Phần 4. KẾT QUẢ THỰC HIỆN VÀ THẢO LUẬN
4.2 Tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao của người Kiểm lâm địa bàn
4.2.3 Kết quả công tác tuyên truyền vận động nhân dân
Qua điều tra phỏng vấn cán bộ Kiểm lâm điạ bàn tại khu vực nghiên cứu và tổng hợp các báo cáo hàng năm của đơn vị được kết quả tại bảng 4.5
Bảng 4.5. Kết quả công tác tuyên truyền vận động nhân dân (2014 - 2017)
TT Hoạt động
% người Thực hiện
so với ∑ người điều
tra
Kết quả
Tác động khả năng hợp tác đến người dân(%) Tích
cực
Bình thường
Ít tham gia
1
Tuyên truyền loa phát thanh xóm (xã)
100
152 lượt phát loa tuyên truyền tại
UBND xã
- 100 -
2 Mở lớp tập huấn 47 161 lớp = 11.180
người tham gia. - 100 -
3 Họp thôn xóm 100
250 lượt với 17.046 người
tham gia.
100 - -
4 Gặp trực tiếp
người dân 100
Trực tiếp đến các hộ gia đình để
tuyên truyền
100 - -
5 Qua trưởng thôn 87
Kiểm lâm địa bàn trực tiếp gặp trưởng thôn để
tuyên truyền
100 - -
6 Phóng sự truyền
hình 65 5 trương trình - - -
7 Mở cuộc thi
tuyên truyền - - - -
8 Tờ rơi - - - - -
( Nguồn: phỏng vấn)
42
Số liệu bảng trên cho thấy: Xác định công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật luôn là mũi nhọn trong công tác QLBVR, là vấn đề cốt lõi của công tác QLBVR tại gốc và làm thay đổi, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc giữ rừng, bảo vệ môi trường sống ổn định, lâu dài của người dân.
Từ số liệu bảng 4.4 cho thấy các hoạt động tuyên truyền có 8 hình thức khác nhau và Kiểm lâm địa bàn cũng chỉ chọn 6 hình thức để tuyên truyền, mỗi hình thức đều mang lại kết quả tác động đến người dân khác nhau.
Hình 4.2: Kiểm lâm địa bàn tuyên truyền cho người dân
Qua kết quả điều tra phỏng vấn cho thấy công tác tuyên truyền là một trong những biện pháp mang lại hiệu quả cao trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Dựa vào kết quả tổng hợp được, các hình thức tuyên truyền được áp dụng cũng như thực tế cho thấy hình thức họp thôn xóm và gặp trực tiếp người dân được cán bộ Kiểm lâm địa bàn thực hiện nhiều nhất và đem lại kết quả tích cực nhất còn các hình thức khác muốn thực hiện cần phải có kinh phí, kết quả cũng chưa đem lại hướng tích cực nhiều đây cũng là một hạn chế
43
trong công tác tuyên truyền. Để minh chứng cho kết quả điều tra trên ta có thể thấy tình hình vi phạm khai thác, vận chuyển lâm sản trên địa bàn vẫn xảy ra.
4.2.4 . Kết quả công tác theo dõi diễn biến tài nguyên rừng trong khu vực Hàng năm, căn cứ vào số liệu hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp Kiểm lâm địa bàn rà soát những thay đổi về trạng thái rừng từ các nguyên nhân như cháy rừng, khai thác rừng, trồng rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng.
Kết quả theo dõi diễn biến rừng được thể hiện tại bản 4.6 Bảng 4.6. Theo dõi diễn biến rừng tại khu vực nghiên cứu Đơn
vị Chỉ tiêu theo dõi 2014 2015 2016 2017 Huyện
Bạch Thông
Diện tích rừng và đất
lâm nghiệp (ha) 54.650 54.650 54.650 54.650 Trồng rừng (ha) 8.847,1 7.962,33 8.850,9 8.890
Khai thác rừng (ha) 320 410 350 450
Độ che phủ rừng
(%) 76,5 77,5 78 79
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Hạt Kiểm lâm huyện Bạch Thông)
* Khó khăn trong hoạt động Kiểm lâm địa bàn
Qua điều tra phỏng phấn thì các Kiểm lâm địa bàn chưa được trang bị những thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin như máy tính, mạng Internet, GPS và ứng dụng cảnh báo sớm cháy rừng. Do không được trang bị lên các kỹ năng vận hành các thiết bị còn kém, một số Kiểm lâm còn không biết sử dụng. Ngoài ra Kiểm lâm địa bàn còn phải kiêm nhiệm nhiều công việc và phụ trách địa bàn có diện tích rừng tương đối lớn.
Tuy nhiên cán bộ Kiểm lâm địa bàn của huyện Bach Thông vẫn áp dụng các thiết bị thủ công trong việc theo dõi diễn biến rừng, hầu như cán bộ không biết sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin như máy GPS, phần mềm bản đồ MapInfo…việc cập nhật các nguyên nhân thay đổi còn chậm, chưa chính xác.
44
Số liệu kiểm kê rừng chưa thống nhất với chủ rừng, một số hộ gia đình còn chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.