Phần 4. KẾT QUẢ THỰC HIỆN VÀ THẢO LUẬN
4.3. Một số bài học kinh nghiệm và giải pháp tổ chức thực hiện công tác Kiểm lâm địa bàn tại khu vực Hạt Kiểm lâm huyện Bạch Thông
4.3.1. Một số bài học kinh nghiệm trong thực hiện công việc của Kiểm lâm địa bàn
4.3.1.1. Đối với công tác tham mưu của Kiểm lâm địa bàn
- Một số cấp ủy, chính quyền cấp xã chưa thực hiện nghiêm túc Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 23/3/2006 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành luật bảo vệ và phát triển rừng, chưa có định xuất cho cán bộ lâm nghiệp xã.
- Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho Kiểm lâm địa bàn và trang bị các thiết bị, phương tiện phục vụ công tác như máy tính, máy GPS…
- Hỗ trợ kinh phí cho Kiểm lâm địa bàn phải phụ trách hai xã hoặc phụ trách xã có diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn hơn 1000ha.
- Nâng cao trách nhiệm của các ngành các cấp không mặc phó cho lực lượng Kiểm lâm trong công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng và phát triển rừng.
4.3.1.2. Công tác kiểm tra giám sát xử lý vi phạm pháp luật
Kiểm lâm địa bàn được phân công về xã đã thường xuyên bám địa bàn, bám dân, bám rừng và tham mưu giúp UBND xã có rừng thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp theo Nghị định số 23/NĐ- CP của Chính phủ về thi hành luật bảo vệ và phát triển rừng.
Kiểm lâm địa bàn tham gia trực tiếp vào các cuộc họp giao ban tại UBND các xã. Hoạt động của Kiểm lâm địa bàn đạt được nhiều kết quả hơn thời gian trước đây; đặc biệt là công tác tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân bảo vệ rừng, phòng chống chữa cháy rừng, công tác trồng rừng, nắm bắt
45
được các nguồn thông tin liên quan đến công tác quản lý bảo vệ rừng để kịp thời có biện pháp triển khai ngăn chặn và xử lý.
Hàng năm, tham gia tổ chức hội nghị quản lý bảo vệ rừng, phòng chống chữa cháy rừng cấp huyện, các đơn vị chủ rừng, địa phương các xã có rừng cũng mở các hội nghị bảo vệ rừng ở đơn vị mình.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các văn bản, chỉ thị … liên quan đến công tác bảo vệ rừng, phòng chống chữa cháy rừng dưới nhiều hình thức như:
tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức họp dân, ký cam kết, phát động quần chúng, phát tờ rơi … làm cho mọi người nhận thức sâu sắc về vị trí và tác dụng to lớn nhiều mặt của rừng, tác hại do cháy rừng, phá rừng gây ra từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm trong công tác bảo vệ rừng, phòng chống chữa cháy rừng, thông báo thường xuyên cấp cháy rừng trên địa bàn trong suốt mùa khô.
4.3.1.3. Công tác theo dõi diễn biến tài nguyên rừng trong khu vực - Thống nhất và ban hành số liệu kiểm kê rừng.
- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình để chủ rừng yên tâm đầu tư phát triển rừng.
- Trang bị các thiết bị và ứng dụng công nghệ thông tin trong theo dõi diễn biến rừng.
4.3.2. Một số giải pháp tổ chức thực hiện công tác Kiểm lâm địa bàn tại khu vực Hạt Kiểm lâm huyện Bạch Thông
4.3.2.1. Giải pháp chung
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động của các cấp, các ngành, đoàn thể, từng bước làm chuyển đổi nhận thức của nhân dân trong việc bảo vệ và phát triển rừng bằng nhiều hình thức, nội dung phù hợp với trình độ của người dân.
46
- Thực hiện kế hoạch bảo vệ rừng và phát triển rừng trung hạn 2015 – 2020. Gồm: bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng và bảo tồn thiện nhiên;
phát triển rừng; xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ bảo vệ và phát triển rừng.
- Tăng cường công tác quản lý bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, đẩy mạnh khoanh nuôi xúc tiến tái sinh phục hồi rừng và trồng rừng mới, phấn đấu nâng độ che phủ của rừng đến năm 2020 đạt trên 52%. Ngăn chặn triệt để việc đốt phá rừng, khai thác lâm sản trái phép, hướng dẫn nhân dân các thôn bản tích cực thực hiện quy ước bảo vệ rừng, góp phần nâng cao đời sống nhân dân.
- Tăng cường công tác lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chỉ đạo điều hành của chính quyền địa phương đối với nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Phải xác định bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng là trách nhiệm của toàn xã hội. Chú trọng vai trò quản lý trực tiếp của chính quyền các cấp, quan trọng nhất là cấp xã, trưởng các thôn bản và đây là cấp sát dân, gần dân nhất. Tiếp tục rà soát công tác giao đất giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích lâm nghiệp. Nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước các cấp về quản lý rừng và đất lâm nghiệp. Xây dựng lực lượng chuyên trách và bán chuyên trách đủ sức tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương về quản lý bảo vệ và phát triển rừng.
