Kinh nghiệm Quản lý và khai thác CTTL của một số địa phương trong nước 21 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khai thác công trình thủy lợi ý yên tỉnh nam định (Trang 34 - 37)

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI

1.3 Tình hình quản lý và khai thác công trình thủy lợi hiện nay

1.3.3. Kinh nghiệm Quản lý và khai thác CTTL của một số địa phương trong nước 21 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

1.3.3.1. Kinh nghiệm của tỉnh Thái Bình

Lựa chọn mô hình quản lý phù hợp để khai thác hiệu quả hệ thống CTTL cho phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh là vấn đề được thảo luận trong nhiều năm gần đây.

Thái Bình là tỉnh đầu tiên thực hiện phân cấp quản lý trong hoạt động khai thác CTTL.

Ở đây, hệ thống thủy nông đã được quy hoạch cơ bản hoàn chỉnh từ năm 1975.

Nguyên tắc thực hiện phân cấp rút ra từ tỉnh Thái Bình là: Phải giữ được sự ổn định trong quá trình bàn giao và sau khi bàn giao trong việc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; Đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ, không cát cứ, cục bộ, củng cố mối quan hệ giữa công ty thủy nông với địa phương và Tổ chức hợp tác dùng nước; Bàn giao nguyên trạng công trình đồng loạt, nhanh gọn, đơn giản, dân chủ và đúng pháp luật giữa Công ty thủy nông cho Hợp tác xã dưới sự giám sát của Ban chỉ đạo tỉnh, huyện, xã, phường, thị trấn; Việc sửa chữa, tu bổ công trình có thể thực hiện trước, trong, hoặc sau khi bàn giao nhưng phải đảm bảo hoạt động tại thời điểm bàn giao.

Theo đó, hai Công ty KTTL Bắc Thái Bình và Nam Thái Bình đã bàn giao 285 trạm bơm điện, 742 km sông dẫn nước vào trạm bơm, 216 cống đập nội đồng nhỏ trên kênh, 5.781 km kênh mương cấp 1, 2 sau trạm bơm cho các Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn 7 huyện, thành phố (trừ Thái Thụy đã bàn giao từ 1994). Việc phân cấp công trình trạm bơm hoàn thành trong năm 2007 và phân cấp quản lý hệ thống sông trục hoàn thành trong năm 2009. Kết quả bước đầu cho thấy việc phân cấp quản lã đã tạo ra nhiều hiệu ứng tích cực. Các CTTL từ đầu mối đến mặt ruộng đều có chủ quản lý thật sự. Các địa phương chủ động điều phối nước tưới theo tiến độ mùa vụ cho từng khu vực, từng nhóm cây trồng (lúa, đậu phộng, cà chua…); khi có mưa lớn xảy ra, việc tiêu nước chống úng cũng linh hoạt nên giảm được thiệt hại mùa màng nhiều hơn; chi phí điện giảm, tăng hiệu quả khai thác công trình.

Bên cạnh những kết quả nói trên, quá trình thực hiện việc phân cấp như trên cũng cho thấy có một số vấn đề phát sinh cần giải quyết: Các công ty thủy nông phải tính đến việc sắp xếp lại lao động. Trong trường hợp của tỉnh Thái Bình, các công nhân vận hành trạm bơm và đa số lao động gián tiếp dôi dư là những người còn trẻ, chưa đủ tiêu chuẩn giải quyết nghỉ theo chế độ, nên việc bố trí sắp xếp công việc mới để tránh gây

22

khó khăn cho họ cũng là vấn đề không dễ; Các Hợp tác xã nông nghiệp tuy nhận công trình bàn giao từ công ty thủy nông nhưng lại chưa chuẩn bị lực lượng đội ngũ kỹ thuật để vận hành nên cũng gặp khó khăn; Việc xác định cống đầu kênh chưa thật sự rõ ràng nên khó cho việc xác định chi phí đầu tư tu bổ nâng cấp công trình sẽ lấy từ nguồn vốn do dân đóng góp hay từ nguồn TLP cấp bù; Trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc xử lý vi phạm khai thác và bảo vệ công trình chưa được coi trọng; chẳng hạn, việc cấp phép cho các hoạt động trong phạm vi khai thác và bảo vệ hệ thống sông trục chỉ mới tiến hành trên một số sông trục chính, còn lại hầu như chưa được quản lý.

1.3.3.2. Kinh nghiệm của tỉnh Thái Nguyên

Theo báo cáo của Sở NN & PTNT, hiện nay toàn tỉnh Thái Nguyên có trên 1.214 CTTL lớn, nhỏ. Trong đó có 413 hồ chứa nước, 409 đập dâng kiên cố, 109 CT phai đập, 283 công trình trạm bơm tưới. Hệ thống công trình đảm bảo tưới được 94.116 ha trên tổng số 121.710 ha gieo trồng (đạt 77%). Trong đó: Diện tích tưới cho lúa: 66.037 ha và tổng số diện tích tưới cho cây trồng khác: 28.079 ha.

Phân cấp Quản lý và khai thác: Từ năm 2010, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên đãphân cấp, giao cho Công ty TNHH Một thành viên khai thác thủy lợi Thái Nguyên quản l.74 CTTL (bao gồm 36 hồ chứa, 33 đập dâng, 4 trạm bơm tưới và 01 trạm bơm tiêu). Cònlại 1.140 danh mục CTTL được giao cho Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thịxã quản lý. Hiện tại Công ty TNHH MTV Khai thác Thủy lợi Thái Nguyên với số lượng 1.959 người (trong đó trình độ trên đại học 3 người, đại học 117 người, cao đẳng 7 người, trung cấp 89 người, sơ cấp 73 người còn lại là công nhân hợp đồng chưa qua đào tạo). Số CTTL được giao cho Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã quản lý và hệ thống kênh mương nội đồng được 296 tổ QLTN cơ sở trực tiếp quản lý vận hành khai thác.

Tổng kinh phí thực hiện hỗ trợ TLP giai đoạn 2011 – 2014 là trên 270 tỷ đồng. Chính sách TLP đã được tỉnh Thái Nguyên triển khai kịp thời, đúng đối tượng tạo điều kiện cho các địa phương tập trung hơn cho công tác đầu tư, Quản lý và khai thác các hệ thống CTTL, từ đầu mối đến kênh mương hiện có, đổi mới nâng cao năng lực quản lý điều hành nhằm phát huy tối đa hiệu quả của các CT sau đầu tư; Tình trạng nợ đọng

23

TLP cũng hoàn toàn chấm dứt. Thực hiện tốt công tác Quản lý và khai thác CTTL đã góp phần quan trọng đưa diện tích lúa và hoa mầu được đảm bảo tưới từ CTTL không ngừng tăng, từ 83.000 ha (năm 2010) lên 94.100 ha (năm 2014).

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Từ việc tổng hợp, nghiên cứu từ các tài liệu chương 1 đã hệ thống các đặc điểm của công trình thủy lợi, nội dung quản lý công trình và tình hình quản lý và khai thác các CTTL. Bên cạnh đó tác giả đã so sánh kết hợp với thực tiễn của một số đơn vị để đưa ra các nhận định, đánh giá về công tác quản lý các CTTL.

24

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khai thác công trình thủy lợi ý yên tỉnh nam định (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)