Phân tích thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank chi nhánh huyện Hưng Hà Bắc Thái Bình theo các chỉ tiêu định lượng

Một phần của tài liệu Cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hưng hà, bắc thái bình (Trang 68 - 82)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.2. Thực trạng cho vay đối với KHCN tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Hưng Hà Bắc Thái Bình giai đoạn năm 2020-2022

2.2.3. Phân tích thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank chi nhánh huyện Hưng Hà Bắc Thái Bình theo các chỉ tiêu định lượng

2.2.3.1. Dư nợ và tỷ trọng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank chi nhánh huyện Hưng Hà Bắc Thái Bình

Với đội ngũ cán bộ trẻ, khỏe, có trình độ và được bố trí công việc hợp lý, hệ thống quy trình văn bản tín dụng được triển khai cụ thể, chi tiết đến từng cán bộ, dư nợ cho vay KHCN của Agribank chi nhánh huyện Hưng Hà Bắc Thái Bình đều có sự tăng trưởng tốt qua các năm. Bên cạnh đó, việc đào tạo cũng đã được lãnh đạo chi nhánh quan tâm, cán bộ tín dụng thường xuyên được tập huấn để nâng cao nghiệp vụ cũng như tiếp thu thêm những sản phẩm tín dụng mới. Trong giai đoan 2020-2022, hoạt động cho vay KHCN đã đạt được những kết quả cụ thể như sau:

Bảng 2.5: Dư nợ KHCN tại Agribank CN huyện Hưng Hà

Năm 2020-2022

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2020 2021 2022

So sánh 2021/2020 So sánh 2022/2021 Số tiền Tỷ lệ Số

tiền Tỷ lệ Tổng dư nợ

cho vay

1.792 2.175 2.412 383 21,42% 237 10,9%

Dư nợ cho vay KHCN

1.425 1.740 1.980 315 22,14% 240 13,79%

Tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN/Tổng dư nợ

79,52% 80% 82,09% 0,48% 2,09%

Nguồn: Báo cáo KQKD các năm 2020-2022 Agribank CN huyện Hưng Hà Từ bảng 2.5 ta thấy, dư nợ cho vay KHCN tại Agribank chi nhánh Hưng Hà luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ qua các năm, xấp xỉ khoảng 80%. Khách hàng hộ gia đình, cá nhân là khách hàng truyền thống của Agribank chi nhánh Hưng Hà nói riêng và Agribank nói chung. Năm 2021, dư nợ cho vay KHCN đạt 1.740 tỷ đồng, tăng 315 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ 22,14% so với năm 2020. Đến năm 2022, hoạt động cho vay KHCN tại chi nhánh tiếp tục được đẩy mạnh và đạt mức 1.980 tỷ đồng, tăng 240 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ tăng 13,79% so với năm 2021. Dư nợ tín dụng tăng lên qua các năm cho biết khả năng tiếp cận và mở rộng khách hàng của Agribank chi nhánh Hưng Hà tương đối tốt, tuy nhiên vẫn chưa thể đánh giá chất lượng tín dụng tại Agribank Hưng Hà có tăng lên hay không mà chúng ta cần phải đánh giá thêm ở các tiêu chí tiếp theo.

Về mặt tỷ trọng, dư nợ cho vay cá nhân những năm qua đều chiếm xấp xỉ 80% - đây là con số đáng ghi nhận của Chi nhánh trong hoạt động phát triển cho vay đối với KHCN trong điều kiện nền kinh tế gặp nhiều khó khăn.

Cơ cấu dư nợ cho vay KHCN theo kỳ hạn

Bảng 2.6: Dư nợ cho vay KHCN theo kỳ hạn tại Agribank CN huyện Hưng Hà Bắc Thái Bình năm 2020-2022

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2020 2021 2022

So sánh 2021/2020 So sánh 2022/2021 Số tiền Tỷ lệ

(%)

Số tiền

Tỷ lệ(%) Tổng

nợ cho vay KHCN

1,425 1,740 1,980 315 22.14 240 13.79 Ngắn hạn 1,263 1,483 1,725 220 17.42 242 16.31 Trung và

dài hạn 162 257 255 95 58.64 -2 -0.78

Nguồn: Báo cáo KQKD các năm 2020-2022 Agribank CN huyện Hưng Hà Biểu đồ 2.2: Cơ cấu cho vay KHCN năm 2020-2022 theo kỳ hạn tín dụng

