Mô hình tổ chức và bộ máy quản lý

Một phần của tài liệu Tăng thu nhập ngoài lãi từ hoạt Động dịch vụ tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển việt nam (Trang 31 - 39)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU NHẬP NGOÀI LÃI TỪ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

2.1.2. Mô hình tổ chức và bộ máy quản lý

Mô hình tổ chức:

Tổ chức của BIDV là một thể thống nhất gồm Trụ sở chính tại Hà Nội, 189 chi nhánh trong nước với 895 Phòng giao dịch tại 63 tỉnh thành phố trong cả nước;

01 chi nhánh ở nước ngoài; 10 Công ty con, 2 công ty liên kết và 3 công ty liên doanh.

- Mô hình tổ chức hiện tại của BIDV như sau:

 Đại hội đồng cổ đông.

 Ban Kiểm soát: Trực thuộc Ban Kiểm soát là Ban Kiểm toán nội bộ.

 Hội đồng quản trị: Tham mưu, giúp việc Hội đồng quản trị gồm có 05 Ủy ban: Ủy ban Quản lý rủi ro, Ủy ban Chiến lược và tổ chức, Ủy ban Nhân sự, Ủy ban Công nghệ thông tin, Ủy ban Hợp tác chiến lược BIDV với Hana Bank và 03 Ban/Trung tâm: Ban Thư ký HĐQT và Quan hệ cổ động, Ban Chính sách và giám sát hệ thống, Ban Quản trị chiến lược.

 Ban Điều hành: Tham mưu giúp việc cho Ban Điều hành gồm 38 Ban/Trung tâm thuộc 11 khối chức năng: NH bán buôn, NH bán lẻ, Kinh doanh vốn và tiền tệ, Đầu tư, Tài chính kế toán, Tác nghiệp, Quản lý rủi ro, Thẩm định và phê duyệt, Công nghệ thông tin và NH số, Pháp chế và kiểm soát tuân thủ, Hỗ trợ. Ngoài ra, trực thuộc Ban Điều hành còn có Trung tâm Xử lý nợ là đơn vị độc lập không trực thuộc Khối.

 Chi nhánh: Cơ cấu tổ chức của chi nhánh gồm 05 khối: Khối Quản lý KH, Quản lý rủi ro, Tác nghiệp, Quản lý nội bộ và Khối Trực thuộc.

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Trụ sở chính

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức Chi nhánh

Nhân sự: Đến 30/6/2022, cả hệ thống BIDV có 27.881 lao động, trong đó riêng khối NHTM là 25.280 lao động, tăng 2,4% so với năm 2021.

Phân chia mạng lưới theo vùng địa bàn:

Phân vùng, cụm địa bàn đối với các chi nhánh trong hệ thống BIDV gồm 10 vùng, khác với cách phân chia theo 6 vùng kinh tế - xã hội trọng điểm tại Việt Nam hiện nay, cụ thể:

1. Cụm Hà Nội: bao gồm 34 CN có trụ sở đặt tại các Thành phố, Quận, Huyện trực thuộc Thành phố Hà Nội.

2. Cụm Thành phố Hồ Chí Minh: bao gồm 36 CN có trụ sở đặt tại các Thành phố, Quận, Huyện trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Cụm Miền núi phía Bắc: Bao gồm 17 CN đặt tại Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình.

4. Cụm Ngoài Hà Nội: Bao gồm 20 CN đặt tại Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Quảng Ninh

5. Cụm Đồng bằng sông hồng: Bao gồm 4 CN đặt tại Thái Bình, Nam Định, Hà CHI NHÁNH

Khối QLKH

P.KHDN

P.KHCN

Khối QLRR

P.QLRR

KHỐI TÁC NGHIỆP

P.QTTD

P.GDKH

P.QL&DVK Q

KHỐI QLNB

P.KHTC

P.TCHC P.QLNB

KHỐI PGD

Nam, Ninh Bình.

