Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Bạch Thông

Một phần của tài liệu Báo cáo thực hiện nhiệm vụ kiểm lâm địa bàn tại hạt kiểm lâm huyện bạch thông tỉnh bắc kạn (Trang 31 - 35)

2.3. Tình hình về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Bạch Thông

2.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Bạch Thông

Theo Niên giám thống kê năm 2011 của Cục thống kê tỉnh Bắc Kạn, dân số của huyện Bạch Thông là 30.575 người, trong đó:

Nam 15.626 người, chiếm 51,1% tổng dân số;

Nữ 14.949 người, chiếm 48,9% tổng dân số.

1.2.1.2. Dân tộc

Bạch Thông là nơi sinh sống của các dân tộc Tày, Kinh, Dao, Nùng, Hoa…

Trong đó: Dân tộc Tày có 18.467 người chiếm 60,4% dân số; Dân tộc Kinh có 5.901 người chiếm 19,3% dân số; Dân tộc Dao có 2.904 người chiếm 9,5% dân số; Dân tộc Nùng có 2.262 người chiếm 7,4% dân số và một số dân tộc khác.

Tập quán canh tác của một số đồng bào các dân tộc vẫn còn lạc hậu, tệ nạn đốt rừng làm rẫy vẫn còn diễn ra. Trình độ văn hóa thấp, đời sống của đa số người dân khó khăn nên việc ý thức bảo vệ rừng của người dân còn hạn chế gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên rừng.

2.3.2.2 Tình hình sản xuất nông lâm ngư nghiệp của huyện

Theo báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2011của huyện Bạch Thông, hoạt động của một số ngành kinh tế như sau:

23 1.2.2.1. Sản xuất nông nghiệp

- Trồng trọt: Diện tích cây lúa (2 vụ) đạt 101,4% kế hoạch, năng suất bình quân đạt 51 tạ/ha; diện tích cây ngô (3 vụ) thực hiện đạt 109,3% kế hoạch. Tổng sản lượng lương thực có hạt là 18.300T/năm đạt 106,3% kế hoạch, tăng 1.919 tấn so với năm 2010. Sản lượng cây thuốc lá đạt 349,2 tấn, giá trị trên 15 tỷ đồng. Một số cây màu đạt và vượt chỉ tiêu như cây khoai lang 118,6%, cây sắn 115,5%.

- Chăn nuôi: Tổng đàn gia súc là 11.303 con, trong đó: Đàn Trâu, Bò 5.529 con, đàn Lợn 5.774 con, ngoài ra các hộ gia đình còn chăn nuôi gia cầm như: gà, vịt, ... với số lượng lớn. Tuy nhiên, chăn nuôi chưa phát triển mạnh để trở thành hàng hoá mà vẫn còn mang tính tự cung tự cấp. Đặc biệt người dân ở đây còn chăn thả gia súc trong rừng, chưa ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào chăn nuôi cho nên năng suất và hiệu quả chưa cao.

- Lâm nghiệp

+ Trồng rừng: Năm 2011 trên địa bàn huyện trồng được 914,24 ha, trong đó có 739,24 ha từ nguồn vốn của Dự án 147. Bên cạnh đó đang trồng thử nghiệm cây Neem tại xã Nguyên Phúc (doanh nghiệp đầu tư), diện tích 05 ha.

+ Công tác quản lý bảo vệ rừng và cấp phép khai thác lâm sản: Năm 2011 đã phát hiện và lập biên bản 70 vụ vi phạm Luật bảo vệ rừng, đã xử lý 65 vụ, tịch thu 153,248 m3 gỗ các loại. Thực hiện cấp phép được 58 giấy phép khai thác lâm sản, trong đó: gỗ các loại 57 giấy, khối lượng 2.871 m3; Vầu nguyên liệu 01 giấy, khối lượng 41 tấn.

- Triển khai thực hiện một số chương trình đề án phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, như: Mô hình thâm canh lúa thuần gieo xạ vụ xuân, Mô hình lúa thuần chất lượng cao vụ mùa…

24 2.3.2.3. Tình hình giao thông trong khu vực

- Có trục đường chính là Quốc lộ 3 từ Thành phố Bắc Kạn đến Cao Bằng qua địa phận huyện Bạch Thông với tổng chiều dài khoảng 20 km, nền đường nhựa, bề rộng mặt đường 6 m, chất lượng đường tốt.

