CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP
3.2. Tình hình thực hiện đầu tư công trong điều kiện biến đổi khí hậu tại tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011 - 2018
3.2.2. Tình hình chuyển dịch cơ cấu đầu tư công tỉnh Đồng Tháp phân theo ngành, lĩnh vực
Để có thể thực hiện đạt được mục tiêu PTBV KTXH của Tỉnh trong điều kiện BĐKH theo định hướng của quy hoạch, ĐTC cấp tỉnh đóng vai trò quan trọng trong việc đầu tư hoàn thiện CSHT thích ứng BĐKH của tỉnh, giúp cải thiện các điều kiện về XH và môi trường, đồng thời thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế nhiều thành phần ở ĐP. Thực hiện chủ trương đẩy mạnh chuyển dịch CCKT hợp lý thích ứng với BĐKH theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Chính vì vậy, trong những năm qua cơ cấu ĐTC ở tỉnh cũng được phân bổ thực hiện theo định hướng phát triển đã xác định.
Theo bảng 3.4, thời gian qua nguồn vốn ĐTC ở tỉnh Đồng Tháp được phân bổ hầu hết các ngành, lĩnh vực. Trong đó, các lĩnh vực được tập trung đầu tư chính và chiếm tỷ trọng cao so với các lĩnh vực khác trong tổng nguồn vốn như đầu tư cho nông nghiêp hiện đại, thủy lợi, phát triển nông thôn mới thích ứng với BĐKH ở tỉnh; đầu tư nâng cao khả năng thích ứng với BĐKH cho hạ tầng đô thị, giao thông, công nghiệp – TMDL ở tỉnh; đầu tư cho GD&ĐT; đầu tư cho y tế và VHXH. Còn lại, đầu tư cho các lĩnh vực khác chiếm tỷ trọng không đáng kể bao gồm đầu tư cho khoa học, công nghệ thông tin và QLNN, ANQP ở ĐP.
Bảng 3.4. Quy mô và cơ cấu đầu tư công tỉnh Đồng Tháp theo ngành, lĩnh vực giai đoạn 2011-2018
Chỉ tiêu/năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Tổng (Tỷ đồng) 2.390,80 2.348,00 2.388,90 3.927,60 4.777,00 5.064,00 6.070,60 5.037,10 Nông nghiệp, thủy lợi, PTNT 590,44 537,83 402,21 952,46 674,54 760,13 518,83 326,40 Hạ tầng đô thị, TM-CN, giao thông 645,62 707,38 626,23 1.219,53 1.470,99 2.369,45 3.949,95 1.984,61
KHCN thông tin 16,75 18,96 46,41 56,27 74,33 45,01 115,64 70,52
GD&ĐT 670,73 622,76 749,55 816,08 1.302,01 869,66 766,87 671,95 Ý tế và VHXH 354,38 402,16 492,96 661,74 924,73 607,30 412,81 1.411,90 QLNN, ANQP 111,64 58,91 55,23 207,56 309,59 346,16 243,34 262,94 Đầu tư khác 1,24 0,00 16,31 13,96 20,81 66,29 63,16 308,78 Tỷ trọng (%) 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Nông nghiệp, thủy lợi, PTNT 24,70 22,91 16,84 24,25 14,12 15,01 8,55 6,48 Hạ tầng đô thị, TM-CN, giao thông 27,00 30,13 26,21 31,05 30,79 46,79 65,07 39,40
KHCN thông tin 0,70 0,81 1,94 1,43 1,56 0,89 1,90 1,40
GD&ĐT 28,05 26,52 31,38 20,78 27,26 17,17 12,63 13,34
Ý tế và VHXH 14,82 17,13 20,64 16,85 19,36 11,99 6,80 28,03
QLNN, ANQP 4,67 2,50 2,31 5,28 6,48 6,84 4,01 5,22
Đầu tư khác 0,06 0,00 0,68 0,36 0,43 1,31 1,04 6,13 Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ số liệu của Sở KH&ĐT tỉnh Đồng Tháp Mặc dù chiếm tỷ trọng cũng tương đối khá trong tổng nguồn vốn nhưng nguồn ĐTC cho nông nghiệp, thủy lợi và PTNT thích ứng với BĐKH của tỉnh có xu hướng giảm về tỷ trọng, điều này là phù hợp với định hướng ĐTC đã đề ra. Trong đó, đầu tư nông nghiệp tập trung vào các lĩnh vực chính là nông nghiệp hiện đại thích ứng với BĐKH (như trồng trọt, khai hoang, chăn nuôi, thủy lợi), ĐTPT lâm nghiệp (rừng tràm) và ĐTPT thủy sản. Một số kết quả đạt được là nhiều công trình thủy lợi nâng cấp và cải tạo, kênh mương được gia cố đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp trước những tác động của BĐKH và nâng cao năng lực phòng chống RRTT, thích ứng với BĐKH.
