Kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hưng hà, bắc thái bình (Trang 58 - 64)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.1. Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam –

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh

Trong những năm qua, Agribank chi nhánh huyện Hưng Hà Bắc Thái Bình đặc biệt coi trọng công tác huy động vốn, đưa ra nhiều hình thức huy động vốn mới với mức lãi suất hấp dẫn nhằm thu hút tối đa mọi nguồn vốn nhàn rỗi, đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng ngày càng tăng của khách hàng.

Bảng 2.1: Hoạt động huy động vốn tại Agribank CN huyện Hưng Hà

Bắc Thái Bình giai đoạn 2020 - 2022

(Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm

2020

Năm 2021

Năm 2022

So sánh 2021/2020

So sánh 2022/2021

+/- % +/- %

Tổng vốn huy động

4.532 5.096 5.617 564 12,44 521 10,23 Theo thành phần kinh tế

Dân cư 4.479 5.009 5.520 530 11,83 511 10,2 Tổ chức

kinh tế 53 87 97 34 64,9 10 11,51

Theo kỳ hạn Không

kỳ hạn 196 173 152 -23 11,73 -21 12,36

Có kỳ

hạn 4.336 4.923 5.465 587 13,54 543 11,02

Theo loại tiền

VNĐ 4.505 5.083 5.605 578 12,83 522 10,27

Ngoại tệ 27 13 12 -14 50,78 -1 10,47

Nguồn: Báo cáo KQKD các năm 2020-2022 Agribank CN huyện Hưng Hà Qua bảng 2.1 trên cho thấy nguồn vốn huy động trong các năm qua của

chi nhánh tăng tương đối ổn định. Tổng vốn huy động năm 2021 đạt 5.096 tỷ đồng, tăng 564 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 12,44% so với năm 2020. Năm 2022, tổng vốn huy động đạt 5.617 tỷ đồng, tăng 521 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 10.23%

so với năm 2021. Tốc độ tăng trưởng về nguồn vốn năm 2022 chậm hơn so với năm 2021. Nguyên nhân của việc này là do tình hình dịch bênh covid 19 thời điểm 6 tháng cuối năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022 diễn biến khá phức tạp, theo chủ trương của Đảng và Nhà nước siết chặt quản lý xã hội, thực hiện các biên pháp cách ly toàn xã hội dẫn đến tình hình kinh tế cũng bị ảnh hưởng theo. Ngoài ra mức lãi suất huy động thời điểm này cũng sụt giảm theo chủ trương của NHNN.

Xét theo thành phần kinh tế ta thấy nguồn tiền gửi dân cư chiếm phần lớn trong cơ cấu. Điều này là phù hợp với địa bàn huyện Hưng Hà thành phần chủ yếu là nông dân, tiểu thương và trí thức có nguồn thu nhập thấp và trung bình. Tuy nhiên nguồn tiền gửi dân cư là nguồn tiền có tính chất ổn định hơn so với các tổ chức kinh tế. Giai đoạn năm 2020-2022 là giai đoạn khó khăn đối với nền kinh tế do ảnh hưởng của dịch bệnh, tuy nhiên Agribank chi nhánh huyện Hưng Hà Bắc Thái Bình vẫn làm tốt công tác huy động nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế- dẫn đến nguồn vốn từ nguồn này liên tục có sự tăng trưởng qua các năm. Năm 2021 nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế tăng trưởng 64,9% so với năm 2020, đạt mức 87 tỷ đồng. Năm 2022, nguồn vốn từ tổ chức kinh tế đạt 97 tỷ với mức tăng trưởng chậm hơn 11,5% so với năm 2021.

Xét về kỳ hạn, nguồn tiền gửi có kỳ hạn chiếm đa số và có sự tăng trưởng ổn định qua các năm. Nguồn vốn này tuy có chi phí huy động cao hơn nhưng đây là nguồn vốn mang lại tính ổn định hơn cho hoạt động kinh doanh.

b) Hoạt động tín dụng

Bảng 2.2: Tình hình dư nợ tại Agribank CN huyện Hưng Hà Bắc Thái Bình giai đoạn 2020-2022

Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm

2020

Năm 2021

Năm 2022

So sánh 2021/2020

So sánh 2022/2021

+/- % +/- %

Tổng dư nợ tín

dụng

1.792 2.175 2.412 383 21,42 237 10,9

Theo kỳ hạn Cho vay

ngắn hạn 1.610 1.918 2.159 308 19,15 241 12,6 Cho vay

trung dài hạn

182 257 253 75 41,44 -4 1,69

Theo loại tiền

Nội tệ 1.733 2.112 2.339 379 21,83 227 10,77 Ngoại tệ

quy đổi 59 63 73 4 6,78 10 15,87

Theo thành phần kinh tế Khách

hàng doanh nghiệp

367 435 432 68 18,61 -3 0,07

Khách hàng cá

nhân

1.425 1.740 1.980 315 22,14 240 13,79

Nợ xấu toàn chi

nhánh

0,017 0,038 0,022 0,021 123,53 -0,016 -42,11 Tỷ lệ nợ

xấu 1,03% 1,74% 0,9% 0,71 -0,84

Nguồn: Báo cáo KQKD các năm 2020-2022 Agribank CN huyện Hưng Hà Qua bảng 2.2 ta thấy, tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tín dụng khá tốt. Dư nợ

cuối năm 2021 là 2.175 tỷ đồng tăng lên 383 tỷ đồng (tỷ lệ tăng 21,42%) so với năm 2020. Cuối năm 2022, dư nợ của chi nhánh là 2.412 tỷ đồng tăng 237 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 10,9% so với năm 2021.

