CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP
3.2. Tình hình thực hiện đầu tư công trong điều kiện biến đổi khí hậu tại tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011 - 2018
3.3.2. Công tác tổ chức và quản lý thực hiện đầu tư công
Trong quy trình ĐTC nói chung và ĐTC trên địa bàn tỉnh nói riêng, Nhà nước quản lý tất cả các khâu từ hoạch định nhu cầu ĐTC, tiến hành lập và thẩm định kế hoạch phân bổ vốn ĐTC, thực hiện, vận hành kết quả ĐTC thì ĐTC trên địa bàn tỉnh do CQĐP cấp tỉnh quản lý là chủ yếu. Chính vì vậy, trong quá trình tổ chức và quản lý thực hiện ĐTC trong điều kiện BĐKH ở tỉnh phải luôn được gắn chặt với vai trò QLNN ở tỉnh Đồng Tháp. Từ bảng 3.12, phản ánh kết quả đánh giá chung về công tác
“Triển khai thực hiện CTDA ĐTC thích ứng với BĐKH”. Kết quả cho thấy công tác này được đánh giá là khá cao (Me = 3,6500, S.D = 0,7735).
Bảng 3.12. Kết quả đánh giá về “Triển khai thực hiện chương trình, dự án đầu tư công”
Nội dung Mean Std. D Khoảng tin cậy 95%
Cận dưới cận trên Có những văn bản pháp lý hướng dẫn cấp thiết cho
việc triển khai CTDA ĐTC ở Tỉnh 3,2649 0,8661 3,1392 3,3905 Có kế hoạch đấu thầu và mua sắm phù hợp với
thông lệ tiên tiến, công khai và công bằng 3,7405 0,7206 3,6360 3,8451
Các kế hoạch mua sắm hiệu quả 3,8378 0,7340 3,7314 3,9443
Công tác quản lý và triển khai thực hiện CTDA
ĐTC đảm bảo đúng quy định 3,7568 0,7734 3,6446 3,8689 Đánh giá chung 3,6500 0,7735 3,5378 3,7622 Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra của tác giả
3.3.2.1. Công tác quản lý đấu thầu
Công tác quản lý, thẩm định đấu thầu được thực hiện trên cơ sở quy định của Luật Đấu Thầu, Nghị định của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và các thông tư, văn bản hướng dẫn của Bộ KH&ĐT. Công tác thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu các DA ĐTC thích ứng với BĐKH tại Tỉnh được thực hiện theo đúng trình tự thủ tục và thời gian quy định hiện hành. Chủ đầu tư trình phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đúng theo mẫu quy định tại Thông tư số 10/2015/TT- BKHĐT ngày 26/10/2015 của Bộ KH&ĐT và theo quy định tại Điều 36 Luật Đấu thầu 43/2013/QH13 và có nhiều gói thầu Chủ đầu tư đã thực hiện đăng ký đấu thầu qua mạng theo quy định tại Điều 37 Thông tư Liên tịch số 07/2015/TTLT-BKHĐT- BTC ngày 08/9/2015 của Bộ KH&ĐT và Bộ Tài chính. Đối với các gói thầu của kế hoạch lựa chọn nhà thầu Chủ đầu tư thường đề nghị áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh và đấu thầu rộng rãi là chủ yếu; hình thức chỉ định thầu áp dụng chủ yếu là các gói thầu nằm trong hạn mức được phép chỉ định thầu được quy định tại Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ.
Tuy nhiên, thực tế vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong công tác kế hoạch lựa chọn nhà thầu như tình trạng còn đại đa số các Chủ đầu tư chưa phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt DA theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 36 Luật Đấu thầu 43/2013/QH13. Bên
cạnh đó, một số Chủ đầu tư phân chia gói thầu còn chưa phù hợp như: tách gói thầu khảo sát lập DA thành 1 gói thầu, lập DA thành 1 gói thầu; tách gói thầu khảo sát thiết kế thành 1 gói thầu, lập hồ sơ thiết kế thành 1 gói thầu để áp dụng chỉ định thầu đối với gói thầu tư vấn không quá 500 triệu đồng.
