CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM
4.1. Quan điểm và định hướng tăng cường quản lý đầu tư công trong điều kiện biến đổi khí hậu tại tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025
4.1.1. Thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức đối với phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp
4.1.1.1 Những thuận lợi
Thứ nhất, Tỉnh có vị trí địa lý kinh tế chính trị khá thuận lợi do nằm gần TP. Cần Thơ (thuộc tiểu vùng trung tâm của vùng ĐBSCL), đồng thời có 2 nhánh sông Tiền và sông Hậu chảy qua địa bàn. Hơn nữa, Tỉnh có 2 cửa khẩu quốc tế và khoảng 48,7km đường biên giới tiếp giáp với Campuchia. Đồng thời, Tỉnh còn nằm trên trục bản lề của vùng ĐBSCL, có khả năng kết nối giao thương với các vùng kinh tế Quốc gia và tiểu vùng sông Mekong mở rộng.
Thứ hai, Đồng Tháp là tỉnh nông nghiệp nên thuận lợi trong việc xây dựng các vùng chuyên canh lớn về lúa, cá và cây ăn trái,...tạo nguồn nguyên liệu cung ứng cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu, thúc đẩy công nghiệp phát triển.
Thứ ba, Tỉnh có tiềm năng tự nhiên về đất đai để phát triển công nghiệp và độ thị, nguồn nước phong phú và sông – kênh rạch chặt chịch, thuận lợi ĐTPT nền “nông nghiệp chuyên canh” về lúa, vườn trái cây, nhất là nông nghiệp công nghệ cao và nuôi trồng thủy sản.
Thứ tư, với cảnh quan thiên nhiên đẹp, môi trường sinh thái đa dạng mang đặc trưng vùng Đồng Tháp mười, có lợi thế trong phát triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, lịch sử.
Thứ năm, MTĐT của Tỉnh luôn được cải thiện và được đánh giá ở mức cao, có nhiều chính sách thu hút đầu tư thuận lợi.
4.1.1.2. Những khó khăn
Thứ nhất, mặc dù Tỉnh có vị trí địa lý kinh tế chính trị thuận lợi nhưng lại nằm ở xa các đầu mối hạ tầng kinh tế của Vùng về cảng biển và hàng không.
Thứ hai, Tỉnh có hệ thống nguồn nước phong phú và sông – kênh rạch đa dạng nhưng tỉnh cũng chịu tác động lớn từ lũ hàng năm và cũng chính vì hệ thống sông, kênh rạch chằng chịt nên làm cản trở khả năng kết nối không gian vùng.
Thứ hai, nền kinh tế của Tỉnh có xuất phát điểm thấp so với các ĐP trong vùng ĐBSCL và thuần nông với tỷ lệ nông nghiệp còn khá cao trong CCKT.
Thứ ba, hệ thống KCHT kỹ thuật (nhất là giao thông, bến bãi) của Tỉnh về cơ bản có được quan tâm đầu tư nhưng vẫn còn chưa thỏa đáng, nhất là hệ thống đường giao thông còn chật hẹp, nhanh xuống cấp.
Thứ tư, các nguồn lực về tài chính và nhân lực của Tỉnh còn nhiều hạn chế, còn phụ thuộc nhiều vào hỗ trợ của NSTW. Ở Tỉnh, còn thiếu hoặc rất ít các nhà đầu tư lớn làm đầu mối thu hút vốn và mở rộng thị trường.
4.1.1.3. Các cơ hội
Thứ nhất, với những định hướng liên kết PTBV KTXH vùng ĐBSCL (nhất là phát triển KTXH thích ứng với BĐKH), vùng Đồng Tháp Mười, phát triển hệ thống GTVT vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL,...sẽ góp phần thúc đẩy PTKT của Tỉnh trên cơ sở khai thác cơ hội tham gia vào quá trình tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm mang tính chất Vùng.
