Tình hình quản lý đầu tư công trong điều kiện biến đổi khí hậu tại tỉnh Đồng Tháp từ kết quả nghiên cứu điều tra

Một phần của tài liệu Quản lý đầu tư công trong điều kiện biến đổi khí hậu tại tỉnh đồng tháp (public investment management in the context of climate change in dong thap province) (Trang 106 - 109)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP

3.2. Tình hình thực hiện đầu tư công trong điều kiện biến đổi khí hậu tại tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011 - 2018

3.3.5. Tình hình quản lý đầu tư công trong điều kiện biến đổi khí hậu tại tỉnh Đồng Tháp từ kết quả nghiên cứu điều tra

Như ở mục b, mục 2.2.3, trong đánh giá QLĐTC cấp tỉnh theo từng nội dung quản lý, cần đánh giá chu trình QLĐTC cấp tỉnh trong điều kiện BĐKH bằng phương pháp điều tra với hệ thống bảng câu hỏi đối với các đơn vị có liên quan gắn với chuyên môn công tác QLĐTC cấp tỉnh trong điều kiện BĐKH. Qua đó, kết quả đánh giá sẽ chỉ ra được điểm mạnh, điểm còn hạn chế từng khâu quản lý, những khâu quản lý nào còn nhiều yếu kém, gây thất thoát, lãng phí lớn... cần phải tập trung hoàn thiện để tăng cường hiệu quả quản lý.

Từ kết quả tổng hợp điều tra khảo sát (biểu đồ 3.2), có thể cho rằng các khâu của chu trình QLĐTC trong điều kiện BĐKH tại tỉnh Đồng Tháp về cơ bản đã được thực hiện khá đầy đủ theo các quy định chung về ĐTC, hoàn thiện dần và tiến bộ nhất định trong thời gian qua. Điểm số đánh giá chung điểm số trung trình (mean) của các khâu trong chu trình QLĐTC đều trên mức 2,5 điểm, với quy định thang điểm từ 01 đến 05 tương ứng với mức từ chưa đầy đủ (chưa phù hợp) cho đến mức đầy đủ (phù hợp). Trong đó, khi so sánh kết quả đánh giá chung giữa các khâu với nhau thì kết quả đánh giá nội dung về “đề xuất chủ trương, QHKH ĐTC thích ứng với BĐKH tại Tỉnh”

có số điểm trung bình thấp nhất là 2,5308 điểm so với các khâu còn lại trong chu trình.

Điều này cũng khá phù hợp với thực tế phân tích, Luật ĐTC được ban hành năm 2014 và các căn cứ văn bản Luật khác, đây là căn cứ giúp cho công tác QLĐTC được thực

hiện thuận lợi hơn nhưng có vẽ như khi triển khai thực tế thực hiện thì lại không được như mong muốn. Bên cạnh đó, khâu có điểm số đánh giá thấp thứ hai là khâu “Vận hành CTDA ĐTC thích ứng với BĐKH tại Tỉnh” với điểm số trung bình đánh gia chung đạt ở mức 2,7261 điểm.

Biểu đồ 3.2. Điểm số trung bình từng khâu của chu trình quản lý đầu tư công trong điều kiện biến đổi khí hậu tại tỉnh Đồng Tháp từ kết quả điều tra

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra của tác giả Do vậy, với kết quả khảo sát, đã phần nào phản ánh một cách sát thực bức tranh chung về tính hiệu lực trong các khâu của chu trình QLĐTC cấp tỉnh trong điều kiện BĐKH và qua đó có thể giúp phát hiện, hoàn thiện hơn các khâu trong quá trình QLĐTC của Tỉnh, trong đó Tỉnh cần tập trung các giải pháp tăng cường QLĐTC hơn đối với các yếu kém trong công tác đề xuất chủ trương, QHKH ĐTC thích ứng với BĐKH và các yếu kém trong khâu vận hành CTDA ĐTC thích ứng với BĐKH tại Tỉnh.

Xét ở khía cạnh mối tương quan giữa kết quả QLĐTC cấp tỉnh với BĐKH.

Cụ thể về tương quan giữa kết quả QLĐTC cấp tỉnh (Y) với từng yếu tố của BĐKH như hạn hán, khô kiệt (X1); mưa bão lũ lụt (X2); nhiệt độ tăng (X3); nước biển dâng (X4); xâm nhập mặn (X5).

Từ kết quả tính toán ở bảng 3.21, mối tương quan giữa kết quả QLĐTC cấp tỉnh với hạn hán, khô kiệt và mữa bão, lũ lụt là cao nhất (liên hệ chặt chẽ nhất) và kế đến là

3,3157

2,5308

3,7649

3,4022 3,6500 3,6243

2,7261

3,4306

0,0000 0,5000 1,0000 1,5000 2,0000 2,5000 3,0000 3,5000 4,0000

Cơ chế, chính sách

ĐTC

Đề xuất chủ trương, quy hoạch, kế hoạch ĐTC

Lập CTDA

ĐTC Thẩm định và phê

duyệt CTDA ĐTC

Triển khai thực hiện CTDA ĐTC

Điều chỉnh

CTDA ĐTC Vận hành

CTDA ĐTCĐánh giá và kiểm toán

sau khi hoàn thành CTDA ĐTC Điểm số trung bình (Mean)

nhiệt độ tăng (thấp), cuối cùng là nước biển dâng và xâm nhập mặn (rất thấp) với mức độ tin cậy cao từ 95% đến 99%.

