Trong những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn gặp không ít khó khăn. Người dân tuy đã nhận thức được tác dụng, lợi ích của việc bảo vệ và phát triển rừng nhưng chưa thấy
16
được đầy đủ vai trò, vị trí, ý nghĩa của rừng đối với môi trường sinh thái và phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Tỉnh Bắc Kạn có tổng diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp là 423.026 ha (chiếm 87% tổng diện tích tự nhiên), trong đó: diện tích đất có rừng là 336.045 ha (rừng tự nhiên 276.633 ha và rừng trồng 59.411 ha), diện tích đất chưa có rừng 86.981 ha (bao gồm diện tích trồng rừng chưa thành rừng là 25.342 ha), độ che phủ rừng năm 2016 đạt 71,5 % [20].
Tình hình vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng vẫn còn diễn biến phức tạp và chưa có biện pháp ngăn chặn, xử lý triệt để. Công tác quản lý khai thác lâm sản chưa chặt chẽ, tình trạng cấp phép không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, lợi dụng giấy phép để khai thác trái phép còn diễn ra ở nhiều địa phương, như xã Đôn Phong, Quang Thuận, Dương Phong, Thanh Mai, Mai Lạp - Chợ Mới, Liêm Thủy - Na Rì; nhiều cơ sở kinh doanh chế biến lâm sản còn sử dụng lâm sản không có nguồn gốc hợp pháp vào chế biến, tiêu thụ. Công tác tuyên truyền ở các đơn vị còn hạn chế, việc tuyên truyền chủ yếu lồng ghép thông qua các cuộc họp thôn/bản nên hiệu quả chưa cao [21].
Thực tế này cho thấy, rừng đóng vai trò quan trọng trong đời sống và sản xuất sinh hoạt của người dân trong tỉnh. Tuy nhiên, làm thế nào để bảo vệ và phát triển được vốn rừng hiện có lại không phải là chuyện giản đơn.
Năm 2016, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Tổng cục Lâm nghiệp, Cục Kiểm lâm, Thường trực Tỉnh Uỷ, HĐND, UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT, sự quan tâm phối hợp chặt chẽ của các sở, ban, ngành liên quan và cấp uỷ, chính quyền địa phương các cấp trong tỉnh. Sự nỗ lực, phấn đấu khắc phục khó khăn và quyết tâm, quyết liệt trong chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ của lực lượng Kiểm lâm từ tỉnh đến cơ sở. Ý thức, trách nhiệm về bảo vệ, phát
17
triển rừng của chủ rừng và người dân ngày càng được nâng cao là điều kiện quan trọng để lực lượng Kiểm lâm hoàn thành nhiệm vụ và công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng năm 2016. [21]
Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ, Chi cục Kiểm lâm đã ban hành các văn bản để chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức xây dựng, triển khai kế hoạch QLBV và PTR trên địa bàn quản lý. Đồng thời, chủ động tổ chức các đoàn công tác kiểm tra thường xuyên, đột xuất về việc thực hiện nhiệm vụ đối với các đơn vị trực thuộc được giao.
Đối với các Hạt Kiểm lâm các huyện, thành phố, các khu bảo tồn, Kiểm lâm địa bàn đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện công tác QLBVR và PTR trên địa bàn.
Về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lâm nghiệp, lực lượng Kiểm lâm đã thực hiện được 438 cuộc hội nghị, họp thôn/bản phổ biến pháp luật về lâm nghiệp cho người dân, các chủ rừng, chủ cơ sở chế biến lâm sản với 16.451 lượt người tham gia. Chi cục Kiểm lâm phối hợp với Đài Phát thanh truyền hình tỉnh và Báo Bắc Kạn tổ chức phát sóng các chuyên mục, phóng sự, đăng tin, bài, ảnh về các hoạt động QLBVR và PCCCR. Đồng thời xây dựng mới và sửa chữa lại các loại biển tuyên truyền, cấp dự báo cháy rừng để phục vụ tốt công tác QLBVR và PCCCR. Đơn vị thực hiện tốt và sâu sát công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lâm nghiệp là Hạt Kiểm lâm Ngân Sơn (Trực tiếp Phó chủ tịch huyện và Hạt trưởng tham gia họp quán triệt, tuyên truyền). [21]
Công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. Năm 2016, lực lượng Kiểm lâm đã chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện công tác PCCCR trên địa bàn. Từ tỉnh đến xã đã xây dựng phương án, kế hoạch PCCCR, kiện toàn 08 ban chỉ đạo, 129 ban chỉ huy các vấn đề cấp bách trong
18
bảo vệ rừng và PCCcR. Duy trì công tác trực PCCCR 24/24 giờ/ngày trong các tháng mùa khô.
Tuy nhiên, do tình hình thời tiết năm qua diễn biến phức tạp và việc sử dụng lửa bất cẩn của người dân trong việc đốt soi bãi, đốt xử lý thực bì trồng rừng đã gây cháy lan vào rừng 9 vụ với diện tích 14,557 ha. Các vụ cháy xảy ra đều được chính quyền địa phương, người dân và lực lượng Kiểm lâm phát hiện, huy động, tổ chức lực lượng chữa cháy kịp thời, hiệu quả, giảm thiểu những thiệt hại do cháy gây ra. [20]
Về theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, ngay từ đầu năm 2016, Chi cục Kiểm lâm đã ban hành kế hoạch thực hiện cập nhật diễn biến rừng, đến quý II và III tổ chức tập huấn, kiểm tra các Hạt Kiểm lâm. Hiện nay, các Hạt Kiểm lâm đang tiến hành cập nhật số liệu diễn biến rừng năm 2016 trên phần mềm mới FRMS theo đúng quy định về thời gian và kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp thay đổi theo các nguyên nhân là 16.112,5 ha tương ứng 17.267 lô, trong đó phần lớn là diện tích rừng trồng mới chuyển thành rừng 6.480,52 ha, rừng mới trồng (năm 1) 4.984,99 ha (bao gồm cả dân tự trồng), còn lại là các nguyên nhân khác (khai thác rừng trồng, cải tạo, cháy rừng...). Số liệu hiện trạng rừng toàn tỉnh năm 2016 sẽ được Chi cục Kiểm lâm tổng hợp, tham mưu cho Sở trình UBND tỉnh công bố trước ngày 31/3/2017. [2]
Cùng với đó, Bắc Kạn cũng đã thực hiện tốt chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 - 2020 theo Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Qua đó, người dân đã thay đổi căn bản về nhận thức, thái độ, hành vi đối với công tác quản lý bảo vệ rừng; tích cực, chủ động tham gia, thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học tại các khu rừng đặc dụng. Cụ thể như tại Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc, người dân đã phối hợp với lực lượng chức năng
19
tăng cường kiểm tra, tuần rừng; cộng đồng dân cư ở vùng lõi, vùng đệm chủ động nhận giao khoán bảo vệ rừng… Đối với Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, người dân tự nguyện đăng ký, giao gửi cưa xăng cho Ban quản lý Khu bảo tồn; xây dựng các bếp đun tiết kiệm củi để giảm áp lực khai thác củi trên rừng; cộng đồng thôn, bản nằm trong Khu bảo tồn đã nhận giao khoán bảo vệ trên 9.200ha rừng… [20]