Điều kiện tự nhiên của huyện Bạch Thông

Một phần của tài liệu Báo cáo thực hiện nhiệm vụ kiểm lâm địa bàn tại hạt kiểm lâm huyện bạch thông tỉnh bắc kạn (Trang 28 - 31)

2.3. Tình hình về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Bạch Thông

2.3.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Bạch Thông

Huyện Bạch Thông cách trung tâm thị xã Bắc Kạn 18 km về phía Đông Bắc, vị trí và ranh giới được xác định như sau:

* Vị trí tọa độ địa lý:

- Từ 22005’07” đến 22019’08” vĩ độ Bắc;

- Từ 105038’59” đến 106002’50” kinh độ Đông.

* Ranh giới được xác định:

- Phía Đông giáp huyện Na Rì;

- Phía Tây giáp huyện Chợ Đồn;

- Phía Nam giáp thị xã Bắc Kạn và huyện Chợ Mới;

- Phía Bắc giáp huyện Ba Bể và huyện Ngân Sơn.

Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 54.649 ha, có 16 xã và 01 thị trấn.

2.3.1.2. Địa hình địa vật huyện Bạch Thông

Huyện Bạch Thông được bao bọc bởi dãy núi cao phía Bắc thuộc cánh cung sông Gâm ở phía Tây và cánh cung Ngân Sơn ở phía Đông. Địa hình phức tạp, độ chia cắt mạnh, núi đá xen lẫn núi đất. Trong vùng có nhiều đỉnh núi cao như: Núi Phyea Hyeng cao 1.515 m ở phía Tây, núi Tà Am cao 1.527 m ở phía Bắc. Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ phía Đông sang Tây và

20

từ phía Tây sang Đông tạo thành thung lũng chân núi kéo dài theo hướng vòng cung.

2.3.1.3. Tài nguyên đất đai của huyện Bạch Thông

Theo kết quả điều tra bản đồ dạng đất tỉnh Bắc Kạn của Viện Điều tra Quy hoạch rừng cung cấp thì nền vật chất ở huyện Bạch Thông gồm 3 loại đá mẹ chính đó là: Đá Granít, đá Sét và biến chất và đá Vôi.

Từ các yếu tố về khí hậu, thời tiết, địa chất và thực vật đã tạo nên đất đai của huyện với đầy đủ các nhóm đất thủy thành, bán thủy thành và địa thành.

* Đất địa thành bao gồm các nhóm dạng đất chính:

- Nhóm dạng đất feralit mùn trên núi trung bình phát triển trên đá Sét và biến chất.

Tầng đất mỏng nhưng hàm lượng mùn khá cao do chất hữu cơ phân giải, thích nghi với một số loài cây trồng ôn đới.

- Nhóm dạng đất feralit vàng đỏ phát triển trên đá granit

Thành phần cơ giới trung bình, tầng đất từ trung bình đến dày, hàm lượng mùn cao, đất có phản ứng trung tính.

- Nhóm dạng đất feralit nâu đỏ phát triển trên đá vôi

Tầng đất mỏng nhưng cấu tượng của đất tốt, hàm lượng các nguyên tố vi lượng trong loại đất này như Canxi, Magiê rất lớn.

- Đất feralit biến đổi: Do thường xuyên ngập nước nên đất chua nhưng hàm lượng chất dinh dưỡng ở mức trung bình, tầng đất dày trung bình và có khả năng giữ nước kém.

- Đất feralit nâu vàng phát triển trên phù sa cổ: Đất có tầng đất dày trên 100 cm nằm trên sườn đồi có độ dốc nhỏ dưới 120, đất chua nghèo Kali và lượng nhôm di động cao.

* Đất thủy thành và bán thủy thành: Đất này được hình thành do bồi đắp phù sa của sông suối và sản phẩm xói mòn của đồi núi tích tụ lại ở kiểu địa

21

hình thung lũng. Loại này có thành phần cơ giới từ trung bình đến nhẹ, đất tốt tầng đất dày, màu nâu xám và tơi xốp. Bao gồm Đất phù sa sông, đất phù sa suối, đất dốc tụ. Nhóm đất này thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

2.3.1.5. Khí hậu, thủy văn của khu vực a) Khí hậu của khu vực

Theo số liệu khí tượng thủy văn do Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Bắc Kạn cung cấp thì huyện Bạch Thông nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, một năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.

- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ bình quân năm: 220C, nhiệt độ tối cao 39,40C, nhiệt độ tối thấp là: - 20C.

- Chế độ mưa, ẩm

+ Tổng lượng mưa trung bình năm 1.500 mm, lượng mưa phân bố không đều trong năm, tập trung chủ yếu vào các tháng 6, 7, 8 chiếm trên 80% lượng mưa cả năm.

+ Độ ẩm không khí bình quân năm 84 -85%.

- Chế độ gió, bão: Trong khu vực chịu ảnh hưởng của hai loại gió mùa chính:

+ Gió mùa Đông Nam: Hoạt động từ tháng 4 đến tháng 9, mang hơi nước từ biển vào gây nên mưa.

+ Gió mùa Đông Bắc: Hoạt động từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau thường khô.

+ Bão ít ảnh hưởng đến Bạch Thông, tuy nhiên tình hình thời tiết diễn biến rất phức tạp, nhất là vào mùa mưa thường xảy ra mưa lũ cục bộ kèm theo lốc xoáy, mưa đá, sạt lở đất.

b) Tình hình thủy văn của khu vực

Địa bàn huyện Bạch Thông là nơi đầu nguồn của hai nhánh chính sông Cầu chảy theo hai hướng Bắc - Nam và Tây - Đông hợp nhau tại Thị xã Bắc

22

Kạn, có tổng chiều dài khoảng 70 km. Ngoài hai con song chính, trong vùng có hệ thống khe suối nhỏ, với mật độ tương đối dày bắt nguồn từ các đỉnh núi cao ở phía Bắc và phía Tây đổ xuống chảy về sông Cầu. Địa hình ở thượng nguồn dốc nên nhiều ghềnh thác, ảnh hưởng đến lưu lượng nước và thay đổi theo mùa: Mùa khô dòng chảy cạn nước, mùa mưa nước dồn về nhanh, dòng chảy xiết nên thường gây ra lũ quét ở thượng nguồn hoặc ngập úng cục bộ ở vùng hạ lưu. [19]

Một phần của tài liệu Báo cáo thực hiện nhiệm vụ kiểm lâm địa bàn tại hạt kiểm lâm huyện bạch thông tỉnh bắc kạn (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)