Ngoài ra, rừng (chủ yếu là tràm, bạch đàn…) được đầu tư theo CTDA với mục tiêu bảo tồn sinh thái vùng ngập nước Đồng Tháp Mười, che chắn sóng, chắn gió bão, tăng độ che phủ cây xanh cải tạo môi trường và phục vụ nhiệm vụ quốc phòng. Bên cạnh đó, kinh tế nông thôn có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều ngành nghề, dịch vụ phát triển trên cơ sở khai thác hợp lý đặc thù của mỗi ĐP; kinh tế tập thể, kinh tế trang trại được tạo thuận lợi bước đầu cho phát triển theo hướng đa ngành nghề, nhưng kết quả đạt được cũng còn nhiều hạn chế, yếu kém do hạn chế về vốn, phương thức kinh doanh, người dân sản xuất, nuôi trồng theo kinh nghiệm truyền thống là chính, chưa đẩy mạnh áp dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất và nuôi trồng để tạo đầu ra sản phẩm có chất lượng cao hơn và thích nghi tốt với BĐKH, thiếu thông tin thị trường về giá cả, đầu ra…vì vậy sản phẩm làm ra còn ở dạng thô là chính.
Trong giai đoạn 2011 - 2018, hạ tầng đô thị, giao thông, công nghiệp – TMDL là lĩnh vực chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng vốn ĐTC ở tỉnh, nhất là giao thông và hạ tầng đô thị, trong đó hạ tầng độ thị và thương mại công nghiệp thích ứng với BĐKH là lĩnh vực mà tỉnh ưu tiên đầu tư. Kết quả từng bước làm cho đô thị, hệ thống thoát nước, hệ thống đường xá vào các khu du lịch,…trên địa bàn tỉnh được chỉnh trang, hiện đại hóa và tăng khả năng ứng phó, thích ứng tốt với BĐKH ở ĐP. Bên cạnh đó, hạ tầng các khu - CCN, khu kinh tế của khẩu của tỉnh được đầu tư hoàn thiện dần, tạo lợi thế thu hút các nhà đầu tư, đến nay đã xây dựng được 01 khu kinh tế cửa khẩu, 03 KCN và 15 CCN với tỷ lệ lắp đầy ở KCN bình quân trên 77%, CCN trên 80%, từ đó góp phần tích cực đến sự phát triển của ngành công nghiệp, nhất là công nghệ cao thích ứng với BĐKH. Bên cạnh những ngành, lĩnh vực có tỷ trọng đầu tư cao như ngành nông nghiệp, gia thông, đô thị, công nghiệp và TMDL thì trong thời gian qua, tỉnh cũng đã quan tâm đầu tư đối với ngành GD&ĐT, y tế và VHXH với tỷ trọng đầu tư ở các năm cũng khá cao trong tổng vốn ĐTC ở tỉnh. Bình quân thời kỳ 2011 - 2015, ngành GD&ĐT chiếm tỷ trọng khoảng 26,80% trong tổng vốn ĐTC của tỉnh, ngành y tế và VHXH chiếm khoảng 17,76%. Giai đoạn 2016 - 2018, tỷ trọng đầu tư của các ngành, lĩnh vực này có hướng giảm nhưng vẫn có tỷ trọng không thấp trong tổng vốn ĐTC của tỉnh, bình quân đạt 14,38% đối với ngành GD&ĐT, 15,61% đối với ngành y tế và VHXH. Đối với các ngành còn lại như KHCN, QLNN, ANQP,.. cũng được tỉnh dành sự quan tâm đầu tư nhưng ở mức không cao.
