Kinh nghiệm phát triển cho vay khách hàng cá nhân của một số NHTM

Một phần của tài liệu Cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hưng hà, bắc thái bình (Trang 49 - 54)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.3. Kinh nghiệm phát triển cho vay khách hàng cá nhân của một số NHTM

Bắc Thái Bình.

1.3.1. Kinh nghiệm phát triển cho vay khách hàng cá nhân của một số NHTM trong nước

1.3.1.1. Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thái Bình (BIDV Thái Bình)

BIDV Thái Bình đã quan tâm thu hút khách hàng vay vốn nên số lượng tăng dần qua các năm, bình quân/năm tăng gần 480 khách hàng (> + 11%), trong đó KHCN vay vốn bình quân/năm tăng trên 270 khách hàng (> + 16%), theo đó tỷ trọng KHCN vay vốn/tổng khách hàng vay vốn tăng dần từ 38,99%

năm 2020 lên 39,51% năm 2021 và 42,57% năm 2022.

Dư nợ hàng năm của Chi nhánh tăng dần, bình quân/năm đạt 69,75 tỷ đồng (+ 14,97%), đến năm 2018 đạt 573.2 tỷ đồng. Cơ cấu dư nợ tập trung vào cho vay KHCN, tỷ trọng bình quân/năm chiếm gần 75% và cho vay KHCN, dư nợ cho vay tiêu dùng năm 2022 chiếm tỷ trọng cao nhất là 63,59%.

Tỷ lệ nợ quá hạn chung của Chi nhánh tăng dần qua các năm, từ 0,09%

năm 2020 lên 0,33% năm 2021 và 1,36% năm 2022; Tỷ lệ nợ quá hạn KHCN hàng năm lần lượt là 0,16%, 0,32% và 1,71%.

Tỷ lệ nợ xấu chung của chi nhánh giảm dần qua các năm, từ 0,85%

năm 2020 xuống 0,81% năm 2021 và 0,42% năm 2022; Tỷ lệ nợ quá hạn KHCN hàng năm lần lượt là 1,76%, 1,47% và 0,78%.

Chênh lệch tổng thu nhập và tổng chi phí hàng năm tăng bình quân 1,58 tỷ đồng (+ 12,07%) và đến năm 2022 tổng thu nhập từ tín dụng của Chi nhánh đạt 51,97 tỷ đồng, thu lãi cho vay KHCN đạt 25,12 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 48,34% tổng thu lãi từ tín dụng.

Kết quả trên là do Chi nhánh đã tạo được sự đoàn kết nội bộ, tranh thủ sự hỗ trợ của BIDV Thái Bình và chính quyền địa phương và triển khai một số biện pháp cụ thể trong hoạt động tín dụng giai đoạn 2020-2022, đó là:

- Tập trung triển khai các sản phẩm cho vay tiêu dùng tại BIDV, bao gồm: Cho vay cán bộ nhân viên (qua sổ lương), cho vay cầm cố giấy tờ có giá, cho vay thấu chi, cho vay mua sắm hàng tiêu dùng, vật dụng gia đình, cho vay xây dựng mới, cải tạo, sắm chữa nhà cửa, bất động sản, cho vay mua phương tiện đi lại, cho vay đi lao động, du học nước ngoài;

- Tập trung phân tích tiềm ẩn rủi ro trong cho vay do thực tế nợ quá hạn tăng mạnh qua các năm từ 0,31 tỷ đồng năm 2020 lên 0,78 tỷ đồng năm 2021 và 3,46 tỷ đồng năm 2022. Đồng thời, tập trung xử lý nợ xấu bằng nhiều biện pháp, kể cả bán nợ cho VAMC, giảm nợ xấu từ 4,05 tỷ năm 2021 còn 2,03 tỷ đồng năm 2022;

- Chuyển dịch cơ cấu cho vay KHCN, tăng dần tỷ trọng cho vay SXKD, giảm cho vay tiêu dùng, từ 63,49% năm 2021 xuống 58,69% năm 2022.

Trong cho vay tiêu dùng đã kiểm soát chặt chẽ hơn cho vay trung dài hạn vào bất động sản nên tỷ trọng đã giảm từ 57,04% năm 2021 xuống còn 53,71%

năm 2022, đồng thời nâng dần tỷ trọng cho vay cán bộ nhân viên qua lương

và cho vay cầm cố GTCG, dư nợ có tỷ trọng tăng từ 8,94% năm 2021 lên 10,03% năm 2022 .