Bảng 3.13. Số dự án dầu tư công thực hiện lựa chọn nhà thầu giai đoạn 2011-2018
Đơn vị tính: Gói thầu Nội dung 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Số gói thầu tổ chức lựa chọn
nhà thầu 538 930 870 285 764 738 1.004 1.375
Hinh thức
Chỉ định thầu 710 877 826 193 177 589 593 934
Đấu thầu hạn chế 0 5 0 0 2 0 5 4
Đầu thầu rộng rãi 29 30 44 92 110 88 245 265
Hình thức khác 2 18 0 0 475 61 159 172
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ số liệu của Sở KH&ĐT tỉnh Đồng Tháp Đối với các gói thầu của kế hoạch lựa chọn nhà thầu DA thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND Tỉnh, Chủ đầu tư thường đề nghị áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi là chủ yếu; hình thức chỉ định thầu được áp dụng chủ yếu là các gói thầu nằm trong hạn mức được phép chỉ định thầu tại Nghị định số 63/CP, thời gian thi công thường là không quá 06 tháng. Đối với các gói thầu của kế hoạch lựa chọn nhà thầu DA thuộc thẩm quyền phê duyệt của huyện, thị xã và thành phố, Chủ đầu tư đề nghị hình thức đấu thầu rộng rãi; hình thức chỉ định thầu được áp dụng chủ yếu là các gói thầu nằm trong hạn mức được phép chỉ định thầu tại Nghị định số 63/CP.
Công tác đăng tải thông báo mời thầu cũng được các chủ đầu tư thực hiện đúng theo quy định của thông tư 07/2015/TTLT-BKH-BTC ngày 08/9/2015 của Bộ KH&ĐT – Bộ Tài chính và thể hiện tiêu chuẩn xét thầu đầy đủ trong hồ sơ mời thầu (HSMT) nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà thầu khi tham gia dự thầu. Thông tin đấu thầu ngày càng minh bạch hơn, ngoài việc đăng thông báo mời thầu trên Báo Đấu thầu, trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia một số Chủ đầu tư còn gửi đăng trên phương tiện thông tin đại chúng như Đài Phát thanh - Truyền hình Đồng Tháp và trang web đấu thầu của Sở KH&ĐT tỉnh Đồng Tháp.
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của Đơn vị tư vấn cũng như các Chủ đầu tư có kinh nghiệm trong việc lập HSMT và đánh giá hồ sơ dự thầu (HSDT) đạt chất lượng, dẫn đến lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực thực hiện gói thầu. Ngoài ra, Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, Nghị định 63/2014/NĐ-CP và các Thông tư hướng dẫn đã ban
hành nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tư, đơn vị tư vấn và cơ quan quản lý căn cứ thực hiện và hoàn thành tốt công tác đấu thầu, góp phần làm cho thời gian thông báo mời thầu, thời gian chuẩn bị HSDT, thời gian đánh giá HSDT và thẩm định không vượt quá khoảng thời gian theo quy định.
Tuy nhiên, công tác đấu thầu vẫn còn một số hạn chế nhất định, trong quá trình lập và phê duyệt HSMT, hồ sơ yêu cầu, các chủ đầu tư thường đưa ra tiêu chuẩn đánh giá HSDT, hồ sơ đề xuất (tiêu chuẩn đánh giá năng lực và kinh nghiệm) có một vài tiêu chí bất hợp lý (ví dụ: nhà thầu phải sở hữu đối với một số thiết bị như cần trục ô tô, xe nâng; thiết bị yêu cầu quá cao so với yêu cầu tải trọng xe thiết kế 5 tấn: máy ủi 140CV, máy rải cấp phối đá dăm năng suất 60m3/h, máy đầm rung tự hành, trọng lượng 25 tấn, máy nén khí động cơ Diezel năng suất 600m3/h) dẫn đến các nhà thầu khi tham dự dễ bị loại mặc dù có giá dự thấp tiết kiệm cho NSNN.
