Phần 4. KẾT QUẢ THỰC HIỆN VÀ THẢO LUẬN
4.2 Tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao của người Kiểm lâm địa bàn
4.2.1 Kết quả tham mưu cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về rừng, đất lâm nghiệp
Trong những nhiệm vụ thực hiện của mình, thì công tác tham mưu của Kiểm lâm địa bàn là quan trọng nhất, bởi vì người cán bộ Kiểm lâm địa bàn luôn bám sát thực tế với rừng với người dân, trực tiếp cùng với người dân địa phương quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Trong thời gian qua, Cán bộ Kiểm lâm địa bàn thuộc Hạt Kiểm lâm huyện Bạch Thông đã tham mưu được những nội dung và kết quả như sau:
Bảng 4.2. Kết quả nghiên cứu về công tác tham mưu trong quản lý bảo vệ rừng (2014 – 2017)
TT
Hoạt động (Nội dung tham
mưu)
Số lượng tham gia
(%)
Kết quả
(2014 - 2017) Ảnh hưởng
1 Xây dựng phương án
QLBVR và PCCCR 100
80 phương án QLBVR và PCCCR / 17 các xã, thị trấn, 2 chủ rừng lớn và PA cấp huyện/ 4 năm
Hạn chế được các vụ phá rừng và cháy rừng
2
Xây dựng các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng, PCCCR
100
182 tổ đội BVR và PCCCR cấp xóm
Trách nhiệm bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng từ cấp thôn bản
3 Xử lý vi phạm hành
chính 100
195 vụ vi phạm hành chính (xử lý hính sự 12 vụ)
Xử lý vi phạm hành chính cũng là biện pháp ngăn chặn tình trạnh buôn bán vận chuyển
37
lâm sản trái phép.
4 Xác nhận nguồn gốc
lâm sản 100
Tham mưu cho chủ tịch xã cấp 4200 giấy phép có khối lượng khai thác là 54.600 m3.
Chính quyền địa phương quản lý được lâm sản trên địa bàn.
5
Tuyên truyền vận động nhân dân tham gia bảo vệ rừng và PCCCR.
100
Tổ chức 725 lớp tuyên truyền với 28.500 người tham gia.
Người dân đã nhận đước được về pháp luật trong lĩnh vực QLBVR và PTR.
6 Theo dõi diễn biến
tài nguyên rừng 100 7.692 ha
Làm căn cứ quy hoạch rừng và các kế hoạch phát triển rừng
Qua kết quả bảng trên cho thấy vai trò tham mưu của Kiểm lâm địa bàn là rất rộng, tính chất công việc có sự ảnh hưởng lớn đến bảo vệ và phát triển rừng.
Với vai trò tham mưu, công chức Kiểm lâm địa bàn đã tham mưu tích cực giúp cấp ủy, chính quyền địa phương nâng cao vai trò trách nhiệm, năng lực quản lý điều hành của các cấp uỷ Đảng, chính quyền trong việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp theo Nghị định số 23/2006/NĐ-CP của Chính phủ.
Công chức Kiểm lâm địa bàn đã thường xuyên phối hợp với trưởng thôn, bản, tổ chức mở lớp học tập, tuyên truyền các nội dung, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng được cụ thể hoá bằng các văn bản, quy phạm pháp luật về lâm nghiệp, các chính sách, quyền, nghĩa vụ của mọi người dân trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng.
* Kết quả đạt được
Hàng năm, tham mưu giúp UBND xã xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng; củng cố, kiện toàn 15 ban chỉ huy cấp xã, phường, thị trấn;
182 tổ đội BVR và PCCCR cấp xóm về các vấn đề cấp bách trong bảo vệ và
38
phòng cháy, chữa cháy rừng. Tổ chức Hội nghị tổng kết công tác PCCCR mùa khô và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác PCCCR mùa khô tới; Tổ chức ký cam kết kiểm tra, phát hiện ngăn chặn và xử lý kịp thời những vụ vi phạm pháp luật bảo vệ và phát triển rừng.
Trên cơ sở hướng dẫn của Chi cục Kiểm lâm và các báo cáo của chủ rừng, Kiểm lâm địa bàn đã tổ chức kiểm tra và cập nhật số liệu diễn biến tài nguyên rừng, tham mưu cho Chủ tịch UBND xã báo cáo tình hình diễn biến rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn. Hiện nay, việc thực hiện theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp ở cấp xã đã đi vào nề nếp và được Kiểm lâm địa bàn thường xuyên tham mưu UBND xã chủ động thực hiện.
- Kiểm tra hoạt động quản lý, bảo vệ rừng, phát triển rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn theo quy định của pháp luật; Phối hợp các cơ quan chức năng có liên quan hướng dẫn và giám sát chủ rừng trong việc bảo vệ và phát triển rừng;
- Thực hiện Thông tư số 70/2007/TT-BNN ngày 01 tháng 8 năm 2007của Bộ NN&PTNT về hướng dẫn xây dựng và tổ chức thực hiện Quy ước bảo vệ & phát triển rừng trong cộng đồng dân cư thôn (bản). Kiểm lâm địa bàn đã phối hợp các cơ quan và đoàn thể địa phương hướng dẫn cộng đồng dân cư thôn (bản) xây dựng và thực hiện Quy ước bảo vệ rừng, 100%
các thôn (bản) có rừng trên địa bàn toàn tỉnh đã được xây dựng và thực hiện theo Quy ước bảo vệ và phát triển rừng.
* Khó khăn trong hoạt động của Kiểm lâm địa bàn
Tuy nhiên việc phân công Kiểm lâm về phụ trách địa bàn xã, bám dân, bám rừng, bảo vệ rừng là một chủ trương mới của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Trong quá trình triển khai thực hiện gặp rất nhiều khó khăn đó là:
- Địa hình tương đối phức tạp, có nhiều đồi núi cao, độ dốc lớn, địa hình bị chia cắt, phương tiện đi lại gây khó khăn trong việc quản lý và kiểm tra rừng.
39
- Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, khả năng truyên truyền vận động quần chúng nhân dân của một số ít công chức Kiểm lâm phụ trách địa bàn còn hạn chế.