CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM
4.3. Giải pháp tăng cường quản lý đầu tư công trong điều kiện biến đổi khí hậu tại tỉnh Đồng Tháp
4.3.4. Tăng cường hơn nữa công tác phân cấp và phối hợp trong quản lý đầu tư công và rà soát, cập nhật, hoàn thiện các hệ thống văn bản pháp lý có liên quan tới lòng ghép công tác quản lý đầu tư công với nhiệm vụ ứng phó biến đổi khí hậu, phòng tránh rủi ro thiên tai
Thứ nhất, dựa trên thực tế của hoạt động QLĐTC và tình hình ứng phó với BĐKH của Tỉnh, cần rà soát các quy định của TW về QLĐT nói chung và QLĐTC gắn với BĐKH, phát hiện những quy định chồng chéo, bất cập để kip thời kiến nghị điều chỉnh, bổ sung. Bên cạnh đó, Tỉnh cũng nên bổ sung các quy định riêng của Tỉnh để áp dụng và chỉ đạo, hướng dẫn nhằm tạo sự thuận lợi trong quá trình triển khai thực hiện.
Thứ hai, tiếp tục rà soát và thống nhất xây dựng cơ chế phối hợp giữa các sở, ban ngành, ĐP trong toàn bộ quá trình xuyên suốt đầu tư DA, hạng mục công trình.
Xây dựng sổ tay hướng dẫn QLĐTC và hướng dẫn lòng ghép BĐKH vào các chương trình, DA ĐTC trọng điểm sao cho có thể phục vụ tốt công tác lập, theo dõi, đánh giá và báo cáo về công tác QLĐTC cho các chủ đầu tư và các đơn vị tổng hợp. Trong đó, cần chú trọng đưa ra các tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể, rõ ràng và dễ hiểu để giúp các ngành, ĐP, đơn vị tự đánh giá về công tác QLĐTC, từ kết quả đó có thể chỉ ra được các kinh nghiệm quản lý cần phải rút kinh nhiệm để thực hiện tốt hơn.
Thứ ba, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực QLĐTC tạo điều kiện thuận lợi cho các Sở, ban ngành, ĐP trên địa bàn Tỉnh trong việc phối hợp triển khai thực hiện các CTDA ĐTC. Chú trọng, cải cách thủ tục hành chính theo hướng tăng cường phân cấp đúng đắn và làm rõ được quyền hạn, trách nhiệm của các cấp, các ngành và chủ đầu tư cũng như người đứng đầu trong đơn vị, tinh gọn tập trung đầu mối trong việc giải quyết mọi công việc có liên quan đến công tác quản lý hoạt động
ĐTC, nhất là công tác QLNN về ứng phó với BĐKH với cơ chế phối hợp liên ngành để thống nhất mục tiêu và hành động trong thực hiện. Tuy nhiên, cần xem xét tới khả năng, năng lực thực hiện DA, hạng mục công trình ĐTC và công tác QLĐTC khi thực hiện phân cấp quản lý. Kịp thời bổ sung, kiện toàn đội ngũ cán bộ phụ trách ở các cấp, đảm bảo về số lượng và chất lượng, có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Hơn nữa, Tỉnh cần duy trì và đầu tư nâng cấp chất lượng các trang website cũng như các thông tin đăng tải trên đó về công tác ĐTC như website của UBND tỉnh, Sở KH&ĐT, sở TN&MT là chủ yếu, qua đó kịp thời thông tin và công khai danh mục đầu tư, qui trình thực hiện QLĐT tạo điều thiện thuận lợi cho công tác KTGS.
4.3.5. Xây dựng và hoàn thiện chính sách khuyến khích, ưu đãi khi đầu tư vào các dự án đầu tư công ứng phó, thích ứng với biến đổi khí hậu và tăng cường đa dạng hóa các loại hình đầu tư công
Thứ nhất, Tiếp tục tăng cường cải thiện MTĐT của Tỉnh (chú trọng cải cách thủ tục hành chính, nâng cao tính cạnh tranh nền kinh tế của Tỉnh)
Cải cách thủ tục hành chính trong việc giải quyết hợp lý về nhu cầu đất đai cho SXKD, hỗ trợ thủ tục giao - cho thuê đất, thủ tục cho nhà đầu tư trong việc thương lượng thỏa thuận đền bù đất thỏa đáng với các hộ dân.
Bên cạnh đó, Tỉnh cần có chính sách tập trung ưu tiên đầu tư hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đầu tư mở mới và nâng cấp mở rộng nhanh đường sá, điện, nước, thông tin liên lạc và hệ thống hạ tầng đô thị (thoát nước, thải rác, phòng cháy, chữa cháy,...) theo các thể thức BOT, BT, ứng vốn trước,... hoàn thiện hạ tầng các khu, cụm công nghiệp.
Ngoài ra, công khai định hướng QHKH phát triển KTXH của Tỉnh, của ngành, của sản phẩm lợi thế của ĐP ưu tiên khuyến khích đầu tư, làm cơ sở cho các DN nghiên cứu kinh doanh.
