Phân loại cho vay KHCN

Một phần của tài liệu Cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hưng hà, bắc thái bình (Trang 26 - 29)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2. Cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại

1.2.3. Phân loại cho vay KHCN

Thời hạn cho vay:

“Cho vay có thời hạn là hình thức cho vay mà thời hạn thu hồi nợ được xác định cụ thể trên hợp đồng. Phân chia theo thời hạn khoản vay có ý nghĩa rất quan trọng đối với ngân hàng vì thời gian khoản vay liên quan mật thiết tới

tính an toàn và sinh lời của khoản vay cũng như khả năng hoàn trả của khách hàng. Cho vay có thời hạn được phân chia thành: ”

- Cho vay ngắn hạn: Là hình thức cho vay mà thời hạn cho vay đến 12 tháng.

- Cho vay trung hạn: Là hình thức cho vay mà thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng.

- Cho vay dài hạn: Là hình thức cho vay mà thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trở lên.

* Hình thức bảo đảm

“- Cho vay có đảm bảo bằng tài sản: Về nguyên tắc, mọi khoản tín dụng của ngân hàng đều có bảo đảm. Tuy nhiên ngân hàng chỉ ghi vào hợp đồng tín dụng loại đảm bảo mà ngân hàng có thể bán đi để thu nợ nếu khách hàng không trả nợ. Cam kết đảm bảo là cam kết của người nhận tín dụng về việc dùng tài sản mà mình đang sở hửu hoặc sử dụng hoặc khả năng trả nợ của người thứ ba để trả nợ cho ngân hàng. ”

“- Cho vay không có tài sản đảm bảo: Có thể được cấp cho khách hàng có uy tín, thường là khách hàng thường xuyên làm ăn có lãi, tình hình tài chính vững mạnh, ít xảy ra tình trạng nợ nần, dây dưa, hoặc món vay tương đối nhỏ so với vốn của người vay. Các khoản cho vay theo chỉ thị của Chính phủ mà Chính phủ yêu cầu, không cần tài sản đảm bảo. Các khoản cho vay đối với các tổ chức tài chính lớn, các công ty lớn , hoặc những khoản cho vay trong thời gian ngắn mà ngân hàng có khả năng giám sát việc bán hàng … cũng có thể không cần tài sản đảm bảo. ”

“Phân loại theo phương thức đảm bảo giúp các nhà quản lý ngân hàng có thể đưa ra những biện pháp giám sát kiểm tra, thu hồi nợ phù hợp với từng khoản vay. ”

* Mục đích sử dụng vốn

“- Cho vay kinh doanh: Là hoạt động cho vay mà vốn vay được sử dụng cho mục đích kinh doanh. Đối tượng khách hàng vay kinh doanh có thể là cá nhân hoặc là đơn vị kinh doanh. ”

-Cho vay tiêu dùng: Là hoạt động cho vay mà vốn được sử dụng cho mục đích tiêu dùng là chủ yếu. Đối tượng vay chủ yếu là các cá nhân ( phục vụ cho

nhu cầu tiêu dùng).

“Phân loại theo phương thức sử dụng vốn vay giúp các nhà quản lý ngân hàng nâng cao chất lượng quản lý đối với từng khoản vay của ngân hàng, hạn chế rủi ro cho ngân hàng. ”

* Phương thức cho vay:

“- Cho vay trả góp: Là hình thức cho vay trong đó khách hàng trả gốc làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng đã thỏa thuận. Cho vay trả góp thường được áp dụng đối với các khoản vay trung và dài hạn, tài trợ cho tài sản cố định hoặc lâu bền. ”

“- Cho vay theo hạn mức tín dụng: Là hình thức cho vay trong đó ngân hàng đồng ý cấp cho người vay một hạn mức tín dụng đã thỏa thuận tài trợ dựa trên kế hoạch luân chuyển hàng hóa và ngân quỹ của khách hàng. Hình thức này phù hợp với các doanh nghiệp thương mại hoặc các hộ sản xuất, kinh doanh có chu kì tiêu thụ sản phẩm ngắn (dưới 12 tháng). ”

“- Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là hình thức cho vay qua đó ngân hàng cho phép bằng văn bản người đi vay được phép chi vượt trên số dư tài khoản của mình đến một giới hạn nhất định và trong khoảng thời gian xác định.

“- Cho vay trực tiếp từng lần: Là hình thức cho vay tương đối phổ biến của ngân hàng đối với khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên,

không có điều kiện để được cấp hạn mực thấu chi. Một số khách hàng sử dụng vốn chủ sở hữu là chủ yếu, chỉ khi có nhu cầu thời vụ, hay mở rộng sản xuất đặc biệt mới vay vốn ngân hàng, tức là vốn ngân hàng chỉ tham gia vào một giai đoạn nhất định trong chu kì sản xuất kinh doanh. ”

“- Cho vay gián tiếp: Đây là hình thức cho vay thông qua các tổ chức trung gian. Cho vay gián tiếp thường được áp dụng đối với thị trường có nhiều món vay nhỏ, người vay phân tán, cách xa ngân hàng, cho vay qua trung gian có thể tiết kiệm được chi phí cho vay (phân tích, giám sát, thu nợ).

Tuy nhiên nó cũng bộc lộ khuyết điểm. Nhiều trung gian đã lợi dụng vị thế của mình và nếu ngân hàng không kiểm soát tốt sẽ tăng lãi suất cho vay lại, hoặc giữ số tiền của thành viên khác cho mình. Các nhà bán lẻ có thể lợi dụng bán hàng kém chất lượng”.

Một phần của tài liệu Cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hưng hà, bắc thái bình (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)