Một số Chủ đầu tư chưa tuân thủ quy định cung cấp thông tin về kế hoạch lựa chọn nhà thầu DA và kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định tại Thông tư số 07/2015/TTLT-BKH-BTC ngày 08/9/2015 của Bộ KH&ĐT – Bộ Tài chính.
Trong quá trình triển khai công trình, DA ĐTC thích ứng với BĐKH tại Tỉnh, công tác GPMB cho công trình còn chưa được chủ đầu tư quan tâm đúng mức, chỉ chú trọng tổ chức đấu thầu xây lắp, khi công trình khởi công được một thời gian thì lại bị vướng GPMB nên phải tạm dừng và khi khởi công lại thì có phát sinh chênh lệch giá do giá cả biến động và phát sinh hạng mục.
Hơn nữa, việc xử lý nhà thầu và những kiến nghị cấm dự thầu của một số nhà thầu có vi phạm chưa được chủ đầu tư quan tâm thực hiện, các chủ đầu tư thường báo cáo không đầy đủ cho Sở KH&ĐT, UBND Tỉnh về các trường hợp nhà thầu vi phạm Luật đấu thầu, vi phạm hợp đồng và các kết quả xử phạt để tạo cơ sở dữ liệu về nhà thầu vi phạm trên toàn tỉnh phục vụ cho việc đánh giá năng lực nhà thầu trong xét chọn thầu các gói thầu sau này.
Ngoài ra, việc chuẩn bị nhân lực thực hiện đấu thầu qua mạng đã được thực hiện tốt, nhưng việc triển khai thực hiện phương thức đấu thầu này ở từng chủ đầu tư vẫn còn chậm. Công tác thanh tra, kiểm tra về đấu thầu còn hạn chế về qui mô, tần suất. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp có khoảng 26 người (Ban chuyên ngành và ban khu vực) được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu nên gặp khó khăn để thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 35 Thông tư số 03/2016/TT-BKHĐT ngày 05/5/2016 của Bộ KH&ĐT.
3.3.2.2. Quản lý thực hiện thi công xây dựng công trình
Công tác quản lý thực hiện thi công xây dựng công trình bao gồm các công tác quản lý: (i) về chất lượng xây dựng, (ii) về tiến độ xây dựng, (iii) về khối lượng thi công xây dựng công trình, (iv) về an toàn lao động, (v) về môi trường xây dựng.
Bảng 3.14. Số dự án đầu tư công bị chậm tiến độ thi công và các nguyên nhân
Đơn vị tính: Dự án Nội dung 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 DA thực hiện trong kỳ 849 997 550 425 398 865 1.313 1.382
DA chậm tiến độ 79 64 36 17 58 26 47 41
Nguyên nhân chậm tiến độ
Thủ tục đầu tư 8 17 0 0 0 0 1 0
Công tác GPMB 23 25 16 17 5 2 34 21
Năng lực chủ đầu tư, ban QLDA
và các nhà thầu 12 2 3 0 0 10 1 5
Bố trí vốn không kịp thời 9 0 8 0 0 0 0 0
Nguyên nhân khác 29 20 9 0 53 14 11 15
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ số liệu của Sở KH&ĐT tỉnh Đồng Tháp Trong thời gian qua, công tác quản lý thực hiện thi công xây dựng công trình, DA ĐTC thích ứng với BĐKH tại Tỉnh vẫn còn tình trạng triển khai bị chậm so với tiến độ có xu hướng nhiều hơn với nhiều nguyên nhân như do thủ tục đầu tư, công tác GPMB, năng lực của chủ đầu tư, Ban QLDA và các nhà thầu, bố trí vốn không kịp thời gian, nguyên nhân