Nguồn: Báo cáo KQKD các năm 2020-2022 Agribank CN huyện Hưng Hà

Nhìn vào bảng 2.6 và biểu đồ 2.2 ta thấy, dư nợ cho vay KHCN đang tập trung chủ yếu là dư nợ cho vay KHCN ngắn hạn. Năm 2020, dư nợ cho vay KHCN ngắn hạn là 1,236 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 89% trong tổng dư nợ cho vay KHCN. Năm 2021, dư nợ cho vay KHCN ngắn hạn là 1,483 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 85% trong tổng dư nợ cho vay KHCN và tăng 220 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ tăng 17.42% so với năm 2020. Năm 2022, dư nợ cho vay KHCN ngắn hạn là 1,725 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 87% trong tổng dư nợ cho vay KHCN và tăng 242 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ tăng 16.31% so với năm 2021. Cơ cấu tỷ trọng cũng đang có sự chuyển dịch nhẹ theo hướng tăng dần các khoản cho vay trung dài hạn, tuy chưa nhiều nhưng phần nào cho thấy được cơ cấu tín dụng của Agribank chi nhánh huyện Hưng Hà đang thay đổi.

Phần lớn cho vay ngắn hạn của Chi nhánh là phục vụ cá nhân kinh doanh theo mùa vụ với mục đích vay vốn để mua nguyên vật liệu hoặc cho các nhu cầu tiêu dùng của cá nhân. Cho vay trung, dài hạn phục vụ các nhu cầu mua sắm máy móc, phục vụ nông nghiệp, nhu cầu xây dựng, sửa chữa nhà, mua nhà. Lãnh đạo của Chi nhánh đã bám sát chủ trương đường lối chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, các chế độ quy định của ngành, xây dựng kế hoạch dư nợ cho từng xã, thị trấn, chỉ đạo các các phòng nghiệp vụ phân công cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn điều tra, nắm bắt nhu cầu vay vốn của các hộ sản xuất nông nghiệp để thẩm định kịp thời, lập kế hoạch cho vay, thông báo công khai lịch cho vay đến các khách hàng biết, chủ động tìm kiếm đối tác. Đặc biệt là Chi nhánh đã áp dụng chính sách ưu đãi lãi suất dành riêng cho những khách hàng đã vay vốn nhiều lần và có thành tích trả nợ tốt trong quá khứ, để thu hút khách hàng có nhu cầu, đến giao dịch với Chi nhánh.

Cơ cấu dư nợ cho vay KHCN theo tài sản bảo đảm

Xét cơ cấu dư nợ cho vay KHCN theo tài sản bảo đảm (TSBĐ), tại

Agribank chi nhánh huyện Hưng Hà Bắc Thái Bình tỷ lệ cho vay có tài sản bảo đảm chiếm phần lớn trong tổng dư nợ cho vay KHCN. Do vậy, chi nhánh có khả năng giảm thiểu rủi ro tín dụng có thể xảy ra.

Bảng 2.7: Dư nợ cho vay KHCN theo TSBĐ tại Agribank CN huyện Hưng Hà Bắc Thái Bình năm 2020-2022

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2020 2021 2022

So sánh 2021/2020 So sánh 2022/2021 Số tiền Tỷ lệ

(%)

Số tiền

Tỷ lệ (%) Tổng dư nợ

cho vay KHCN 1,425 1,740 1,980 315 22.14 240 13.79 Dư nợ cho vay

KHCN có TSBĐ

997 1,218 1,384 221 22.17 166 13.63 Dư nợ cho vay

KHCN không có TSBĐ

428 522 593 94 21.96 71 13.6

Nguồn : Báo cáo KQKD các năm 2020-2022 Agribank CN huyện Hưng Hà Biểu đồ 2.3: Cơ cấu cho vay KHCN năm 2020-2022 theo TSBĐ

Từ biểu đồ 2.3 ta thấy tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN có TSBĐ chiếm

khoảng 70% trong tổng dư nợ cho vay KHCN. Năm 2020, dư nợ cho vay KHCN có TSBĐ là 997 tỷ đồng . Năm 2021, dư nợ cho vay KHCN có TSBĐ là 1,218 tỷ đồng, tăng 221 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ 22.17% so với năm 2020.