Thứ hai, Đất nước hội hập sâu kinh tế quốc tế với những công nghệ và luồng đầu tư mới ngày càng mạnh mẽ hơn, mở ra cơ hội thu hút đầu tư, đổi mới công nghệ giúp gia tăng năng lực cạnh tranh sản phẩm của Tỉnh.
Thứ ba, cuộc cách mạng KHCN đang diễn ra trên thế giới nói chung và ở Việt Nam, nhất là các lĩnh vực điện tử, tin học, công nghệ sinh học...tạo ra cơ hội tiếp nhận những công nghệ mới, làm cho sản xuất có hiệu quả hơn và nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm DN.
4.1.1.4. Các thách thức
Thứ nhất, Quá trình điều tiết lũ sông Mekong tại khu vực thượng lưu, cùng với BĐKH và nước biển dâng sẽ gây tác hại trực tiếp đến SXKD và đời sống của người dân, tạo áp lực lớn đối với việc đảm bảo TTKT bền vững và bảo vệ môi trường.
Thứ hai, để có thể thích ứng tốt với xu hướng phát triển mạnh của KHCN, nhất là công nghệ cao thân thiện môi trường đòi hỏi Tỉnh phải có sự chuẩn bị nhiều về tiềm lực để tiếp nhận và phát triển KHCN phù hợp vào các lĩnh vực KTXH – môi trường của Tỉnh.
Thứ ba, Sự cạnh tranh phát triển giữa các tỉnh trong vùng ĐBSCL đối với các lĩnh vực thu hút đầu tư, nguồn nhân lực, cạnh tranh sản phẩm có lợi thế của ĐP...trong xu hướng hội nhập sâu và ngày càng nhiều các tổ chức thương mại.
4.1.2. Quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025
4.1.2.1. Quan điểm phát triển
Trong quá trình phát triển nhưng chịu nhiều ảnh hưởng từ các yếu tố nước ngoài và trong nước, cùng với những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với phát triển KTXH tỉnh Đồng Tháp, quan điểm phát triển của tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025 thông qua những nội dung cơ bản sau:
Một là, KTXH tỉnh Đồng Tháp phát triển theo định hướng phát huy tối đa nguồn lực trong tỉnh và kết hợp tận dụng các nguồn lực bên ngoài đảm bảo phù hợp với mục tiêu, định hướng quy hoạch tổng thể phát triển chung của khu vực ĐBSCL và cả nước; bảo đảm tính thống nhất, khả thi đồng bộ với quy hoạch ngành, lĩnh vực trong mối quan hệ tổng thể, kết nối với các tỉnh, thành phố trong không gian kinh tế mở với bên ngoài.
Hai là, Đẩy mạnh liên kết hợp tác đầu với các ĐP trong Vùng nhằm giúp nguồn lực được khai thác hợp lý trong xây dựng và khai thác hệ thống KCHT KTXH, thích ứng với BĐKH và bảo vệ môi trường.
Ba là, PTKT tỉnh Đồng Tháp phải đi đôi với phát triển văn hóa, bảo vệ môi trường, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống người dân; gắn phát triển nhân lực với phát triển KHCN. Đồng thời, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, củng cố ANQP và chủ quyền biên giới; an toàn XH và hợp tác quốc tế, nhất Campuchia (UBND tỉnh Đồng Tháp, 2018).
4.1.2.2. Mục tiêu phát triển
Với những quan điểm được nêu ở mục 4.1.2.1, mục tiêu tổng quát đối với quá trình phát triển của tỉnh Đồng Tháp định hướng đến năm 2025 được xác định như sau:
Xây dựng KTXH của tỉnh Đồng Tháp có vị trí thứ hạng hàng khá trong vùng ĐBSCL; Tỉnh có KCHT đô thị và nông thôn theo hướng hiện đại, thông minh. Bên cạnh đó, chú trọng PTKT nông nghiệp - công nghiệp – thương mại trên cơ sở tận dụng cơ hội từ quá trình hội nhập và sự PTKT tri thức, ứng dụng công nghệ 4.0; Phát triển du lịch trở thành một trong những động lực trong PTKT. Ngoài ra, xây dựng nguồn nhân lực cơ bản đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ đưa kinh tế tỉnh tham gia cách mạng công nghiệp 4.0, đồng thời gắn với giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập người dân.