6. Cụm Bắc Trung Bộ: Bao gồm 14 CN đặt tại Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế.

7. Cụm Nam Trung Bộ: Bao gồm 15 CN đặt tại Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

8. Cụm Tây Nguyên: Bao gồm 12 CN đặt tại Kom Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.

9. Cụm Ngoài TP Hồ Chí Minh: Bao gồm 15 CN đặt tại Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước.

10. Cụm Đồng bằng Sông Cửu Long: Bao gồm 22 CN đặt tại Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong giai đoạn 2018-2022

Bảng 2.1 : Một số chỉ tiêu kết quả kinh doanh BIDV giai đoạn 2018-2022 Đơn vị: Tỷ đồng, %

Chỉ tiêu 2018 2019 2020 2021 2022

1. Tổng tài sản 1.278.108 1.451.598 1.477.279 1.721.316 2.080.180 2. Vốn chủ sở hữu 49.587 72.636 74.235 81.018 96.781 3. Vốn điều lệ 34.187 40.220 40.220 50.585 50.585 4. Nguồn vốn huy động 1.036.313 1.167.639 1.274.554 1.489.119 1.978.275 5. Dư nợ cho vay 977.410 1.098.911 1.194.179 1.333.232 1.955.135 6. Tỷ lệ nợ xấu (%) 1,65% 1,60% 1,56% 0,80% 1,11%

7. Lợi nhuận trước thuế 8.818 10.308 8.330 12.543 22.506

8. CAR 9,02% 8,60% 8,15% 8,60% 8,47%

9. ROA (%) 0,58% 0,61% 0,46% 0,63% 0,95%

10. ROE (%) 15,10% 13,56% 9,11% 12,98% 20,32%

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Báo cáo thường niên của BIDV năm 2018 - 2022 Với các chỉ tiêu trên đây, ta có thể thấy trong giai đoạn 2018-2022, BIDV đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu kinh doanh cơ bản, hoạt động chung đảm bảo ổn định, an toàn và hiệu quả.

- Tổng thu nhập ròng từ góp vốn mua cổ phần năm 2022 đạt 291 tỷ, tăng 55,1%

so với năm 2021.

- Quy mô hoạt động tăng trưởng, hoạt động kinh doanh có lãi, chất lượng hoạt động được kiểm soát theo định hướng, hầu hết các đơn vị đều hoàn thành/hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao; điểm nhấn của năm 2022 là thực hiện thành công giao dịch bán chiến lược cho Công ty Chứng khoán BIDV (BSC).

- Lợi nhuận trước thuế của Khối công ty con năm 2022 đạt 697 tỷ, hoàn thành 99,6% kế hoạch năm (700 tỷ), giảm 37% so với năm 2021 (chủ yếu do giảm lợi nhuận của BIC, BSC trong bối cảnh thị trường không thuận lợi).

- Lợi nhuận trước thuế Khối liên doanh, liên kết đạt 977 tỷ, hoàn thành 135%

kế hoạch năm (726 tỷ), tăng 41% so với năm 2021.

- Vốn chủ sở hữu của BIDV đến 31/12/2022 đạt 104.190 tỷ, tăng 20,7% so với năm 2021.

- Năm 2022, BIDV nộp ngân sách nhà nước 4.891 tỷ. Thu nhập bình quân của người lao động năm 2022 tăng 11,7% so với năm 2021.

- BIDV đã được NH nhà nước chấp thuận tại văn bản số 8859/NH nhà nước- TCKT ngày 16/12/2022 thống nhất chủ trương cho phép sử dụng toàn bộ lợi nhuận còn lại năm 2021 sau khi trích lập các quỹ để chia cổ tức bằng cổ phiếu. Sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính thức, BIDV sẽ thực hiện các thủ tục chia cổ tức cho các cổ đông theo đúng quy định.

- ROA và ROE lần lượt đạt 0,95% và 19,34%, cải thiện tích cực so với năm 2021 (0,66% và 13,1%).

- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) hợp nhất đạt 9,33%, đảm bảo tuân thủ quy định của NH nhà nước tại Thông tư 41/2016/TT-NH nhà nước ngày 30/12/2016.