Bảng 3.21. Kết quả tổng hợp tính toán thống kê theo từng biến độc lập

Nôi dung Kết quả tính toán

Chỉ tiêu thống kê Y/X1 Y/X2 Y/X3 Y/X4 Y/X5 Hế số tương quan 0,529 0,479 0,450 0,190 0,282 Độ chính xác 0,000 0,000 0,000 0,011 0,000

<0,01 <0,01 <0,01 <0,05 <0,01 Phương trình kết quả

Y/X1 Y = 1,856 + 0,420 X1

Y/X2 Y = 2,388 + 0,368 X2

Y/X3 Y = 1,853 + 0,431 X3

Y/X4 Y = 2,497 + 0,216 X4

Y/X5 Y = 2,549 + 0,200 X5

Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu điều tra với phần mềm SPSS (phụ lục 5) Đối với tương quan giữa hàm Y với 4 biến độc lập X1, X2, X3, X4, X5. Kết quả tính toán được đưa ra ở trong bảng 3.22. Y=f(X1, X2, X3, X4, X5). Kết quả tính toán các chỉ tiêu thống kê:

Hệ số tương quan của mô hình là 0,684. Như vậy, 68,40% thay đổi trong Y được giải thích bới các biến độc lập X của mô hình. Có thể cho rằng, mỗi liên hệ tương quan khá chặt giữa kết quả QLĐTC cấp tỉnh với các yếu tố của BĐKH (hạn hán, khô kiệt; mưa bão, lũ lụt; nhiệt độ tăng; nước biển dâng; xâm nhập mặn).

Hệ số Durbin – Watson là 2,102 thuộc trong khoảng 1,5 đến 2,5 nên không có hiện tượng tự tương quan chuỗi bậc nhất xảy ra.

Độ chính xác:

F=30,439; với mức ý nghĩa = 0,000 < 0,05. Có thể kết luận rằng mô hình đưa ra là phù hợp với dữ liệu thực tế. Hay nói cách khác, các biến độc lập X (BĐKH) có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc Y (kết quả QLĐTC cấp tỉnh) với mức độ tin cậy 95%.

Sig. kiểm định t của các hệ số hồi quy của các biến độc lập (X1, X2, X3, X4, X5) đều có giá trị < 0,05. Do đó, các biến độc lập X này đều có ý nghĩa giải thích cho biến phụ thuộc Y. Hay nói cách khác, các biến độc lập X tương quan có ý nghĩa với biến phụ thuộc Y với độ tin cậy 95%.

Các hệ số hồi quy của các biến độc lập X đều có giá trị lớn hơn 0. Như vậy, tất cả các biến độc lập X được đưa vào phân tích hồi quy đều tác động cùng chiều tới biến phụ thuộc Y. Dựa vào độ lớn của các hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta,

cho thấy thứ tự mức độ liên hệ chặt của các biến độc lập tới biến phụ thuộc Y (Kết quả QLĐTC cấp tỉnh) lần lượt là hạn hán, khô kiệt (cao nhất), tiếp theo là mưa bão, lũ lụt, nhiệt độ tăng, rồi đến nước biển dâng (thấp) và cuối cùng là xâm nhập mặn (rất thấp). Đều này cũng phù hợp với thực trạng đang diễn ra tại tỉnh Đồng Tháp.

Bảng 3.22. Kết quả tính toán thống kê chung theo biến độc lập

Chỉ tiêu thống kê Kết quả tính toán

Hệ số tương quan 0,684

Hệ số Durbin – Watson 2,102

Độ chính xác 0,000

Độ chính xác của các biến độc lập

X1 0,000

X2 0,000

X3 0,000

X4 0,010

X5 0,030

Phương trình kết quả

Y = f(X1, X2, X3, X4, X5) Y = 0,210 + 0,299 X1+ 0,267 X2 + 0,262 X3 + 0,147 X4+ 0,129 X5 Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu điều tra với phần mềm SPSS (phụ lục 5) Như vậy, việc tính toán các chỉ tiêu thống kê là cần thiết và phương trình tuyến tính nhiều lớp thu được phản ánh rõ mối quan hệ giữa kết quả QLĐTC cấp tỉnh (Y- Hàm phụ thuộc) và các yếu tố của BĐKH (Xi-Biến độc lập). Điều đó nói lên rằng, việc thu thâp số liệu và tính toán thống kê của nghiên cứu đạt yêu cầu từ góc độ phân tích, thống kê định lượng.

Một phần của tài liệu Quản lý đầu tư công trong điều kiện biến đổi khí hậu tại tỉnh đồng tháp (public investment management in the context of climate change in dong thap province) (Trang 106 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(218 trang)