Năm 2022, dư nợ cho vay KHCN có TSBĐ là 1,384 tỷ đồng, tăng 166 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ 13.63% so với năm 2021. Nhìn chung, giai đoạn 2020-2022, hình thức cho vay có TSĐB tại Chi nhánh luôn chiếm tỷ trọng cao trong dư nợ cho vay cá nhân. Điều này cho thấy, chi nhánh chủ yếu tập trung vào các khoản vay có TSĐB hơn là không có TSĐB vì cho vay không có TSĐB tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn. Cho vay có đảm bảo bằng tài sản thường là cho vay thế chấp quyền sử dụng đất, nhà cửa, ô tô hay các giấy tờ có giá khác. Cho vay không có TSĐB ở đây chủ yếu là cho vay cán bộ công nhân viên của Agribank CN huyện Hưng Hà và các cán bộ công nhân viên của các đơn vị sự nghiệp trả lương qua Agribank, cũng như các cá nhân kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Tuy nhiên, cho vay không TSĐB có xu hướng tăng lên , cho thấy chi nhánh đang mở rộng việc cho vay đối với các cá nhân khác không phải là cán bộ nhân viên chi nhánh. ở mức dưới 0.5% đối với tổ nông dân và dưới 0.11% đối với tổ phụ nữ.

Cơ cấu dư nợ cho vay KHCN theo ngành kinh tế

Bảng 2.8: Dư nợ cho vay KHCN theo ngành kinh tế tại Agribank CN huyện Hưng Hà Bắc Thái Bình năm 2020-2022

Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 2020 2021 2022 So sánh 2021/2020 So sánh 2022/2021

Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Tổng dư nợ

cho vay KHCN

1,425 1,740 1,980 315 22.11% 240 13.79%

Tiêu dùng 213.75 278.4 277.2 64.65 30.25% -1.2 -0.43%

Sản xuất nông,

lâm, ngư 641.25 817.8 950.4 176.55 27.53% 132.6 16.21%

Chỉ tiêu 2020 2021 2022 So sánh 2021/2020 So sánh 2022/2021 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ nghiệp

Sản xuất, công nghiệp, chế biên, chế tạo

356.25 452.4 475.2 96.15 26.99% 22.8 5.04%

Kinh doanh

dịch vụ 213.75 191.4 277.2 -22.35 -10.46% 85.8 44.83%

Nguồn : Báo cáo KQKD các năm 2020-2022 Agribank CN huyện Hưng Hà Biểu đồ 2.4: Cơ cấu cho vay KHCN năm 2020-2022 theo ngành kinh tế

Từ bảng 2.8 và biểu đồ 2.4 ta thấy, dư nợ thuộc nhóm ngành sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỷ trọng chủ yếu chiếm từ 45% đến 48% trong tổng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân. Dư nợ tại nhóm ngành này tăng lên qua các năm và tỷ trong trong tổng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân biến động không đáng kể qua các năm. Có thể thấy Agribank chi nhánh Hưng Hà vẫn tập trung cho vay ngành nông, lâm, ngư nghiệp là chủ đạo, với tỷ trọng trên 45% tổng dư nợ theo đúng định hướng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Tuy nhiên cũng cần lưu ý vì đây là lĩnh vực

chịu nhiều rủi ro bất khả kháng như: thiên tai, dịch bệnh… dễ khiến khách hàng gặp khó khăn hàng loạt ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng và hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

Chiếm tỷ trọng thứ hai trong cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế tại Agribank chi nhánh Hưng Hà là ngành sản xuất công nghiệp, chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng từ 23% đến 26% trong tổng dư nợ tín dụng. Sở dĩ ngành sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng lớn vì tại địa bàn huyện Hưng Hà có nhiều làng nghề tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nhẹ tiêu biểu như: làng nghề dệt khăn xuất khẩu xã Thái Phương, hay làng nghề dệt chiếu xã Tân Lễ… Đây đều là các làng nghề có truyền thống kinh doanh hàng trăm năm và có uy tín trên thị trường, vì vậy chất lượng tín dụng tại ngành nghề này phần nào đảm bảo hơn.

Tỷ trọng dư nợ ngành kinh doanh dịch vụ chiếm tỷ trọng từ 11% đến 15% và ngành tiêu dùng cá nhân chiếm tỷ trọng từ 14% đến 17%. Hai ngành nghề này có cơ cấu dư nợ tín dụng biến động tương đối nhỏ giữa các năm tuy nhiên tổng tỷ lệ của hai ngành ngày có xu hướng tăng lên những năm gần đây, nguyên nhân là do kinh tế đang dần phát triển tại khu vực nông thôn, cho vay trong lĩnh vực tiêu dùng và dịch vụ có xu hướng tăng lên là phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội.