- Tỷ lệ cho vay trên huy động (LDR) khối NHTM đạt 83,05%, đáp ứng quy định của NH nhà nước (≤85%) tại Thông tư số 22/2019/TT-NH nhà nước ngày 15/11/2019.

- Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, tỷ lệ dự trữ thanh khoản, tỷ lệ khả năng chi trả và các chỉ tiêu an toàn khác đáp ứng theo quy định và thông lệ quốc tế.

Tập trung chuyển đổi số và triển khai các dự án công nghệ thông tin trọng điểm, lần đầu tiên BIDV có kiến trúc tổng thể về công nghệ thông tin trong hệ thống để làm định hướng cho việc triển khai các nền tảng ứng dụng, hạ tầng, dữ liệu, bảo mật;

Triển khai đúng tiến độ Dự án Chuyển đổi hệ thống Core Banking; Số hóa toàn diện, chuyển dịch mạnh mẽ sang các kênh số, theo đó tỷ trọng giao dịch qua các kênh số trên tổng số giao dịch toàn hệ thống năm 2022 đạt 75,9%, tăng so với năm 2021 (66,9%); Đẩy mạnh áp dụng các sáng kiến chuyển đổi số vào hoạt động nghiệp vụ;

Phát động và triển khai hiệu quả Chiến dịch nâng cao chất lượng dữ liệu.

Thu nhập từ lãi

Biểu đồ 2.1: Thu nhập từ lãi các NHTM giai đoạn 2018-2022

Đơn vị: Tỷ đồng

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Báo cáo thường niên các ngân hàng

Thu nhập từ lãi là chênh lệch giữa các khoản thu lãi từ tín dụng và chi lãi huy

động vốn. Trong giai đoạn 2018-2022, thu từ lãi của BIDV tăng trưởng bình quân 9%, đạt 118.621 tỷ đồng, xếp thứ 2 (sau Agribank, 127.833 tỷ đồng) trong khối các NHTM có vốn nhà nước và cao hơn nhiều lần khối các NHTM tư nhân, các chỉ tiêu tín dụng và huy động vốn của BIDV cụ thể như sau:

Về tín dụng:

Cũng như các NHTM khác, tín dụng là hoạt động mang lại nguồn thu chủ yếu cho BIDV. Để khai thác một cách hiệu quả, an toàn nguồn vốn huy động, tạo nguồn thu ổn định, BIDV cung cấp danh mục các sản phẩm tín dụng khá đa dạng: cho vay ngắn, trung và dài hạn; vay tín chấp hoặc vay có tài sản bảo đảm; vay bằng nhiều đồng tiền khác nhau… BIDV đã tham gia tài trợ vốn cho nhiều đối tượng KH với mục đích sử dụng vốn khác nhau.

Trong những năm gần đây, BIDV luôn duy trì tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức cao, trung bình khoảng 14,2%/năm. Tốc độ tăng trưởng tín dụng luôn đảm bảo tốc độ tăng trưởng phù hợp do quy mô tín dụng của NH ngày càng lớn cũng như định hướng chung của NH nhà nước về việc mở rộng tín dụng đi đôi với đảm bảo an toàn, hiệu quả. Nếu xét ở giá trị tuyệt đối thì tăng trưởng tín dụng của BIDV luôn đạt trung bình trên 100.000 tỷ đồng/năm trong 4 năm gần đây. Tính đến hết tháng 6/2022, tổng dư nợ cho vay của BIDV đạt mức 1,4 triệu tỷ đồng, tăng 9,7% so với cuối năm 2021.

Trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động, lĩnh vực tài chính - NH có mức độ cạnh tranh lớn như hiện nay, kết quả BIDV đã đạt được là một thành công lớn. Tỷ lệ nợ xấu của BIDV ngày căng có xu hướng giảm, duy trì ở mức dưới 2% trong 5 năm trở lại đây và thấp hơn tỷ lệ chung toàn ngành. BIDV đã áp dụng việc trích lập dự phòng và xử lý rủi ro theo thông lệ quốc tế, điều đó tạo tính chủ động và an toàn cao trong hoạt động kinh doanh và hội nhập kinh tế quốc tế.

