Giải pháp tăng năng lực cạnh tranh sản phẩm dịch vụ

Một phần của tài liệu Tăng thu nhập ngoài lãi từ hoạt Động dịch vụ tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển việt nam (Trang 77 - 81)

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TĂNG THU NHẬP NGOÀI LÃI TỪ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

3.1. ĐỊNH HƯỚNG TĂNG THU NHẬP NGOÀI LÃI TỪ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

3.2.2. Giải pháp tăng năng lực cạnh tranh sản phẩm dịch vụ

DV Tài trợ thương mại

- Mở rộng nền KH, doanh thu phí các dòng thu chủ lực: Rà soát các KH tiềm năng có doanh số XNK lớn tại các lĩnh vực then chốt chưa có quan hệ với BIDV, phối hợp với chi nhánh tiếp thị, gắn với cơ chế động lực thưởng nội bộ trên từng KH tiếp cận thành công và chính sách lãi suất cho vay cạnh tranh nhằm chiếm lĩnh thị phần.

- Tiếp tục bám sát thị trường và nhu cầu của KH để xây dựng, điều chỉnh chính sách, quy trình sản phẩm phù hợp. Tiếp tục nghiên cứu đề xuất quy trình triển khai sản phẩm TTTM trên kênh số, đẩy mạnh các chương trình thúc đẩy bán như: Cơ chế hỗ trợ phí TTTM, Chiến dịch Trade Booming…

- Sản phẩm tài trợ chuỗi (SCF): Triển khai thí điểm hợp tác với KIU để cung cấp giải pháp tài trợ chuỗi cung ứng trên platform cho KH, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án tài trợ chuỗi cung ứng (SCF) để triển khai sản phẩm tài trợ chuỗi hoàn toàn trên kênh số, dự kiến go-live trong năm 2024.

- Sản phẩm mới: Nghiên cứu, đề xuất triển khai các sản phẩm TTTM mới, hợp tác đối tác NH nước ngoài, tiếp tục bổ sung sản phẩm SCF mới theo các nội dung tư vấn của ADB.

- Nghiên cứu các sản phẩm DV cho KH xuất nhập khẩu trên sàn thanh toán điện tử - là một trong các kênh xuất nhập khẩu hiện hữu sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong thời gian tới.

DV thanh toán

- Triển khai quy hoạch lại hệ thống các sản phẩm dòng quản lý các khoản phải thu, gom gộp chương trình Thu chi hộ và Thanh toán hóa đơn online về 1 hệ thống thống nhất cung cấp đầy đủ, toàn diện các tính năng cần thiết và ổn định cho KH, tăng sức cạnh tranh cho DV của BIDV trên thị trường.

- Tập trung đẩy mạnh phát triển và triển khai hệ thống iBank 2.0 nhằm kịp thời triển khai các DV mới đảm bảo sức cạnh tranh so với thị trường, giữ chân KH hiện hữu sử dụng DV, tăng cường sức cạnh tranh trong việc thu hút KH doanh nghiệp mới.

- Tăng cường hợp tác Fintech, đẩy mạnh phát triển DV mới và khai thác nền KH từ đối tác.

- Xây dựng các chiến dịch bán hàng đối với sản phẩm DV số (iBank, iConnect, TTTM, Thẻ doanh nghiệp) nhằm gia tăng nền KH sử dụng sản phẩm DV và thị phần của BIDV trên thị trường.

DV NH số

- Triển khai các sáng kiến chuyển đổi số theo danh mục được phê duyệt cho giai đoạn 2023 – 2025, bao quát cả hoạt động phục vụ KH và số hóa hoạt động quản trị nội bộ theo các mức độ ưu tiên đã thống nhất.

- Số hóa các sản phẩm hiện hữu và phát triển các sản phẩm số mới trên các kênh số. Tối ưu hóa các kênh số hiện hữu cho KH cá nhân và tổ chức, nâng cấp, bổ sung tính năng trên các kênh BIDV Omni, Ibank, SMS, Email, OTT, Đăng ký trực tuyến, BIDV Home...; Triển khai ứng dụng di động cho KH cá nhân cao cấp,…

- Tiếp tục triển khai các sản phẩm số hóa trên Smartbanking là cơ sở cho việc tăng thu phí DV: Hoàn thiện các tính năng để triển khai SmartKids quy mô rộng trên toàn hệ thống; Ưu tiên xây dựng các tính năng có thể thu phí được ngay trên SmartBanking và KH sẵn sàng chi trả; Triển khai tính năng Gamification khuyến khích KH tương tác trên Smartbanking và sử dụng các SPDV để thu phí. Xây dựng các tính năng quan trọng cho KH tiểu thương: chia sẻ biến động số dư, tách lệnh giao dịch.