khác như tình trạng khan hiếm cát do ảnh hưởng của BĐKH, ảnh hưởng lớn đến tiến độ thi công và giá thành xây dựng công trình… Điển hình như việc triển khai các DA ĐTC sử dụng vốn CTMT Quốc gia bị chậm và vướng mắc nhất là áp dụng 06 tiêu chí quy định tại Nghị định số 161/2016/NĐ-CP ngày 02/12/2016 của Chính phủ về cơ chế đặc thù trong quản lý ĐTXD đối với DA thuộc CTMT Quốc gia giai đoạn 2016-2020. Thời gian thực hiện và giải ngân vốn kế hoạch ĐTC hằng năm theo Nghị định số 77/2015/NĐ-CP (khoản 2, Điều 46), được phép kéo dài thời gian thanh toán trong 02 năm đã tạo tâm lý ỷ lại cho các chủ đầu tư. Các tiểu DA ĐTC ứng phó, thích ứng với BĐKH tại Tỉnh như các DA nâng cao khả năng thoát lũ và phát triển sinh kế bền vững thích ứng với khí hậu cho vùng Đồng Tháp Mười đề nghị giảm vốn ODA nhưng chưa được TW chấp thuận. Trong các nguyên nhân, thì nguyên nhân chủ yếu làm ảnh hưởng đến việc triển khai DA bị chậm là công tác đền bù GPMB còn chậm trễ, phải qua nhiều hồ sơ thủ tục, mất nhiều thời gian, chủ đầu tư chậm trong
việc chủ động triển khai và phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan ngay từ đầu... ví dụ như một số DA ĐTC thích ứng với BĐKH trọng điểm (DA đầu tư hệ thống giao thông kết nối hạ tầng du lịch và nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp (thu hồi đất trồng lúa 41,3 ha); CCNTân Lập, huyện Châu Thành (thu hồi đất trồng lúa 23,3 ha)) có liên quan đến công tác bồi thường GPMB với diện tích thu hồi đất trồng lúa trên 10 ha, phải có ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ (theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 58 của Luật Đất đai năm 2013), việc thực hiện thủ tục này mất nhiều thời gian.
3.3.2.3. Quản lý điều chỉnh dự án đầu tư công
Trong quá trình triển khai thực hiện DA ĐTC trong điều kiện BĐKH tại Tỉnh thì việc xảy ra hiện tượng điều chỉnh đối với các DA ĐTC này là thường xuyên xảy ra.
Tuy nhiên, việc điều chỉnh này phải đảm bảo thực hiện đúng theo quy định về QLDA ĐTXD công trình. Các trường hợp dẫn đến phải điều chỉnh DA ĐTC này thông thường do nhiều nguyên nhân như ảnh hưởng của thiên tai, có yếu tố mới làm tăng hiệu quả của DA ĐTC cao hơn, ảnh hưởng từ các thay đổi từ phía quy hoạch xây dựng, giá cả nguyên vât liệu thay đổi,...làm dẫn đến DA ĐTC phải điều chỉnh về mục tiêu, qui mô, hoặc điều chỉnh về tổng mức đầu tư, tiến độ, địa điểm đầu tư…
Trong thời gian qua, tỷ lệ số DA ĐTC phải điều chỉnh so với số DA ĐTC thực hiện trong cùng kỳ ở mức tương đối thấp, trung bình khoảng 13,8% giai đoạn 2011- 2015. Trong đó, chủ yếu là ở trường hợp các DA ĐTC phải điều chỉnh VĐT (khoảng 54,7%) và điều chỉnh tiến độ DA ĐTC (29,06%), các trường hợp còn lại chiếm tỷ lệ thấp bao gồm DA điều chỉnh về mục tiêu, quy mô đầu tư và các DA có điều chỉnh khác tương ứng lần lượt trung bình 11,12% và 13,12% (Bảng 3.15).
