CÁC SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ ( tiếp theo )

Một phần của tài liệu GIÁO án lớp 3 ( ST) (Trang 280 - 283)

- Nhận biết các số có bốn chữ số (trường hợp các chữ số hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm bằng 0)

- Đọc, viết các số có bốn chữ số dạng nêu trên và nhận ra giá trị của các chữ số theo vị trí của các chữ số 0.

- Tiếp tục nhận ra thứ tự của các số trong một nhóm các số có bốn chữ số II. Đồ dùng dạy học

- Bảng phụ

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’)

- GV đọc - HS viết các số: 5648, 2156, 3974 vào bảng con và đọc lại Hoạt động 2 : Dạy học bài mới (13-15’)

* Hướng dẫn viết, đọc số có 4 chữ số trường hợp chữ số không ở hàng đơn vị, chục, trăm.

- Số 2000: GV làm mẫu: Đọc, viết số

- Viết số gồm: 2 nghìn 7 trăm 0 chục 0 đơn vị 2 nghìn 7 trăm 5 chục 0 đơn vị

2 nghìn 0 trăm 2 chục 0 đơn vị – HS viết vào bảng con - Hướng dẫn đọc các số trên từ cách đọc các số có 3 chữ số - HS đọc – GV ghi bảng - Làm tương tự với số: 2402, 2005

* Chốt: Cách viết đọc các số có bốn chữ số ( Trường hợp chữ số 0 ở hàng trăm, chục, đơn vị) tương tự như với số có 3 chữ số

Hoạt động 3: Thực hành luyện tập (17-19’) Bài 1: (4 - 5') - KT: Đọc các số

- HS đọc nhóm đôi - HS đọc trước lớp – GV nhận xét Chốt: Xác định giá trị các chữ số 0 trong số 5005.

Đọc các số có 4 chữ số bắt đầu từ hành cao nhất.

Bài 2: (5 - 6') - KT: Thứ tự của các số trong một nhóm các số có bốn chữ số - HS làm SGK, đọc dãy số – GV chấm bài

Chốt: Em có nhận xét gì về đặc điểm của các dãy số?

Bài 3: (6 - 7') - KT: Nhận ra đặc điểm của dãy số và viết tiếp

- HD: Quan sát kĩ dãy số đã cho, nhận xét và viết tiếp các số phù hợp - HS làm vở- HS đọc từng dãy số và nêu đặc điểm của dãy số đó - GV chấm điểm

Chốt: Nêu điểm của từng dãy số: a/ Các số hơn kém nhau 1000 đơn vị b/ Các số hơn kém nhau 100 đơn vị c/ Các số hơn kém nhau 10 đơn vị

* Dự kiến sai lầm của HS:

- HS đọc sai số có bốn chữ số có chữ số 5 ở hàng đơn vị.

*Biện pháp khắc phục: GV cần sửa ngay cách đọc cho HS Hoạt động 4: Củng cố (3’)

- Cho bốn chữ số: 2, 3, 0, 6. Viết các số có 4 chữ số?

- Nhận xét giờ học.

* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:

...

...

__________________________

Tiết 3 Luyện từ và câu

NHÂN HÓA: ÔN TẬP CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI: KHI NÀO?

I. Mục đích, yêu cầu

- Nhận biết được hiện tượng nhân hoá, các cách nhân hoá.

- Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi: Khi nào?

II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ

III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: (3 - 5')

- Kiểm tra đồ dùng, sách vở của học kì II 2. Dạy bài mới

a. Giới thiệu bài: (1 - 2')

Trong học kì I, các em đã biết về biện pháp so sánh. Sang học kì II này, các em sẽ biết về biện pháp nhân hoá.

b. Hướng dẫn làm bài tập :(28 - 30') Bài 1: (10 - 12') Đọc và trả lời câu hỏi

- HS đọc đề, xác định yêu cầu

- HS đọc thầm, đọc to hai khổ thơ, thảo luận nhóm đôi 2 câu hỏi của bài:

Con đom đóm được gọi bằng gì? (anh)

Tính nết và hoạt động của đom đóm được tả bằng những từ ngữ nào? (chuyên cần;

lên đen, đi gác, đi rất êm, đi suốt đêm, lo cho người ngủ) - HS trả lời miệng, lớp nhận xét bổ sung.