Về huy động vốn:

Xác định được tầm quan trọng của hoạt động huy động vốn, BIDV đã khai thác, huy động tối đa các nguồn vốn tiềm tàng trong dân cư và trong các TCKT. Trong những năm qua, BIDV đã chú trọng đến việc mở rộng mạng lưới; khuyến khích các cá nhân, TCKT mở tài khoản tiền gửi và thực hiện chi trả thông qua tài khoản NH, áp dụng các

chính sách lãi suất linh hoạt phù hợp với thị trường trong từng thời gian và khung lãi suất của NH nhà nước. Hình thức huy động phong phú, tiết kiệm với các kỳ hạn linh hoạt, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu bằng VNĐ, ngoại tệ… nhờ đó nguồn vốn huy động của BIDV tăng khá nhanh. Trong giai đoạn 2018 - 2022, nguồn vốn huy động của BIDV tăng trưởng binh quân 13,5/ năm, duy trì vị trí số 1 về huy động vốn trong nhóm 10 NH đối thủ cạnh tranh VCB, CTG, MBB, TCB, ACB, STB, VPB, HDB, VIB và TPB.

Về cơ cấu, nguồn huy động vốn của BIDV rất đa dạng: huy động tiền gửi từ dân cư và tổ chức kinh tế, vay từ các TCTD khác, phát hành GTCG, vay từ NH nhà nước… Trong đó, chiếm tỷ trọng lớn nhất là tiền gửi của KH, luôn chiếm từ trên 73%

- 85% tổng vốn huy động của NH và tăng dần qua các năm. Các nguồn vốn khác mặc dù chiếm tỷ trọng không nhiều nhưng nhìn chung có sự ổn định qua các năm. Điều đó giúp BIDV luôn đảm bảo kiểm soát tốt rủi ro thanh khoản, tạo tiền đề cho việc triển khai và hoàn thành tốt các kế hoạch kinh doanh.

Thu nhập ngoài lãi

Biểu đồ 2.2: Thu nhập ngoài lãi các NHTM giai đoạn 2018-2022

Đơn vị: Tỷ đồng

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Báo cáo thường niên các ngân hàng

TNNL của BIDV trong giai đoạn 2018-2022 tăng trưởng bình quân 9%, đạt 12.462 tỷ đồng, đứng cuối trong 4 NHTM có vốn nhà nước, và sau VPBank của khối các NHTM tư nhân. Một số cấu phần tiêu biểu trong TNNL của BIDV như sau:

Về TNNL ròng: TNNL ròng giai đoạn 2018-2022 tăng trưởng bình quân 15%, đạt 4.813 tỷ năm 2022, giảm 14,6% so với năm 2021 do BIDV triển khai chính sách miễn toàn bộ phí giao dịch trên các kênh số từ ngày 01/01/2022 trong đó ghi nhận một số DV có tăng trưởng tốt trong năm là: bảo hiểm (tăng 60,7%), tài trợ thương mại (tăng 10,9%)… DV thanh toán BIDV đã đạt được những kết quả tốt trong việc thực hiện DV thanh toán cả trong nước và quốc tế. Doanh số thanh toán giai đoạn 2018 – 2022 tăng khá nhanh mang lại nguồn thu phí DV chiếm khoảng 60% - 70%

tổng lãi thuần từ hoạt động DV.

Về hoạt động bảo lãnh: BIDV hiện đang cung cấp các DV bảo lãnh đa dạng như bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán… mang lại nguồn thu ổn định cho NH.

Về các hoạt động khác: Thông qua các đơn vị thành viên, BIDV hiện cũng đang cung cấp nhiều phi tài chính. Các mảng hoạt động này góp phần đa dạng hóa sản phẩm DV của NH, đa dạng hóa các nguồn thu nhập, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động chung của NH. Năm 2022, thu nhập từ hoạt động khác trong TNNL của BIDV đạt 4.146 tỷ đồng, chủ yếu từ thu cổ tức của Napas và Liên doanh.

Một phần của tài liệu Tăng thu nhập ngoài lãi từ hoạt Động dịch vụ tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển việt nam (Trang 31 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)