Bảng 3.15. Tỷ lệ số dự án đầu tư công phải điều chỉnh giai đoạn 2011-2018
Nội dung 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
DA % DA % DA % DA % DA % DA % DA % DA %
DA thực hiện đầu
tư trong kỳ 849 997 550 425 398 865 1313 1382 DA phải điều
chỉnh trong kỳ 58 6,8 57 5,7 40 7,3 20,0 4,7 177,0 44,5 27,0 3,1 74,0 5,6 180,0 13,0 Điều chỉnh mục
tiêu, quy mô đầu tư 0 0 10 17,5 13 32,5 0,0 0,0 10,0 5,6 16,0 59,3 29,0 39,2 33,0 18,3 Điều chỉnh VĐT 42 72,4 38 66,7 6 15,0 5,0 25,0 167,0 94,4 6,0 22,2 5,0 6,8 117,0 65,0 Điều chỉnh tiến độ 9 15,5 7 12,3 17 42,5 15,0 75,0 0,0 0,0 3,0 11,1 24,0 32,4 19,0 10,6 Điều chỉnh khác 14 12,1 0 3,5 20 50,0 0,0 0,0 0,0 0,0 2,0 7,4 16,0 21,6 11,0 6,1
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ số liệu của Sở KH&ĐT tỉnh Đồng Tháp Nguyên nhân của tình trạng trên có liên quan đến việc đi vào thực tế vận dụng khung pháp lý hướng dẫn triển khai và điều chỉnh ĐTC ở tỉnh chưa thực sự hiệu quả, công tác theo dõi và đánh giá của các cơ quan quản lý chuyên môn ở tỉnh như Sở
KH&ĐT, sở Tài chính có vẽ như còn chưa chặt chẽ. Vấn đề này, thực tế diễn ra không chỉ riêng tại tỉnh Đồng Tháp mà còn ở trên phạm vị của một số tỉnh khác ở Việt Nam (Vũ Thành Tự Anh, 2018). Tuy hiện nay, các văn bản quy định khá cụ thể trách nhiệm của các cơ quản quản lý chuyên môn về ĐTC nhưng trên thực tế diễn ra, vẫn còn tình trạng chồng chéo không rõ ràng trong thực hiện trách nhiệm, thông tin về DA ĐTC thích ứng với BĐKH còn chưa đầy đủ và cập nhật chậm, số DA ĐTC điều chỉnh nhiều,…nên ảnh hướng đến công tác theo dõi và đánh giá các DAĐTC một cách hiệu quả. Ngoài ra, việc điều chỉnh DA ĐTC còn do các nguyên nhân của sức ép quản lý chi tiêu ĐTC, TTKT, lợi ích nhóm…dẫn đến việc điều chỉnh DA ĐTC thời gian qua diễn ra khá phổ biến. Từ kết quả đánh giá bảng 3.16 cho thấy khía cạnh “Điều chỉnh CTDA ĐTC” có điểm số đánh giá chung ở mức điểm số là khá tích cực (Me = 3,6243, S.D = 0,8718). Trong đó, khía cạnh được đánh giá ở mức điểm số cao nhất đó là khía cạnh “Cơ quan tài trợ có chịu trách nhiệm cho những thay đổi về chi phí và lợi ích”
(Me = 4,0162, S.D = 0,8306) và khía cạnh ở mức điểm thấp nhất là “Các báo cáo định kỳ này có cập nhật phân tích chi phí và lợi ích” (Me = 3,3892, S.D = 0,8533). Điều này cho thấy, việc điều chỉnh CTDA ĐTC trong quá trình thực hiện là việc xảy ra thường xuyên và cần thiết.
