3.1. Đối tượng và phạm vi thực hiện
- Đối tượng thực hiện: Thực thi nhiệm vụ của người Kiểm lâm địa bàn tại Trạm Kiểm lâm Cẩm Giàng, thuộc Hạt Kểm lâm huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn, sử dụng những kiến thức đã được học kết hợp kinh nghiệm của Công chức kiểm lâm của trạm để viết báo cáo thực tập tốt nghiệp.
- Phạm vi thực hiện: Tiến hành nghiên cứu và viết báo cáo trong thời gian thực tập tại Trạm kiểm lâm Cẩm Giàng, Hạt Kiểm lâm huyện Bạch Thông, kiểm tra và thực thi nhiệm vụ trên địa bàn xã Cẩm Giàng.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm: Trạm Kiểm lâm Cẩm Giàng, thuộc Hạt Kiểm lâm huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn.
- Thời gian thực hiện trong 14 tuần bắt đầu từ ngày 28 tháng 08 năm 2017 đến hết ngày 4 tháng 12 năm 2017.
3.3. Nội dung thực hiện
Để thực hiện mục tiêu của đề tài, chúng tôi cụ thể bằng các nội dung nghiên cứu như sau:
- Đánh giá về hiện trạng quản lý bảo vệ tài nguyên rừng của Hạt Kiểm lâm Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn.
- Tham gia thực thi công tác của một Kiểm lâm địa bàn tại Trạm Kiểm lâm Cẩm Giàng, thuộc Hạt Kiểm lâm Bạch Thông (công tác tham mưu, xử lý vi phạm, tuyên truyền vận động và hướng dẫn nhân dân và công tác theo dói diễn biến tài nguyên rừng tại khu vực Kiểm lâm địa bán quản lý)
- Tổng kết các bài học kinh nghiệp và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác Kiểm lâm địa bàn.
27 3.4. Các bước thực hiện
3.4.1. Thu thập số liệu, thực hiện nhiệm vụ
3.4.1.1 . Tìm hiểu thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng mà Hạt kiểm lâm huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn đã thực hiện trong những năm qua
Nội dung này, chúng tôi chủ yếu thừa kế các số liệu của Hạt Kiểm lâm huyện Bạch Thông và Trạm Kiểm lâm Cẩm Giàng, như:
- Số liệu về cơ cấu tổ chức của Hạt (số lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức Kiểm lâm, hợp đồng; trình độ chuyên môn, trình độ học vấn, độ tuổi, các chức vụ, vị trí, công việc làm cụ thể của toàn Hạt.
- Thực trạng công tác quản lý bảo vệ của Hạt Kiểm lâm Bạch Thông và Trạm Kiểm Lâm Cẩm giàng (số xã quản lý, diện tích tự nhiên, diện tích rừng quản lý, sơ lược công tác quản lý bảo vệ rừng trong những năm qua (2014-2017), tình hình nổi bật, như các vụ vi phạm lớn, cháy rừng v.v...).
3.4.1.2. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao của người Kiểm lâm địa bàn trong quá trình thực tập
a) Tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về rừng, đất lâm nghiệp.
Nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại địa bàn cơ sở, công chức Kiểm lâm địa bàn thường xuyên bám dân, bám rừng, nắm tình hình, theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp tại địa bàn phụ trách. Kết hợp với cán bộ phó ban lâm nghiệp xã tiến hành tổ chức kiểm tra quanh địa bàn xã quản lý để tránh tình trạng người dân chặt phá rừng bừa bãi. Tùy theo tình hình, hàng tuần Kiểm lâm địa bàn xây dựng công tác kiểm tra 1 tuần Kiểm lâm viên sẽ đi kiểm tra 2 đến 3 lần.
Về phần Phó trưởng ban Lâm nghiệp của xã, có trách nhiệm theo dõi và báo cáo tình hình tại xã rồi báo cho Kiểm lâm địa bàn nắm bắt được, dựa vào đó giúp công việc giám sát địa bàn tốt hơn. Kiểm lâm viên tổng hợp số liệu về
28
diện tích trồng, khai thác rừng cho Kiểm lâm địa bàn theo từng quí giúp công việc báo cáo khách quan và chính xác hơn.
b) Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản theo quy định của pháp luật
Khi phát hiện phương tiện vận chuyển lâm sản trái phép thì dùng cờ hiệu Kiểm lâm yêu cầu dừng xe để kiểm tra hồ sơ lâm sản.
* Hồ sơ lâm sản bao gồm:
- Hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính, kèm theo bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan kiểm lâm sở tại đối với hồ sơ lâm sản của tổ chức (theo điều 12 thông tư Số: 01/2012/TT-BNNPTNT).
- Bảng kê lâm sản có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã đối với hồ sơ lâm sản của cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân (theo điều 12 thông tư Số: 01/2012/TT-BNNPTNT).
* Trong trường hợp chủ phương tiện không xuất trình được hồ sơ lâm sản hợp pháp thì tiến hành:
- Lập biên bản kiểm tra lâm sản.
- Ra Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính.
- Tịch thu phương tiện và lâm sản về cơ quan để tiếp tục xác minh và xử lý.
- Nếu chủ phương tiện vẫn không xuất trình được hồ sơ thì ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ và quản lý lâm sản.
- Lập biên bản vi phạm hành chính quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ và quản lý lâm sản.
- Biên bản trao trả phương tiện.
29
c) Tuyên truyền vận động và hướng dẫn người dân
Để phát huy được hiệu quả của việc quản lý bảo vệ rừng không chỉ thường xuyên kiểm tra mà cán bộ kiểm lâm địa bàn phải thực hiện công tác tuyên truyền là phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp những nhiệm vụ của lực lượng Kiểm lâm, của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân... trong việc bảo vệ rừng để họ hiểu rõ, động viên họ tự giác làm theo, nhằm đạt được mục tiêu của công tác đề ra. Tuyên truyền thông qua các phương tiện: loa phát thanh của xóm, đài phát thanh… Hàng tháng cán bộ Kiểm lâm địa bàn mở các lớp tập huấn, họp thôn xóm và đến tận nơi để phổ biến kinh nghiệm trồng, chăm sóc rừng và quản lý rừng hợp lý. Có những hộ gia đình không tham gia được, cán bộ kiểm lâm địa bàn gặp trực tiếp để phổ biến.
d) Công tác theo dõi diễn biến tài nguyên rừng
Hàng năm, căn cứ vào số liệu hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp Kiểm lâm địa bàn rà soát những thay đổi về trạng thái rừng từ các nguyên nhân như cháy rừng, khai thác rừng, trồng rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng…qua đó làm báo cáo để cập nhật tình trạng rừng trên địa bàn huyện Bạch Thông.
30 Phần 4