1.3.1.2. Kinh nghiệm từ Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Chi nhánh Thái Bình ( Vietcombank Thái Bình)

Để đáp ứng nhu cầu vốn của người dân trên địa bàn tỉnh, Vietcombank Thái Bình đẩy mạnh cho vay tiêu dùng tăng dư nợ với tỷ lệ bình quân là 25,4%. Cơ cấu sản phẩm cho vay tiêu dùng được triển khai phù hợp với nhu cầu thực tế của người dân trong địa bàn tỉnh Thái Bình. Mặc dù đẩy mạnh cho vay nhưng nợ xấu, nợ quá hạn được kiểm soát tốt. Năm 2022, tỷ lệ nợ xấu tại Vietcombank Thái Bình là 0,6%. Chi nhánh quyết tâm thực hiện chỉ đạo của Hội sở chính về giảm tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn ở dưới mức 1% trong các năm tiếp theo. Cùng với mở rộng quy mô hoạt động cho vay tiêu dùng, thu nhập từ hoạt động này cũng tăng lên và chiếm 26,7% thu nhập từ hoạt động tín dụng của chi nhánh. Thành tựu trên thể hiện sự cố gắng của Chi nhánh trong triển khai cho vay KHCN thông qua các biện pháp cụ thể như:

- Tuân thủ và thực hiện nghiêm túc quy trình tín dụng của Vietcombank, coi trọng công tác marketing thu hút và chăm sóc tốt khách hàng;

- Tăng cường kiểm soát rủi ro cho vay KHCN bằng các biện pháp như giảm chỉ tiêu dư nợ, đôn đốc thu hồi, xử lý nợ xấu và tăng cường công tác kiểm soát nội bộ;

- Thực hiện phân tích ngày càng bài bản hơn môi trường kinh doanh trên địa bàn để vừa mở rộng cho vay KHCN vừa kiểm soát chất lượng và phối hợp với các cơ quan chức năng trong xử lý nợ xấu đối với khác hàng cố tình chây ỳ trả nợ;

- Thường xuyên quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ trong đơn vị, nhất là cán bộ tín dụng gắn với chế độ đãi ngộ hợp lý.

1.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Hưng Hà Bắc Thái Bình

Từ thực tiễn nghiên cứu phát triển hoạt động cho vay KHCN tại các ngân hàng nói trên, có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh huyện Hưng Hà về chiến lược phát triển hoạt động cho vay KHCN như sau: ”

Thứ nhất, xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm cho vay KHCN sát với hoàn cảnh thực tế và nhu cầu thực tiễn. Nghiên cứu xác định thị trường khách hàng mục tiêu để xây dựng chiến lược phát triển phù hợp về phát triển sản phẩm và hệ thống mạng lưới. Ngân hàng cần cung cấp những sản phẩm cho phù hợp từng phân khúc khách hàng. ”

Thứ hai, chú trọng công tác tư vấn khách hàng, phát triển đội ngũ tư vấn tài chính cá nhân nhằm đảm bảo nhu cầu của khách hàng được phục vụ đúng và đủ. Tăng cường công tác hỗ trợ giải đáp thắc mắc, tư vấn khách hàng trong quá trình sử dụng sản phẩm dịch vụ (kiểm tra thông tin số dư, sao kê, lịch trả nợ, lãi suất…).”

Thứ ba, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ nhân viên trên cơ sở đào tạo bồi dưỡng thường xuyên gắn với chế độ đãi ngộ, tạo ra đội ngũ cán bộ tín dụng ngày càng chuyên nghiệp hơn, từ nắm bắt quy trình nghiệp vụ đến các kiến thức, kỹ năng mềm về marketing, chăm sóc, tạo sự hài lòng của khách hàng.

Thứ tư, thực hiện việc phân loại nợ kịp thời đúng quy định: cần thực hiện việc đánh giá, phân loại nợ một cách thường xuyên, qua đó áp dụng các giải nâng cao hiệu quả cho vay KHCN hợp lý, lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền

xử lý kịp thời để giúp cho chủ đầu tư tháo gỡ khó khăn, trả được nợ vay cho ngân hàng và làm lành mạnh hóa tình hình tín dụng của chi nhánh

Thứ năm, thực hiện chức năng marketing, liên kết với các nhà bán lẻ thông qua đó có thể điều tra, đánh giá ý kiến khách hàng, quảng cáo sản phẩm mới… đặc biệt chú trọng đến công tác bán chéo sản phẩm.

Thứ sáu, tranh thủ sự hỗ trợ của đơn vị quản lý cấp trên và chính quyền địa phương trong triển khai nhiệm vụ, nhất là triển khai hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng KHCN nói riêng

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong Chương 1 của luận văn đã đề cập đến cơ sở lý luận cơ bản về cho vay KHCN là nền tảng để gắn kết lý luận và thực tiễn để nghiên cứu đánh giá thực trạng cho vay khách hàng cá nhân và mở rộng phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Hưng Hà. Từ đó để đánh giá được những điểm mạnh và hạn chế của Ngân hàng và

tiếp tục phát huy những điểm mạnh và khắc phục những hạn chế chưa làm được của Ngân hàng tґong thời gian tới.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Một phần của tài liệu Cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hưng hà, bắc thái bình (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)