4.3.2.2. Giải pháp cụ thể
a) Đảm bảo số lượng Kiểm lâm địa bàn xã
+ Cơ sở để xác định số lượng Kiểm lâm địa bàn xã
- Nghị định số 119/2006/NĐ-CP ngày 16/10/2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm;
- Chương trình nâng cao năng lực Kiểm lâm địa bàn xã đến năm 2010 kèm theo Quyết định số 1717/QĐ/BNN-KL ngày 13/6/2006 của Bộ Nông
47
nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Chương trình nâng cao năng lực Kiểm lâm địa bàn xã đến năm 2010;
b) Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho Kiểm lâm địa bàn xã
Để đáp ứng được yêu cầu quản lý, bảo vệ rừng theo Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã có Quyết định số 3569/QĐ-BNN-TCCB ngày 31/12/2010 về phê duyệt “chương trình đào tạo, bồi dưỡng công chức Kiểm lâm và chủ rừng giai đoạn 2011-2015”.
- Nội dung nâng cao trình độ cho Kiểm lâm địa bàn
Hàng năm tổ chức tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về lâm nghiệp cũng như triển khai, hướng dẫn những văn bản có liên quan để nâng cao kiến thức;
Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh phát triển lâm nghiệp xã hội, tăng cường công tác khuyến lâm, bố trí cán bộ lâm nghiệp chuyên trách và bán chuyên trách, được đào tạo nghiệp vụ, tập huấn về chuyên môn, làm tốt công tác tham mưu cho các cấp chính quyền về công tác quản lý, bảo vệ phát triển rừng gắn với các tiềm năng, thế mạnh về du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng...
- Đào tạo nâng cao trình độ: chuyên môn, nghiệp vụ, điều tra hình sự và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản.
- Bồi dưỡng nghiệp vụ theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, thống kê cập nhật thông tin, phục vụ cho công tác theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, cảnh báo phát hiện sớm cháy rừng, giao đất giao rừng, quản lý nương rẫy…
- Bồi dưỡng nghiệp vụ về kỹ năng tuyên truyền vận động, phương pháp tiếp cận người dân, công tác khuyến lâm… (trong đó ưu tiên các đối tượng mới được tuyển dụng).
- Bồi dưỡng cho chủ rừng về nghiệp vụ: phòng cháy chữa cháy rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, thống kê cập nhật thông tin, cảnh báo phát hiện sớm cháy rừng … có báo cáo định kỳ hàng tuần.
48
- Tập huấn nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy rừng cho các lực lượng bảo vệ rừng khác.
Tóm lại: Toàn bộ Kiểm lâm địa bàn phải được tập huấn “Chương trình đào tạo bồi dưỡng công chức Kiểm lâm về rừng giai đoạn 2011 - 2015” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bồi dưỡng cho Chủ rừng theo chương trình, nội dung mà Bộ Nông nghiệp và PTNT xây dựng.
c) Đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ công tác, sinh hoạt
- Trụ sở làm việc và sinh hoạt của công chức Kiểm lâm địa bàn: Do yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của Kiểm lâm địa bàn phải nắm bắt, quản lý chặt chẽ mọi diễn biến về tình hình rừng trên địa bàn quản lý, nhưng đặc điểm phân bố rừng hiện nay rất xa khu dân cư, xa trụ sở UBND xã, vì vậy việc xây dựng trụ sở làm việc và sinh hoạt cho công chức Kiểm lâm địa bàn là rất cần thiết (xây dựng Trạm bảo vệ rừng liên xã).
Việc bố trí Kiểm lâm địa bàn theo mô hình cụm bảo vệ rừng sẽ thuận lợi trong việc hỗ trợ ngăn chặn các hành vi xâm hại rừng, cũng như thuận tiện trong đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất phục vụ làm việc và sinh hoạt của Kiểm lâm địa bàn.
- Các nhu cầu về trang thiết bị cần thiết phục vụ công tác của Kiểm lâm địa bàn (thuộc Chi cục Kiểm lâm).
- Máy định vị cầm tay phục vụ cho việc xác định các khu vực phá rừng, cháy rừng, hiện trạng rừng.
- Máy tính, máy in và mạng Internet phục vụ cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý theo dõi diễn biến rừng.
d) Hoàn thiện thể chế, chính sách về Kiểm lâm địa bàn xã
Trên cơ sở quy chế làm việc của Chi cục Kiểm lâm quy định cụ thể về chế độ làm việc và sinh hoạt của Kiểm lâm địa bàn xã tại cơ sở. Có chính sách thu hút đối với những Kiểm lâm tình nguyện làm việc lâu dài tại địa bàn xã như: cấp đất để làm nhà và giao diện tích rừng cho gia đình bảo vệ rừng.
49 Phần 5