- Hệ thống đường liên huyện nối Bạch Thông với huyện Ba Bể, Chợ Đồn, Na Rì, có tổng chiều dài khoảng 70 km, được bắt đầu từ Quốc lộ 3.

Trong đó tuyến Bạch Thông - Chợ Đồn đang được trải nhựa.

- Hệ thống đường liên xã, đường giao thông đến trung tâm các xã với mặt đường là đường cấp phối tự nhiên chứ chưa được đầu tư xây dựng.

- Hệ thống đường liên thôn chủ yếu là đường bê tông chiều rộng 2 - 3m, được đầu tư ở các xã chung quanh thị trấn.

- Mạng lưới đường vận xuất, vận chuyển lâm nghiệp chưa phát triển nên gặp nhiều khó khăn trong việc phục vụ công tác trồng và khai thác rừng.

2.3.2.4. Hệ thống thông tin liên lạc, điện sinh hoạt

Hệ thống thông tin liên lạc ngày càng phát triển. Tại các xã đều có trạm bưu điện điểm văn hoá, đây là nơi mang đến cho bà con trong xã những thông tin tuyên truyền văn hoá, đây là đầu mối giao lưu đi khắp mọi nơi. Hệ thống lưới điện ở huyện Bạch Thông đang từng bước phát triển từ mạng lưới điện quốc gia thông qua trạm hạ thế ở thị trấn Phủ Thông. Hiện nay trên địa bàn huyện đã có 100% hộ gia đình sử dụng điện, tuy nhiên chất lượng nguồn điện vẫn còn kém nhất là ở những xã vùng xa như: Cao Sơn, Vũ Muộn, Sỹ Bình, do đó chưa đáp ứng được điện sinh hoạt và sản xuất cho nhân dân.

2.3.2.5. Về văn hóa - giáo dục

Huyện Bạch Thông luôn làm tốt công tác quản lý Nhà nước về văn hóa, thông tin, thể thao trên địa bàn. Hàng năm, các xã, thị trấn tổ chức có hiệu quả các hoạt động lễ hội trong dịp tết cổ truyền của dân tộc với nhiều hoạt động

25

thiết thực như: Hát then, lượn cọi, tổ chức các trò chơi dân gian nhằm khơi dậy và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Trên địa bàn huyện hiện nay quy mô trường lớp học đang ngày càng được mở rộng theo hướng thuận lợi cho người học, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của địa phương. Đến năm học 2014 - 2015, toàn huyện có 40 trường học. Cơ sở vật chất các trường, lớp học được quan tâm đầu tư xây dựng theo chương trình kiên cố hóa trường, lớp học của Chính phủ, đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, góp phần giải quyết khó khăn về lớp học của các trường, đáp ứng được điều kiện giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. Tiêu biểu như: Năm học 2014 - 2015, Trường Tiểu học Đôn Phong với 8 phòng học được xây mới từ nguồn vốn hỗ trợ của tổ chức Childfun tại Việt Nam; Trường Tiểu học Vi Hương với nhà hiệu bộ và các phòng chức năng được xây mới từ nguồn vốn hỗ trợ của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam được đưa vào sử dụng, góp phần đáp ứng nhu cầu về cơ sở, vật chất các trường học.

2.3.2.6. Công tác y tế, dân số gia đình và trẻ em

Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân trên địa bàn huyện luôn được chú trọng. Các chương trình mục tiêu Quốc gia về Y tế, tiêm chủng mở rộng, phòng chống sốt rét, lao, HIV/AIDS … đều được triển khai thực hiện có hiệu quả. Các cơ sở y tế chú trọng công tác tuyên truyền về tảo hôn, kế hoạch hóa gia đình, nhất là đối với khu vực đồng bào dân tộc ở vùng sâu vùng xa còn khó khăn. Công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn được triển khai thực hiện tốt, không để dịch bệnh bùng phát trên địa bàn. Các đối tượng được hưởng chính sách bảo hiểm y tế đầy đủ theo quy định. Hiện nay, toàn huyện đã có 11/17 trạm Y tế xã, thị trấn đạt bộ tiêu chí Quốc gia về y tế;

6/7 Trạm Y tế được xây dựng khang trang, góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân các địa phương. [21]

26 Phần 3

Một phần của tài liệu Báo cáo thực hiện nhiệm vụ kiểm lâm địa bàn tại hạt kiểm lâm huyện bạch thông tỉnh bắc kạn (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)