2.2.3.2. Số lượng khách hàng cá nhân vay vốn

Số lượng khách hàng cá nhân vay vốn của Agribank Chi nhánh huyện Hưng Hà giai đoạn 2020-2022 được thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.5: Số lượng KHCN vay vốn tại Agribank chi nhánh huyện Hưng Hà giai đoạn năm 2020-2022

Nguồn : Báo cáo KQKD các năm 2020-2022 Agribank CN huyện Hưng Hà Giai đoạn từ năm 2020-2022 số lượng KHCN vay vốn tại ngân hàng có xu hướng tăng lên. Năm 2020, Số lượng khách hàng cá nhân của Agribank CN Hưng Hà là 3.180 khách hàng, năm 2021 số lượng KHCN là 3.620 khách hàng, tăng 440 khách hàng, tương đương với tỷ lệ tăng 13,84%. Năm 2022, số lượng khách hàng chi nhánh có được là 4.010 khách hàng, với số lượng tăng là 390 khách hàng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 10,78%. +

Số lượng khách hàng cá nhân vay vốn tăng lên đồng nghĩa với việc chi nhánh đang mở rộng và khuyến khích cho vay đối với KHCN. Tuy nhiên, số lượng khách hàng lớn, đa số các khách hàng ở các xã ngoài địa bàn trong khi số lượng cán bộ tín dụng còn hạn chế do đó việc quản lý và giám sát sử dụng vốn vay còn gặp rất nhiều khó khăn. ”

0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 4,000 4,500

Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 3,180

3,620

4,010

Số lượng khách hàng cá nhân

2.2.3.3. Thị phần cho vay KHCN

Bảng 2.9: Thị phần dư nợ cho vay KHCN một số ngân hàng tại tỉnh Thái Bình

ĐVT: % STT Chi nhánh NHTM Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

1 Agribank CN huyện Hưng

Hà 33 34 32

2 Vietcombank Hưng Hà 26 27 28

3 Vietinbank Hưng Hà 28 27 27

4 Liên Việt Post Bank 13 12 13

Tổng 100 100 100

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2020-2022)

Qua bảng 2.9 ta thấy, TCTD đang nắm giữ thị phần cao nhất trên địa bàn huyện Hưng Hà là Agribank CN huyện Hưng Hà, thị phần trong giai đoạn 2020-2022 luôn lớn hơn 30%. Có được kết quả này là do Agribank CN huyện Hưng Hà đã có lịch sử hoạt động lâu năm thu hút được nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ hơn các ngân hàng khác. Tuy năm giữ thị phần lớn nhất tuy nhiên thị phần của Agribank CN huyện Hưng Hà gần như chỉ giữ vững mà không có sự tăng trưởng. Điều này đòi hỏi thời gian tới Chi nhánh phải đưa ra những giải pháp cấp thiết hơn nữa để thị phần ngày càng được mở rộng.

2.2.3.4. Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trong cho vay KHCN tại Agribank Chi nhánh huyện Hưng Hà Bắc Thái Bình

Bảng 2.10: Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trong cho vay KHCN tại Agribank CN huyện Hưng Hà Bắc Thái Bình năm 2020-2022

Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Tổng dư nợ cho vay 1,792 2,175 2,412

Tổng dư nợ cho vay KHCN 1,425 1,740 1,980

Nợ xấu cho vay KHCN 12.19 25.58 9.61

Tỷ lệ nợ xấu cho vay KHCN/

Tổng dư nợ

0.68% 1.18% 0.4%

Tỷ lệ nợ xấu cho vay

KHCN/Tổng dư nợ KHCN

0.86% 1.47% 0.49%

Nguồn : Báo cáo KQKD các năm 2020-2022 Agribank CN huyện Hưng Hà Năm 2020, nợ xấu cho vay KHCN tại chi nhánh là 12.19 tỷ đồng, chiếm 0.86% tổng dư nợ cho vay KHCN. Đến năm 2021, nợ xấu cho vay KHCN tăng lên 25.58 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 1.47% tổng dư nợ cho vay KHCN. Với quyết tâm của Ban giám đốc cùng toàn bộ nhân viên, bước sang năm 2022, nợ xấu Agribank chi nhánh Hưng Hà giảm mạnh chỉ còn 9.61 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0.4% trong tổng dư nợ cho vay. Agribank chi nhánh Hưng Hà đã thực hiện các biện pháp điều chỉnh như chuyển tất cả các khoản vay doanh nghiệp về trung tâm huyện quản lý thay vì quản lý tại các phòng giao dịch và giao cho bộ phân chuyên trách quản lý, biện pháp này đã giúp công tác thẩm định được tốt hơn, chăm sóc khách hàng tốt hơn cũng như công tác thu hồi nợ sát sao hơn. Cùng với đó là bám sát tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, quản lý chặt dòng tiền, giảm dần dư nợ bằng cách bán hàng tồn kho, bán tài sản đảm bảo, áp dụng các biện pháp khởi kiện.. Đối với các khách hàng nợ xấu trong lĩnh vực thi công, xây dựng chi nhánh tiến hành rà soát lại các khoản phải thu của công trình, làm việc ba bên giữa khách hàng, chủ đầu tư và ngân hàng để quản lý dòng tiền công trình về tài khoản Agribank để thu