Đồng thời, triển khai thực hiện tốt các quy hoạch, đề án, DAĐT, chính sách phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới phù hợp với theo hướng thích ứng với BĐKH. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch vùng sản xuất lúa, nuôi trồng thủy sản, cây ăn trái phù hợp, tạo ra những vùng chuyên canh tập trung, có khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, chất lượng tốt.
Thứ hai, tăng tường chính sách huy động các nguồn đầu tư trong nước và nước ngoài, đa dạng các hình thức đầu tư XH hóa, hợp tác công – tư và chú trọng hỗ trợ DN và người dân tham gia các hoạt động ứng phó với BĐKH.
Chủ trương đầu tư của Tỉnh trong thời gian tới là huy động tổng lực các nguồn vốn trong nước, ngoài nước để PTBV KTXH, trong đó có ưu tiên ĐTC vào các công
trình, DA ĐTC trọng điểm có khả năng ứng phó, thích ứng cao với BĐKH. Do vậy, vai trò của các nguồn VĐT cần được quan tâm và nhận định đúng mức. Để đáp ứng nhu cầu vốn cho ĐTPT KTXH của Tỉnh trong những năm tới, Tỉnh cần phải có hệ thống các biện pháp huy động VĐT một cách tích cực, hiệu quả và kịp thời. Mặt khác, cần phải chủ động huy động tất cả các nguồn VĐT bao gồm cả vốn NSNN, vốn của DN và dân cư, vốn FDI...như vậy mới có điều kiện khai thác được các lợi thế của Tỉnh, phát huy được những nhân tố tích cực trong hoạt động ĐTPT KTXH của Tỉnh.
• Đối với nguồn vốn trong nước trên địa bàn Tỉnh
Tỉnh cần chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả quản lý đối với nguồn vốn ĐTC trên địa bàn Tỉnh để tránh tình trạng đầu tư dàn trải, lãng phí. Đặc biệt, đối với đầu tư XDCB sử dụng vốn ĐTC, cần nhanh chóng xử lý nợ tồn đọng vốn, đảm bảo tiến độ các DA theo quy định, tập trung ưu tiên bố trí vốn cho các DA hoàn thành, DA chuyển tiếp, hạn chế DA khởi công mới, chỉ khởi công các DA mới thực sự cần thiết và cấp bách.
Tỉnh cần đẩy mạnh tăng thu NSĐP thông qua chống thất thu NS và thực hành tiết kiệm chi thường xuyên. Về cơ bản và lâu dài, Tỉnh cần đẩy mạnh khuyến khích SXKD để tăng nguồn thu cho NS. Mặt khác, có thể hình thành các quỹ ĐTPT của Tỉnh từ các nguồn VĐT ban đầu của NS Tỉnh, khoản vượt thu NS, tiền thu từ quỹ đất, nguồn thu từ bán tài sản và các nguồn vốn khác. Quỹ này nhằm tập trung vốn cho các DA ưu tiên, hỗ trợ lãi suất đầu tư cho các DA trọng điểm. Với hình thức trên, có thể tách dần sự phụ thuộc của kinh tế ĐP vào nguồn tài trợ của Nhà nước, giúp cho Tỉnh đứng vững bằng chính năng lực kinh tế của mình.
Ngoài ra, Tỉnh cần khuyến khích hơn nữa nguồn đóng góp của nhân dân trên địa bàn Tỉnh theo hình thức XH hoá. Đây có thể coi là một hình thức huy động hiệu quả, vừa giảm gánh nặng cho NSNN, vừa tăng trách nhiệm của nhân dân trong việc quản lý các công trình hay thành quả của hoạt động ĐTPT trên địa bàn Tỉnh.
Mặt khác, để khai thác tốt nguồn vốn của DN dân doanh trên địa bàn Tỉnh, Tỉnh có chính sách ưu đãi đối với hoạt động đầu tư của DN hoạt động trên địa bàn Tỉnh.
Cần công khai và phổ biến rộng rãi các huy hoạch phát triển KTXH của Tỉnh để DN đón nhận được cơ hội đầu tư phù hợp.
Nguồn VĐT huy động từ dân cư và hộ gia đình thời gian qua đã có gia tăng nhưng chưa tương xứng với tiềm năng. Nguyên nhân chính vẫn do tâm lý e ngại của người dân. Do vậy, công tác tuyên truyền đóng vai trò quan trọng. Mặt khác, Tỉnh nên có chính sách ưu đãi chi tiết hơn đối với các hộ kinh doanh cá thể như ưu đãi về đất đai, về tín dụng,...Đặc biệt, chính sách huy động vốn đối với nguồn này cần có sự
thống nhất với hệ thống tín dụng trên địa bàn nhằm huy động tối đa lượng tiết kiệm của dân cho ĐTPT KTXH của Tỉnh.
• Đối với nguồn vốn nước ngoài trên địa bàn Tỉnh.