Chốt: Tác giả dùng từ chỉ tính nết, hoạt động của con người để nói về tính nết, hoạt động của con đom đóm. Tả vật như người, đây là biện pháp nhân hoấ

Bài 2: (6 - 8') Tìm những con vật được tả bằng biện pháp nhân hoá trong bài thơ...

- HS đọc đề, xác định yêu cầu: Trong bài Anh Đom Đóm, những con vật nào được gọi, tả như người (nhân hoá)

- 1 HS đọc bài thơ - HS thảo luận cặp

Nêu tên các con vật được nhân hóa?

Vì sao hình ảnh Cò Bợ và Vạc là những hình ảnh nhân hoá?

Chốt :- Cò Bợ gọi bằng chị và tả như người (Ru hỡi, ru hời ...) - Vạc gọi bằng thím và tả như người (Lặng lẽ mò tôm ....) Bài 3: (7- 8'):- Tìm bộ phận trả lời câu hỏi : Khi nào?

- HD câu a: Anh Đom Đóm lên đèn đi gác khi nào?

- HS trả lời, lớp nhận xét

- Câc câu còn lại HS hỏi đáp theo cặp

Chốt :- Anh Đóm Đóm lên đèn đi gác khi trời đã tối - Tối mai anh lai đi gác ...

- Chúng em đã học bài thơ trong học kì 1 Bài 4:(7-8’) - Trả lời câu hỏi : Khi nào?

- HS làm vở - Đọc bài làm – GV chấm điểm - Lớp nhận xét, bổ sung

Chốt :- Lớp em học kì 1từ ngày 28-12 - Ngày 31-5 học kì II kết thúc

- Đầu tháng 6 chúng em được nghỉ hè

“Khi nào” là từ dùng để nói về thời gian 3. Củng cố, dặn dò: (3 - 5')

Em hiểu thế nào là nhân hoá?

Về nhà học bài - chuẩn bị tuần 20.

* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:

……….

_________________________________

Tiết 4 Tập viết

ÔN CHỮ HOA N (tiếp) I. Mục đích, yêu cầu

* Củng cố cách viết chữ hoa N (Nh) thông qua bài tập ứng dụng:

- Viết tên riêng Nhà Rồng bằng cỡ chữ nhỏ

- Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ:" Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng Nhớ từ Cao Lạng, nhớ sang Nhị Hà"

II. Đồ dùng dạy- học - Chữ mẫu

III. Các hoạt động dạy học

1. Kiểm tra bài cũ: 2 - 3' - HS viết bảng : Việt Nam 2. Dạy bài mới:

a. Giới thiệu bài: 1-2'

b. Hướng dẫn viết bảng con: 10 - 12'

* Luyện viết chữ hoa: GV đưa chữ mẫu: N - HS nhận xét độ cao, cấu tạo.

- GV hướng dẫn viết con chữ N

- Hỏi: Chữ Nh gồm mấy con chữ, là những con chữ nào?

- GV hướng dẫn viết, viết mẫu Nh - Treo chữ R, rồi L

- Nêu cấu tạo độ cao chữ R và L

- GV hướng dẫn viết từng con chữ - HS luyện viết bảng con R, L

* Luyện viết từ ứng dụng:- HS đọc từ ứng dụng, GV giải nghĩa: Nhà Rồng là một bến cảng ở thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1911, Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước từ bến cảng này.

- HS nhận xét độ cao, khoảng cách giữa các chữ

- GV hướng dẫn viết liền nét - HS viết bảng con: Nhà Rồng

* Luyện viết câu ứng dụng: HS đọc câu ứng dụng - GV giải nghĩa: Đây là các địa danh lịch sử trong kháng chiến chống thực dân Pháp

- HS nhận xét độ cao, khoảng cách giữa các con chữ trong câu - Trong câu ứng dụng những từ nào viết hoa?

- GV hướng dẫn viết chữ khó - HS viết bảng con: Ràng, Nhị Hà c. Hướng dẫn HS viết vở: 15 -17'

- Nêu yêu cầu vở tập viết- Quan sát vở mẫu - HD tư thế ngồi viết - HS viết bài

d. Chấm, chữa: 5' (chấm 10 em) 3. Củng cố, dặn dò: 1-2'

- Nhận xét giờ học.

* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:

...

Thứ năm ngày 6 tháng 1 năm 2019 Tiết 1 Toán

Một phần của tài liệu GIÁO án lớp 3 ( ST) (Trang 280 - 283)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(500 trang)
w