Bảo đảm ANQP, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn XH. Kết hợp chặt chẽ giữa PTKT với bảo đảm an sinh XH, bảo vệ môi trường, có khả năng ứng phó và giảm thiểu ảnh hưởng do tác động của BĐKH (HĐND tỉnh Đồng Tháp, 2018).
Để mục tiêu tổng quát có thể được cụ thể hóa thì các chỉ tiêu phát triển KTXH chủ yếu của tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025 được xác định trong Nghị quyết HĐND tỉnh Đồng Tháp Khóa IX – kỳ họp thứ tám như sau:
Về mục tiêu về kinh tế: GRDP của tỉnh tăng bình quân đạt từ 7,0% - 7,2%/năm trong giai đoạn 2021 – 2025. CCKT: khu vực nông nghiệp – lâm nghiệp - thuỷ sản chiếm 27,6% - 29,1%; khu vực CN - XD chiếm 26,4% - 26,8%; khu vực TM - DV chiếm 44,6% - 45,6%. GRDP/người (theo giá thực tế): từ 82,6 - 85,8 triệu đồng/người/năm. Tổng thu NS đạt từ 10.645 - 10.749 tỷ đồng; Kim ngạch xuất khẩu đạt 1.660 triệu USD.
Về mục tiêu về xã hội - môi trường: đến năm 2025 khoảng 1,76 triệu người; có 10 bác sĩ và 30 giường bệnh/1 vạn dân; lao động qua đào tạo có tỷ lệ đạt 78,6%; Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế là 95,0%; Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn dưới 20%. Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi được huy động đến trường so với dân số:
Mẫu giáo đạt 90% (3 - 5 tuổi), Tiểu học đạt 99,9%; Trung học cơ sở đạt 97% và Trung học phổ thông đạt 68%. Tỷ lệ dân số sử dụng nước sạch đạt 100%. .... Trong đó, tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom và xử lý lần lượt đạt 95%; tỷ lệ chất thải rắn ở các KCN, CCN, y tế nguy hại được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường lần lượt đạt trên 100% (HĐND tỉnh Đồng Tháp, 2018).
4.1.3. Định hướng tăng cường quản lý đầu tư công trong điều kiện biến đổi khí hậu tại tỉnh Đồng Tháp
Một số định hướng nhằm tăng cường QLĐTC trong điều kiện BĐKH tại tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025 như sau:
Một là, định hướng ĐTC tại Đồng Tháp với mục tiêu phục vụ cho phát triển KTXH của tỉnh trong điều kiện thích ứng BĐKH thì trong thời gian tới, các nội dung chính trong định hướng đầu tư cần tập trung vào các lĩnh vực có tác động thúc đẩy mạnh mẽ quá trình tái CCKT (đặc biệt liên quan đến hoạt động thích ứng với BĐKH như đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp thích ứng BĐKH của tỉnh, tập trung đầu tư các DA ứng phó, thích ứng với BĐKH, các DA phục vụ nuôi trồng thủy sản, kè chống sạc lở bảo vệ khu dân cư và các DA thủy lợi vừa và nhỏ), phát huy thế mạnh của tỉnh để thu hút các DAĐT SXKD và các DA của FDI vào tỉnh; đồng thời bố trí tỉ lệ vốn phù hợp ưu tiên cho lĩnh vực hạ tầng đô thị, hạ tầng công nghiệp và TMDL, phát triển
mạng lưới giao thông, KHCN - thông tin, nông nghiệp và phát triển nông thôn (UBND tỉnh Đồng Tháp, 2015).