nợ. Mặt khác, chi nhánh cũng rà soát các khoản nợ xấu đủ điều kiện cơ cấu theo quyết định 780 của Ngân hàng nhà nước để cơ cấu nợ, gia hạn nợ, miễn giảm lãi quá hạn... cho khách hàng, tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn trong hoạt động kinh doanh của khách hàng, tao điều kiện cho khách hàng tiếp tục hoạt động, có nguồn vốn để trả nợ cho ngân hàng cũng như giảm nợ xấu cho ngân hàng. Hàng ngày ban lãnh đạo cùng CBTD đều kiểm tra tình hình nợ xấu, nợ quá hạn và có biện pháp đôn đốc kịp thời như gọi điện, gửi giấy báo nợ quá hạn, kiểm tra giám sát tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng...Điều này chứng tỏ quyết tâm của Agribank chi nhánh Hưng Hà trong việc tích cực giám sát các khoản vay và thu nợ đầy đủ, đúng tiến độ, sát sao giải quyết trong công tác thu hồi nợ xấu khó đòi còn tồn đọng.

2.2.3.5. Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trong cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank Chi nhánh huyện Hưng Hà Bắc Thái Bình

Bảng 2.11: Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trong cho vay KHCN tại Agribank CN huyện Hưng Hà Bắc Thái Bình năm 2020-2022

Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Tổng dư nợ cho vay 1,792 2,175 2,412

Tổng dư nợ cho vay KHCN 1,425 1,740 1,980

Nợ quá hạn cho vay KHCN 21.4 26.1 30.4

Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay KHCN/

Tổng dư nợ

1.19% 1.2% 1.26%

Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay KHCN/Tổng dư nợ KHCN(%)

1.5% 1.5% 1.54%

Nguồn : Báo cáo KQKD các năm 2020-2022 Agribank CN huyện Hưng Hà Nhìn vào bảng 2.11 ta thấy nợ quá hạn cho vay KHCN chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng dư nợ của chi nhánh ( khoảng 1.2%) nhưng vẫn có xu hướng tăng lên qua các năm. Năm 2020, số nợ quá hạn là 21.4 tỷ đồng, chiếm

1.19% trong tổng dư nợ cho vay. Đến năm 2021, nợ quá hạn tăng lên 26.1 tỷ đồng và chiếm tỷ lệ 1.2% trong tổng dư nợ chi nhánh. Sang năm 2022, nợ quá hạn tiếp tục tăng lên 30.4 tỷ đồng. Do sự phát triển và mở rộng quy mô về tín dụng, việc kiểm soát các khoản nợ cũng trở nên khó khăn hơn. Dù tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh là thấp và chưa đáng báo động nhưng chi nhánh cũng cần chú trọng hơn nữa đến công tác thẩm định khách hàng, kiểm tra giám sát nhằm kiểm soát tốt hơn nữa về vấn đề thu hồi nợ, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng.

2.2.3.6. Thu nhập từ hoạt động cho vay KHCN tại Agribank chi nhánh huyện Hưng Hà Bắc Thái Bình

Bảng 2.12: Thu nhập trong cho vay KHCN tại Agribank CN huyện Hưng Hà Bắc Thái Bình năm 2020-2022

Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Tổng thu nhập 331 554 598

Dư nợ cho vay KHCN 1,425 1,740 1,980

Thu nhập từ cho vay KHCN 264 443 490

Thu nhập từ cho vay KHCN/ Tổng thu nhập

79.76 % 79.96% 81.94%

Thu nhập từ cho vay KHCN/Tổng dư nợ KHCN

18.5 % 25.46% 24.75%

Nguồn : Báo cáo KQKD các năm 2020-2022 Agribank CN huyện Hưng Hà Qua bảng 2.12 ta thấy thu nhập từ hoạt động cho vay KHCN ngày càng tăng qua các năm, do đó dẫn đến thu nhập từ cho vay KHCN chiếm một phần đáng kể so với tổng thu nhập của chi nhánh. Năm 2020 là 79.76%; năm 2021 là 79.96%; năm 2022 tăng lên là 81.94%. Tỷ lệ thu nhập từ cho vay KHCN trên tổng dư nợ KHCN cũng tăng lên qua các năm. Năm 2020 là 18.5%; năm 2021 là 25.46%; năm 2022 tăng lên là 24.75%. Điều này chứng tỏ ngân hàng

Một phần của tài liệu Cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hưng hà, bắc thái bình (Trang 68 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)