Bảng 3.16. Kết quả đánh giá về “Điều chỉnh chương trình, dự án đầu tư công”
Nội dung Mean Std. D Khoảng tin cậy 95%
Cận dưới cận trên Cơ quan thực hiện CTDA ĐTC được yêu cầu chuẩn bị
báo cáo tiến độ định kỳ 3,5568 0,9373 3,4208 3,6927
Các báo cáo định kỳ này có cập nhật phân tích chi phí và
lợi ích 3,3892 0,8533 3,2654 3,5130
Cơ quan tài trợ có chịu trách nhiệm cho những thay đổi
về chi phí và lợi ích 4,0162 0,8306 3,8957 4,1367
Có cơ chế buộc cơ quan thực hiện CTDA ĐTC chuẩn bị
báo cáo cập nhật 3,5351 0,8661 3,4095 3,6608
Đánh giá chung 3,6243 0,8718 3,4979 3,7508 Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra của tác giả
3.3.2.4. Hoàn thành, bàn giao đưa dự án đầu tư công thích ứng với biến đổi khí hậu vào vận hành sử dụng
Theo quy trình QLĐTC cấp tỉnh, các DA ĐTC sau khi hoàn thành sẽ dược bào giao cho tổ chức vận hành DA đầu tư. Các DA ĐTC này được thực hiện các hoạt động kiểm toán và phê duyệt quyết toán của cơ quan có thẩm quyền, cụ thể là sở Tài Chính tỉnh Đồng Tháp.
Bảng 3.17. Số dự án đầu tư công kết thúc đầu tư, bàn giao đưa vào sử dụng giai đoạn 2011-2018
Đơn vị tính: Dự án Nội dung/năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
DA kết thúc đầu tư trong kỳ 62 568 366 37 302 233 870 611
DA được quyết toán trong kỳ 236 167 221 37 1.120 476 421 437
DA đã đưa vào vận hành 551 568 366 37 293 346 461 501
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ số liệu của Sở KH&ĐT tỉnh Đồng Tháp Các công trình, DA ĐTC tại Tỉnh sau khi hoàn thành được đưa vào sử dụng đảm bảo đúng mục tiêu, đơn vị được giao khai thác, vận hành đã được thực hiện đúng theo quy trình và đóng góp những kết quả đáng kể đối với phát triển KTXH theo đúng hướng mục tiêu của quy hoạch về PTBV KTXH, quy hoạch ngành, và ĐP trong Tỉnh, đáp ứng mục tiêu ứng phó, thích ứng với BĐKH. Trong đó, KCHT của Tỉnh đã từng bước được hoàn thiện về năng lực ứng phó, thích ứng với BĐKH, cụ thể như:
Về hạ tầng giao thông, thủy lợi, cung cấp điện, thông tin truyền thông được ĐTPT ngày càng hoàn chỉnh, có gắn kết giữa các ngành, lĩnh vực và gắn kết với nhiệm vụ bảo đảm ANQP. Điển hình như DA đầu tư hệ thống đê bao nhằm phòng chóng, ứng phó với BĐKH (nhất là mữa lũ, nước biển dâng), DA cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH, nước biển dâng ở ĐP; các DA khác về xây dựng cầu, kênh, rạch, kè, đê bao….
Hơn nữa, chương trình xây dựng cụm - tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ Vùng ĐBSCL thích ứng với BĐKH giai đoạn 2 hoàn thành và có đầy đủ CSHT thiết để ổn định nơi ở cho người dân (nhất là các vùng ngập lũ, vùng sạt lở), qua đó cũng làm thay đổi tập quán sống, sinh kế của người dân nông thôn dưới tác động của BĐKH.
Về hạ tầng giáo dục, y tế hoàng chỉnh dần, phục vụ việc dạy và học trong các trường phổ thông, trường nghề, trường cao đẳng và đại học và đáp ứng CSHT về y tế phục vụ khám chữa bệnh cho người dân. Mạng lưới bệnh viện, tuyến huyện, tuyến tỉnh được đầu tư bằng nguồn vốn TPCP đã tạo bước đột phá về cơ sở vật chất ngành y tế.
Nhìn chung, đa số các công trình, DA ĐTC đưa vào vận hành khai thác đã phát huy hiệu quả ngay sau khi hoàn thành trong các lĩnh vực như giao thông, nông nghiệp - nông thôn, y tế, GD&ĐT, ANQP, hạ tầng đô thị - công nghiệp, Khoa học công nghệ, thông tin truyền thông, QLNN. Tuy nhiên, một số công trình, DA ĐTC hoàn thành nhưng cần phải sau một thời gian mới có thể phát huy hiệu quả chủ yếu ở lĩnh vực