Hai là, trong điều kiện các nguồn lực ĐTC (đặc biệt là NSĐP) thiếu hụt lớn so với nhu cầu ĐTC ở Tỉnh. Tiến hành rà soát và bổ sung chính sách hỗ trợ về tài chính để kích khích các nguồn đầu tư theo cơ chế công tư cho các ngành, lĩnh vực trên địa bàn Tỉnh, nhất là ưu tiên cho các CTDA ĐTC ứng phó với BĐKH ở Tỉnh. Bên cạnh đó, trong công tác bố trí vốn ĐTC, cần quán triệt và tuân thủ chặt chẽ đúng theo Luật ĐTC, Luật NSNN, Luật Xây dựng và các Nghị định, hướng dẫn, chỉ đạo của TW về ĐTC.
Ba la, chú trọng nâng cao chất lượng đối với công tác QHKH phát triển KTXH tỉnh và chuyên ngành phù hợp với điều kiện cụ thể, quy luật tự nhiên, chủ động thích ứng với BĐKH thông qua việc huy động sự tham gia rộng rải đội ngủ các nhà khoa học, các chuyên gia kỹ thuật và các tầng lớp nhân dân vào việc lập quy hoạch, góp phần tăng cường năng lực trong hoạt động nghiên cứu, dự báo ảnh hưởng của BĐKH đối với các ngành, lĩnh vực và cũng làm cơ sở khoa học để xây dựng các giải pháp giúp thực hiện tốt công tác phòng, chống RRTT và ứng phó với BĐKH của Tỉnh. Bên cạnh đó, rà soát, siết chặt kỷ cương thực thi theo quy hoạch đã được phê duyệt từ việc xây dựng, triển khai, công khai quy hoạch cho đến việc tuân thủ quy hoạch và chế tài.
Đảm bảo xây dựng quy hoạch chiến lược của Tỉnh dựa trên sự hợp nhất của các quy hoạch khác như: KTXH, bảo vệ môi trường, CSHT và quy hoạch đô thị…. Lòng ghép chương trình phòng, chống và giảm nhẹ RRTT thích ứng với BĐKH vào các CTDA, đề án, QHKH phát triển KTXH nói chung và QHKH phát triển ngành, lĩnh vực của Tỉnh.
Bốn là, sắp xếp và lựa chọn thứ tự ưu tiên đầu tư các DA ĐTC thích ứng BĐKH trên địa bàn tỉnh. Thực hiện cơ chế người có thẩm quyền QĐĐTchỉ QĐĐTdựa trên cơ sở cân đối và bố trí được nguồn vốn. Áp dụng các chế tài đối với những người có thẩm quyền quyết định các DAĐT để tăng cường tính thận trọng khi ra quyết định nhằm làm cho các DAĐT có hiệu quả hơn, giảm sai sót ngay từ đầu. Tăng cường phân cấp trong theo dõi, đánh giá, KTGS trong QLĐTC.
Năm là, quan tâm hơn nữa công tác phân tích thẩm định và đánh giá độc lập DA ĐTC nhằm giúp công tác thẩm định DA có chất lượng hơn. Đồng thời, trong thẩm định cần nghiên cứu áp dụng các chuẩn mực quốc tế và thống nhất các chuẩn mực thẩm định DA đối với tất cả các DA ĐTC. Đối với các DA ĐTC đặc biệt quan trọng cần áp dụng thẩm định độc lập để đánh giá “tính khả thi, tính hiệu quả” của DA một cách tốt nhất.
Sáu là, quản lý chặt chẽ các giai đoạn của quá trình đầu tư để tránh tình trạng thất thoát, tham nhũng lãng phí.
Bảy là, thực hiện công khai, minh bạch, tăng trách nhiệm giải trình và tăng cường năng lực KTGS tình hình triển khai hoạt động ĐTC theo đúng các chính sách, pháp luật về ĐTC và các chính sách, pháp luật về BĐKH. Thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức về tác động của BĐKH và các hành động hướng đến giảm thiểu, thích ứng BĐKH.