển khai có nhiều kết quả khả quan.
Bên cạnh một số điểm nỗi bậc về mặt đạt được của KTXH, tỉnh vẫn còn một số hạn chế không nhỏ và ảnh hưởng đến hoạt động ĐTC nói riêng và phát triển KTXH nói chung của tỉnh
CCKT của tỉnh Đồng Tháp hiện nay là nông nghiệp và dịch vụ - công nghiệp.
Trong đó, nông nghiệp đang đóng vai trò chủ đạo, tạo nguồn lực cho ĐTPT của tỉnh.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào qui mô mở rộng diện tích, năng suất tăng chậm, hiệu quả sản phẩm còn thấp. Các cơ sở công nghiệp đều có quy mô nhỏ, đầu tư ít, kỹ thuật và trang bị kém, …tỉnh Đồng Tháp còn thiếu các lĩnh vực nguồn và thiếu cơ sở có công nghiệp bảo quản chế biến hiện đại, làm đầu tàu phát triển cho tỉnh. Xuất khẩu của tỉnh chủ yếu nông sản sơ chế, giá cả bấp bênh…gây ảnh hưởng đến tính bền vững trong PTKT của tỉnh.
Ngoài ra, KCHT kỹ thuật (thủy lợi, cầu đường, đường phố, giao thông nông thôn, bến bãi, điện, nước, thông tin liên lạc…) của tỉnh Đồng Tháp nhìn chung tuy được quan tâm đầu tư nhưng còn yếu và thiếu đồng bộ, chưa được đầu tư đúng mức làm hạn chế khả năng thu hút ĐTPT vào các ngành công nghiệp, TM - DV, dẫn đến đầu tư có hiệu quả chưa cao trong thời gian qua (UBND tỉnh Đồng Tháp, 2011).
3.1.2. Tình hình biến đổi khí hậu tại tỉnh Đồng Tháp
Đồng Tháp là tỉnh thuộc đầu nguồn sông Cửu Long chịu tác động trực tiếp và trước tiên của lũ. Trong thời gian gần đây, trừ các năm có lũ lớn vào năm 2000 - 2002
và năm 2011 thì xu hướng lũ đang giảm dần. Do ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp từ các đập thủy điện, DA chuyển nước ở thượng nguồn sông MeKong và BĐKH gây ra.
Mặc khác, hạn hán, khô kiệt cũng đến sớm và kéo dài hơn dẫn đến sông bị suy kiệt dòng chảy, mực nước hạ thấp, …ảnh hưởng không tốt đến sự sinh trưởng của cây trồng,…Ngoài ra, Đồng Tháp là tỉnh có cả sông Tiền (122,9km) và sông Hậu (34,4km) chảy qua nên hiện tượng sạt lở bờ sông xảy ra dọc theo hai bên bờ của các con sông diễn ra ngày càng nghiêm trọng với số lượng các điểm sạt lở tăng lên, vành đai sạt lở mở rộng hơn trung bình mỗi năm mất từ 30 ha đến 50 ha đất ven sông do sạt lở gây ra.
Hơn nữa, Đồng Tháp có thế mạnh về nông nghiệp nhưng đây cũng là lĩnh vực chịu ảnh hưởng lớn từ BĐKH.
Những năm qua, tác động của BĐKH đến tỉnh Đồng Tháp ngày càng gia tăng và rỏ rệt, đặt ra nhiều vấn đề ảnh hưởng đến công cuộc PTBV KTXH, môi trường, đời sống và sức khỏe của người dân trong tỉnh.
Bảng 3.1. Kết quả đánh giá về “Mức độ xảy ra các hiện tượng thời tiết của biến đổi khí hậu tại tỉnh Đồng Tháp trong thời gian gần đây (2011 - 2018)”
Nội dung Mean Std. D Khoảng tin cậy 95%
Cận dưới cận trên
Hạn hán, khô kiệt 2,3784 0,9369 2,2425 2,5143
Mưa bão, lũ lụt 2,9730 0,9055 2,8416 3,1043
Nhiệt độ tăng 2,9514 0,8986 2,8210 3,0817
Nước biển dâng 1,4919 0,8478 1,3689 1,6149
Xâm nhập mặn 1,4703 0,7301 1,3644 1,5762
Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra của tác giả Từ bảng 3.1, cho thấy các hiện tượng BĐKH tại tỉnh Đồng Tháp trong thời gian qua như về hạn hán, khô kiệt; cũng như mưa bão, lũ lụt và nhiệt độ tăng có xu hướng xảy ra ở mức trung bình và cận trên trung bình. Trong khi đó, các hiện tượng khác như nước biển dâng và xâm nhập mặn thì lại rất ít hoặc thậm chí không xảy ra. Thực tế ở tỉnh Đồng Tháp trong thời gian qua, các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra trên địa bàn tỉnh có xu hướng ngày càng rõ nét như mùa mưa có xu hướng thất thường, có nhiều đợt mưa rất to và mưa bão, lũ lụt, hạn hán, nắng nóng ngày càng bất thường và kéo dài không theo qui luật, mức ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng hơn. Tình trạng sạt lở bờ sông ngày càng nhiều và nguy hiểm, số lượng các điểm sạt lở tăng, vành đai sạt lở mở rộng.