DV thẻ

- Nghiên cứu thị trường và hành vi chủ thẻ BIDV để cơ cấu lại danh mục SPDV thẻ tín dụng quốc tế hiệu quả, cạnh tranh, phát triển các sản phẩm thẻ mới; triển khai các sản phẩm thẻ gắn với đặc thù từng phân khúc KH.

- Tiếp tục số hóa, đẩy mạnh triển khai các tính năng trên kênh số để tăng trải nghiệm của KH và giảm tác nghiệp tại kênh quầy. Nghiên cứu triển khai mô hình kinh doanh thẻ với các khâu tiếp thị - phát hành – thẩm định – phê duyệt online tự

động 100%, kết hợp sử dụng các mô hình chấm điểm tín dụng dựa trên thông tin hành vi, giao dịch viễn thông,...giúp đẩy nhanh quá trình phát hành, mở rộng kênh bán và đem lại trải nghiệm liền mạch cho KH.

- Chính sách giá phí: Định kỳ theo dõi, đánh giá hiệu quả sản phẩm đa chiều, nghiên cứu thị trường và đối thủ để đề xuất, phương thức tăng thu phí mới, điều chỉnh chính sách phí hướng đến các thị trường ngách. Nghiên cứu chính sách cá thể hóa phí theo KH đối với những KH quan trọng, tiềm năng. Linh hoạt trong điều hành chính sách phí dành cho đơn vị chấp nhận thẻ, kết hợp với các giải pháp về tài khoản, quản lý dòng tiền, DV NH điện tử,…nhằm tạo lợi thế cạnh tranh tổng thể để thu hút KH.

- Quản lý rủi ro và tác nghiệp trong hoạt động thẻ: Tăng cường giám sát các giao dịch thẻ, phát hiện kịp thời các giao dịch bất thường. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo học máy để tự động hóa công tác phát hiện, xử lý tác nghiệp rủi ro gian lận thẻ, rút ngắn thời gian xử lý. Triển khai các giải pháp tự động hóa tác nghiệp để rút ngắn thời gian và giảm nhân lực. Chủ động kiểm soát tác nghiệp hàng ngày để giảm thiểu các lỗi tác nghiệp, đặc biệt trong công tác gán tài khoản liên kết thẻ, thu phí, trả thẻ cho KH cá nhân.

DV bảo hiểm

- Tiếp tục triển khai phương án tái cấu trúc sở hữu BIDV Metlife và tìm kiếm đối tác chiến lược trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ.

- Sử dụng ngân sách động lực phù hợp thúc đẩy gia tăng quy mô phí HHBH:

Xây dựng cơ chế thưởng gia tăng thu phí HHBH BIC trên Bancas, Metlife với mức thưởng trên tỷ lệ phí thu được đến trực tiếp cán bộ bán hàng.

- Tối đa hóa bán chéo sản phẩm DV NH và bảo hiểm: Liên kết tính năng của sản phẩm bảo hiểm với sản phẩm NH, đưa điều kiện bán kèm bảo hiểm cùng các sản phẩm tín dụng tín chấp, tín dụng có lãi suất cạnh tranh.

DV tư vấn, thu xếp phát hành, phân phối TPDN

- Định hướng lựa chọn doanh nghiệp phát hành tập trung vào các doanh

nghiệp có uy tín, vị thế ngành, có chất lượng (năng lực tài chính và hoạt động kinh doanh lõi tốt). Nghiên cứu tiếp cận cung ứng cho KH các sản phẩm TPDN tiên tiến (trái phiếu phát hành ra công chúng, trái phiếu xanh, trái phiếu có bảo lãnh quốc tế…);

- Tìm kiếm, mở rộng thu hút nhà đầu tư nước ngoài, quỹ hưu trí. Bên cạnh NHTM, phát triển nền nhà đầu tư phi NH là nhà đầu tư mục tiêu trong cả ngắn hạn, trung và dài hạn. Trong ngắn hạn, tập trung phát triển các kênh phân phối hướng đến các công ty bảo hiểm (đặc biệt là bảo hiểm nhân thọ) và các quỹ đóng. Bám sát tình hình thị trường để triển khai tiếp cận lại các quỹ mở đầu tư TPDN.

- Rà soát, chuẩn hóa lại toàn bộ quy trình quy định triển khai nghiệp vụ, hoàn thiện hệ thống công nghệ để kiểm soát giao dịch nội bộ và phục vụ KH, tăng cường công tác kiểm tra giám sát để đảm bảo việc triển khai DV an toàn.

Một phần của tài liệu Tăng thu nhập ngoài lãi từ hoạt Động dịch vụ tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển việt nam (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)