Theo thời hạn cho vay, chi nhánh chủ yếu tập trung vào cho vay ngắn hạn và tăng dần theo các năm. Năm 2022 dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 2.159 tỷ đồng (chiếm khoảng gần 90% tổng dư nợ). Các khoản vay này có thời hạn dưới 12 tháng, nguy cơ rủi ro thấp hơn so với các khoản vay có thời hạn trên 12 tháng. Trong tình hình dịch bênh diễn biến phức tạp thì các khoản vay ngắn hạn mang lại tính an toàn cao hơn cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

Xét cơ cấu dư nợ theo loại tiền : Chi nhánh chủ yếu phát sinh dư nợ bằng đồng nội tệ ( chiếm khoảng 97% tổng dư nợ chi nhánh), dư nợ bằng đồng ngoại tệ chiếm tỷ trọng rất thấp nhưng vẫn có sự tăng trưởng ổn định qua các năm.

Xét cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế: Chi nhánh cho vay với đa dạng đối tượng khách hàng, trong đó, nhóm khách hàng chiếm tỷ trọng cao nhất là nhóm khách hàng cá nhân với tỷ trọng khoảng 80% tổng dư nợ toàn chi nhánh. Năm 2022 do ảnh hưởng của dịch bệnh covid 19 cùng với chính sách kiểm soát room tín dụng chặt chẽ từ NHNN, nhóm khách hàng doanh nghiệp cắt giảm bớt hoạt động sản xuất kinh doanh nên giảm nhu cầu sử dụng sản phẩm tín dụng của khách hàng. Trong điều kiện này, Chi nhánh đã triển khai cung cấp các chương trình cho vay hỗ trợ các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19. Do đó, dư nợ nhóm khách hàng doanh nghiệp có xu hướng giảm nhẹ trong năm 2022 ( giảm 3 tỷ so với năm 2021 tương đương tỷ lệ giảm 0,07%), dư nợ nhóm khách hàng bán lẻ vẫn tăng trưởng tốt (tăng 240 tỷ đồng so với năm 2021 tương đương tỷ lệ tăng 13,79%).

Tăng trưởng tín dụng cao nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng.

Công tác thẩm định, kiểm tra kiểm soát vốn vay luôn được tăng cường và đảm bảo đúng quy trình, quy chế cho vay để việc hoạt động tín dụng đem lại hiệu quả cho Ngân hàng và khách hàng. Tỷ lệ nợ xấu trong giai đoạn năm 2020-2022 của Chi nhánh đang ở mức dưới ngưỡng an toàn là 3%/ tổng dư nợ (Theo điểm b, điều 11, thông tư 22/2019/TT-NHNN ngày 15/11/2019). Chi nhánh thường xuyên thực hiện rà soát, đánh giá hiệu quả kinh doanh do khách hàng đem lại để có kế hoạch bố trí vốn tín dụng cho các khách hàng tốt, có sử dụng nhiều dịch vụ. Hàng tháng và hàng quý chi nhánh xây dựng kế hoạch giải ngân thu nợ chi tiết đến từng khách hàng, từng khoản vay. Đối với các khoản cho vay mới, chi nhánh lập kế hoạch cụ thể, chi tiết trên cơ sở xác định rõ khách hàng mục tiêu, tuân thủ định hướng theo quy định.

a) Kết quả hoạt động kinh doanh

Trong bối cảnh nền kinh tế và ngành ngân hàng còn nhiều khó khăn, Agribank CN huyện Hưng Hà Bắc Thái Bình đã nỗ lực hoàn thành vai trò của một trong những ngân hàng tiên phong trong hệ thống, nghiêm túc thực hiện các chủ trương của NHNN, góp phần thực hiện nhiệm vụ chung của ngành và ổn định kinh tế vĩ mô. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank CN huyện Hưng Hà Bắc Thái Bình được thể hiện qua bảng 2.3 như sau:

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank CN huyện Hưng Hà Bắc Thái Bình năm 2020-2022

ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Doanh thu toàn CN 355 350 412

Chi phí toàn CN 291 282 307

Lợi nhuận trước thuế CN 64 68 105

Nguồn : Báo cáo KQKD các năm 2020-2022 Agribank CN huyện Hưng Hà

Nguồn : Báo cáo KQKD các năm 2020-2022 Agribank CN huyện Hưng Hà Qua bảng 2.3 ta thấy, kết quả kinh doanh của chi nhánh tương đối tốt, cả thu nhập, chi phí và lợi nhuận đều có sự tăng trưởng qua các năm. Có được kết quả kinh doanh như vậy là nhờ có sự đóng góp tích cực của toàn bộ Ban giám đốc, cán bộ nhân viên chi nhánh trong việc cố gắng tăng trưởng dư nợ và nguồn vốn, xử lý linh hoạt lãi suất đầu vào và đầu ra, bám sát diễn biến tình hình lãi suất trên thị trường để điều chỉnh lãi suất kịp thời, đặc biệt là đẩy mạnh huy động vốn từ thị trường các khách hàng dân cư truyền thống, tích cực xử lý nợ xấu và thu hồi nợ quá hạn. Giai đoạn năm 2020-2022, mặc dù nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi hậu quả của dịch Covid 19 tuy nhiên với nền tảng về nguồn vốn và dư nợ từ nhiều năm nay nên kết quả kinh doanh cũng không bị ảnh hưởng nhiều. Mặt khác, kết quả này cũng chứng tỏ các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng ngày càng được khách hàng ưa thích và sử dụng nhiều hơn, gia tăng thị phần của chi nhánh trên địa bàn huyện Hưng Hà.

64 68

105

0 20 40 60 80 100 120

Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Biểu đồ 2.1: Lợi nhuận trước thuế giai đoạn 2020-2022

Lợi nhuận trước thuế

Một phần của tài liệu Cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hưng hà, bắc thái bình (Trang 58 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)