Huy động và khai thác tốt nhất các nguồn vốn như ODA, FDI. Tỉnh cần tiếp tục chủ động đề nghị Chính phủ ưu tiên nguồn vốn này để xây dựng các công trình hạ tầng quan trọng trên địa bàn Tỉnh. Tích cực thu hút vốn ODA để đầu tư ưu tiên các công trình như giao thông, thủy lợi, hạ tầng nông thôn...
Ngoài ra, Tỉnh cần tăng cường quản bá tiềm năng đầu tư của Tỉnh, mời gọi vốn FDI, chủ động kêu gọi các đối tác nước ngoài theo hướng ưu tiên phát triển hàng hoá chủ lực của Tỉnh có chất lượng cao cho xuất khẩu, tiêu dùng và ĐTXD CSHT KCN, khu du lịch, dịch vụ,...để tăng cường phát triển SXKD trên địa bàn Tỉnh.
Thứ ba, Hợp tác, liên kết đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư – TMDL và chú trọng hợp tác quốc tế về BĐKH
Xây dựng và thực hiện các cơ chế phối hợp, hợp tác giữa Đồng Tháp với Long An, Tiền Giang trong mối quan hệ Tiểu vùng Đồng Tháp Mười; giữa Đồng Tháp với các Tỉnh, thành phố trong cả nước, cũng như với các tổng công ty, tập đoàn kinh tế...để thu hút nhà đầu tư đến với Tỉnh. Trong đó, ưu tiên thu hút những lĩnh vực mà Tỉnh chưa tiếp cận được như các lĩnh vực có yêu cầu về trình độ và công nghệ cao, Hơn nữa, cần thực hiện có hiệu quả các nội dung hợp tác phát triển KTXH của Tỉnh đã ký kết với các tỉnh, thành phố; cùng với việc tăng cường tiếp xúc, đàm phán với đối tác, kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc (nếu có), để thúc đẩy triển khai nhanh các DA đã cam kết.
Trong thời gian qua, công tác hợp tác quốc tế về BĐKH của Tỉnh tiếp tục được quan tâm và đẩy mạnh góp phần tận dụng tạo nguồn lực tài chính quan trọng để tăng cường năng lực ứng phó với BĐKH và cũng như những kinh nghiệm trong công tác ứng phó với BĐKH. Vì vậy, cần tiếp tục chủ động thúc đẩy các cơ chế hợp tác liên Tỉnh, liên vùng và hợp tác quốc tế về BĐKH, để tăng cường cơ hội chia sẻ trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao KHCN, hợp tác đầu tư và triển khai các hoạt động ứng phó với BĐKH.
Bên cạnh đó, tranh thủ sự hỗ trợ từ bên ngoài cho các hoạt động ứng phó với BĐKH của Tỉnh. Trong đó, ưu tiên mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế dưới hình thức thiết lập các CTDA hỗ trợ, chuyển giao KHCN mới giảm phát thải khí nhà kính, thích ứng với BĐKH và bảo vệ môi trường trên địa bàn Tỉnh.
Thứ tư, Tăng cường ĐTPT khoa học và công nghệ thích ứng với BĐKH
Tổ chức tổng kết thực tiễn để đánh giá hiệu quả của công tác nghiên cứu khoa học và đưa tiến bộ KHCN vào phục vụ cho sản xuất và đời sống, nhằm tìm ra những giải pháp hữu hiệu để đưa các tiến bộ KHCN vào việc thúc đẩy phát triển KTXH của Tỉnh. Nâng cao hiệu quả công tác QLNN về KHCN và sáng kiến cải tiến kỹ thuật.
Trong công tác tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng đẩy mạnh công tác kiểm định, duy trì thực hiện thường xuyên, phấn đấu có 70% phương tiện đo được kiểm định. Tổ chức phổ biến áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam, tập trung vào các tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng theo yêu cầu công tác QLNN về vệ sinh, an toàn thực phẩm cho người sử dụng, bảo vệ môi trường. Hỗ trợ các cơ sở SXKD xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến theo tiêu chuẩn ISO, HACCP, GMP...
Tăng cường ĐTXD tiềm lực KHCN, đầu tư cơ sở vật chất phục vụ công tác nghiên cứu, ứng dụng KHCN ở một số ngành, lĩnh vực chủ yếu và tiếp tục hỗ trợ các DN đổi mới thiết bị, công nghệ; thu hút các DAĐT có công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng.
Ngoài ra, tăng cường hợp tác với các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học và huy động đội ngũ cán bộ KHCN của các cấp, các ngành tham gia nghiên cứu, và xây dựng các chương trình, kế hoạch về ứng phó BĐKH có tính khả thi cao để ứng phó với BĐKH trong từng giai đoạn, từng ngành, từng ĐP trong Tỉnh.
Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới phục vụ sản xuất, công tác quản lý và đời sống. Đồng thơi, phát huy tốt vai trò của Liên hiệp Các hội Khoa học kỹ thuật Tỉnh trong việc tập hợp đội ngũ trí thức phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, tiến tới thành lập Quỹ hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật của Tỉnh.