Hộp 3.1. Ý kiến của nhóm phỏng vấn về các hiện tượng nước biển dâng và xâm nhập mặn
“Tỉnh Đồng Tháp hiện ít hoặc không bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng xâm nhập mặn và nước biển dâng. Tuy nhiên, trong tương lai nếu xảy ra các hiện tượng này thì Tỉnh Đồng Tháp sẽ bị ảnh hưởng rất lớn và chịu thiệt hại nặng từ các hiện tượng nước biển dâng và xâm nhập mặn”.
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phỏng vấn của tác giả Ngoài ra, trước những thay đổi từ BĐKH trên địa bàn tỉnh thì nền nông nghiệp của tỉnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng, trong đó diện tích đất bị nhiễm phèn ở tỉnh có xu hướng bị nới rộng, nhất là vùng trũng của Đồng Tháp Mười. Bên cạnh đó, các loại sâu rầy ngày càng phát triển mạnh, gây hại trên diện rộng, nhiều bệnh lạ gây hại đối với ruộng lúa, hoa màu và các vườn cây ăn trái trên địa tỉnh. Ngoài ra, trong chăn nuôi thì dịch bệnh cũng gây ra trên các loại gia súc, gia cầm ngày càng tăng và diễn biến phức tạp ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động sinh kế của người dân ĐP. Mặt khác, đa dạng sinh học cũng đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đáng lo ngại là nhiều loài động vật, thực vật có nguy cơ biến mất trên toàn tỉnh trước những thay đổi xấu của các hiện tượng thời tiết, khí hậu như: Sếu đầu đỏ, rắn hổ, cá dầy,…Hơn nữa, các vấn đề về ô nhiễm môi trường và dịch bệnh xuất hiện ngày càng nhiều và nguy hiểm hơn như: dịch sốt xuất huyết, viêm nhiễm dị ứng, dịch cúm H5N1, H1N1, Stress, các bệnh về đường ruột, đường hô hấp,…gây tác hại xấu đến sức khỏe và đời sống của người dân ở ĐP.
Bảng 3.2. Kết quả đánh giá “Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của người dân ở Đồng Tháp”
Nội dung Mean Std. D Khoảng tin cậy 95%
Cận dưới cận trên
Hạn hán, khô kiệt 3,6757 0,7751 3,5632 3,7881 Mưa bão, lũ lụt 3,4054 0,8360 3,2841 3,5267 Nhiệt độ tăng 3,2811 0,7275 3,1756 3,3866 Nước biển dâng 3,0811 0,8840 2,9529 3,2093 Xâm nhập mặn 3,0432 0,8264 2,9234 3,1631
Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra của tác giả Kết quả khảo sát bảng 3.2 cho thấy, các mức đánh giá (Mean) đều ở mức trên trung bình (lớn hơn 3). Đều này cho thấy, hầu hết yếu tố của BĐKH đều có ảnh hưởng nhiều đến đời sống và công việc của người dân ĐP, trong đó ảnh hưởng nhiều nhất là hạn hán, khô kiệt; kế đến là mưa bão, lũ lụt; tiếp theo là nhiệt độ tăng và nước biển dâng, cuối cùng là xâm nhập mặn. Ngoài ra, mức chênh lệch điểm số trung bình được
đánh giá giữa các yếu tố biểu hiện của BĐKH là không nhiều. Những năm qua, Tỉnh đã ban hành nhiều chương trình hành động, quy hoạch, DAĐT ứng phó, thích ứng với BĐKH tại tỉnh; chỉ đạo lòng ghép nội dung ứng phó, thích ứng với BĐKH vào các chương trình, kế hoạch phát triển KTXH của tỉnh, của ngành, ĐP trong tỉnh. Tuy nhiên, trong thời gian tới BĐKH ở tỉnh Đồng Tháp ngày càng phức tạp, khó lường hơn nên công tác tổ chức triển khai thực hiện các kế hoạch ĐTC ứng phó, thích ứng với với BĐKH ở tỉnh, cùng với công tác QLNN nói chung và công tác QLĐTC trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp cần được chú trọng thực hiện có chất lượng, có hiệu quả và đảm sinh kế cho người dân.