Nhìn chung, nguồn vốn ĐTC ở tỉnh Đồng Tháp được phân bổ cho khá nhiều ngành. Đều này cũng phản ánh tình trạng đầu tư còn dàn trải, chưa có sự ưu tiên tập trung đầu tư vào ngành, lĩnh vực mà ĐTC nên đầu tư chủ yếu. Các ngành, lĩnh vực còn lại thì ưu tiên cho khu vực đầu tư tư nhân hay đầu tư trực tiếp nước ngoài tham gia đầu tư theo hình thức vốn hóa XH. Tình hình như trên, dẫn đến khả năng cân đối VĐT gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn để THĐT vào các DA ĐTC trọng tâm thực sự mang tính đột phá của tỉnh.
Mặt khác, phần lớn ĐTC tại tỉnh Đồng Tháp trong thời gian qua chủ yếu dành cho các CTDA ĐTC có mục tiêu thích ứng với BĐKH là chủ yếu (trên 98,30%), còn lại là các CTDA ĐTC với mục tiêu giảm nhẹ BĐKH hoặc vừa thích và giảm nhẹ BĐKH chiếm tỷ trọng rất thấp (xem bảng 3.5).
Bình quân giai đoạn 2015 - 2018, vốn ĐTC cho các DA có đóng góp mục tiêu giảm nhẹ BĐKH chỉ có 0,84% trong tổng vốn ĐTC tại tỉnh Đồng Tháp. Các DA này chủ yếu đầu tư cho lĩnh vực quản lý và xử lý chất thải y tế bệnh viện. Các DA có đóng góp với mục tiêu vừa thích ứng và vừa giảm nhẹ BĐKH chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực quản lý và phát triển rừng bền vững, chiếm tỷ trọng rất thấp chỉ có 0,20%. Trong khi
đó, có đến trên 98% vốn ĐTC cho các lĩnh vực có mục tiêu thích ứng BĐKH, bình quân 4 năm 2015 - 2018 chiếm khoảng 98,97% trong tổng vốn ĐTC. Trong kế hoạch trung hạn 2016 – 2020 của tỉnh, các lĩnh vực phát triển đô thị bền vững, giao thông, nông nghiệp và quản lý bền vững tài nguyên nước là các định hướng ưu tiên chủ yếu của tỉnh (UBND tỉnh Đồng Tháp, 2015). Đây cũng chính là các DA có vốn ĐTC lớn chiếm khoảng 80% tổng chi trong 2 năm 2016 và 2017 và khoảng 70% trong thời kỳ 2015 - 2018, trong đó các DA tập trung chủ yếu các lĩnh vực như quản lý đô thị bền vững, giao thông, nông nghiệp, quản lý tài nguyên nước bền vững và thủy lợi (Phụ lục 8).
Bảng 3.5. Cơ cấu đầu tư công tỉnh Đồng Tháp theo mục tiêu Thích ứng và Giảm nhẹ đối với biến đổi khí hậu
Mục tiêu/cơ cấu (%) 2015 2016 2017 2018 BQ2015-2018
Thích ứng 98,66 99,74 99,13 98,34 98,97
Giảm nhẹ 0,63 0,26 0,80 1,65 0,84
Vừa thích ứng và giảm nhẹ 0,71 0,00 0,07 0,01 0,20
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ số liệu của Sở KH&ĐT tỉnh Đồng Tháp