Một số mô hình quản lý CTTL

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khai thác công trình thủy lợi ý yên tỉnh nam định (Trang 44 - 48)

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI

2.4. Một số mô hình quản lý CTTL

Mô hình Công ty KTCTTL Sông Chu quản lý kênh B15a

Công ty thuỷ nông Sông Chu là doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích được chuyển đổi thành Công ty KTCTTL trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên từ năm 2007.

Công ty KTCTTL Sông Chu có 15 xí nghiệp KTCTL ở các huyện có chức năng nhiệm vụ chính là quản lý khai thác công trình thuỷ lợi gồm: Hệ thống thuỷ nông đập Bái Thượng, hệ thống thuỷ nông Sông Mực, hệ thống thuỷ nông hồ Yên Mỹ và 24 hồ đập nhỏ, 190 trạm bơm với 440 máy bơm và nhiều hệ thống tiêu lớn để tưới tiêu nước cho hơn 73.000 ha diện tích đất canh tác thuộc vùng trọng điểm lúa và 7 huyện miền núi của tỉnh Thanh Hoá.

+ Đặc điểm công trình Hệ thống đập Bái Thượng được xây dựng từ năm 1920 dưới thời Pháp thuộc và được tổ chức ADB hỗ trợ nâng cấp công trình từ năm 1998. Hệ thống đập Bái Thượng có công trình đầu mối là đập dâng nước Bái Thượng lấy nước từ Sông Chu phục vụ tưới cho 50.000 ha đất canh tác và cung cấp nước cho một số cơ sở sản xuất khác. Hệ thống kênh chính gồm 1 kênh chinh dài 20 km, kênh chính Nam dài 32 km và kênh chính Bắc dài 54 km. Kênh B15a là kênh cấp 2 liên xã lấy nước từ

32

kênh chính Bắc tưới cho các xã Đông Tiến, Đông Thanh và Đông Lĩnh huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Các thông số kỹ thuật chủ yếu của kênh B15a như sau: - Diện tích tưới 750 ha, trong đó: xã Đông Tiến: 500 ha, xã Đông Thanh 220 ha và xã Đông Lĩnh 30 ha - Chiều dài kênh: 6200 m, mới được kiên cố hoá khoảng 3000 m. - Kênh B15a có 5 kênh cấp 3 và 5 kênh vượt cấp - Các công trình trên kênh B15a gồm có 1 cống điều tiết và 5 cống lấy nước dầu kênh cấp 3.

+ Đặc điểm chủ yếu của mô hình quản lý Theo sự phân cấp quản lý của Công ty KTCTTL Sông Chu, Xí nghiệp KTCTTL Thiệu Hoá chịu trách nhiệm quản lý kênh cấp 2 B15a. Xí nghiệp thực hiện phân phối nước cho các Hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) ở các xã và chịu trách nhiệm duy tu, bảo dưỡng kênh B15a. Trong khi đó hệ thống kênh nội đồng ở từng xã do các HTXNN quản lý. Các HTXNN ký hợp đồng cung cấp dịch vụ tưới trực tiếp với Công ty thông qua Xí Nghiệp KTCTTL Thiệu Hoá, nên không có sự hợp tác giữa các HTXNN trên tuyến kênh B15a. Các HTXNN thu thuỷ lợi phí từ các hộ gia đình nộp cho Công ty thông qua Xí nghiệp KTCTTL Thiệu Hoá. Ngoài ra, các HTXNN cũng thu thêm phần thuỷ lợi phí để quản lý hệ thống kênh nội đồng ở từng xã.

Mô hình Hội dùng nước kênh B8a

+ Đặc điểm công trình: Kênh tưới cấp 2 B8a lấy nước từ kênh chính Bắc để tưới cho 401.2 ha của 3 xã: Thiệu Toán, Thiệu Chính và Thiệu Hoà của huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hoá.

Các thông số kỹ thuật chủ yếu của kênh B8a như sau:

- Diện tích tưới của từng xã là: Xã Thiệu Toán: 147 ha, xã Thiệu Chính 184 ha và xã Thiệu Hoà 69.5 ha. - Số hộ hưởng lợi là 1000 hộ, 5000 người thuộc 11 thôn của 3 xã. - Chiều dài kênh: 4.2 km, trong đó đã kiên cố hoá được 3 km - Kênh B8a có 16 kênh cấp 3, trong đó có 2 kênh cấp 3 tương dối dài, còn lại là các kênh vượt cấp. Khoảng 90% các kênh cấp 3 đã được kiên cố hoá.

- Các công trình trên kênh B8a gồm có 2 cống điều tiết và 6 cống lấy nước đầu kênh, còn lại là các hèm phai đơn giản ở các kênh vượt cấp.

33

+ Đặc điểm chủ yếu của Hội dùng nước kênh B8a Với sự hỗ trợ kỹ thuật của Tổ chức Ngân hàng thế giới (ADB), Hội dùng nước kênh B8a được thành lập để quản lý kênh 2 B8a từ năm 1998. Ban quản lý Hội dùng nước được bầu cử thông qua Đại hội đại biểu người dùng nước của 3 xã Thiệu Toán, Thiệu Chính, Thiệu Hoà và được UBND huyện Thiệu Hoá phê chuẩn. Mô hình Hội dùng nước kênh B8a được thành lập theo biên giới thuỷ lực của tuyến kênh B8a gồm 3 xã Thiệu Toán, Thiệu Chính và Thiệu Hoà. Ở mô hình này, Hội dùng nước quản lý vận hành và duy tu bảo dưỡng tuyến kênh cấp 2 B8a và các HTXNN quản lý hệ thống kênh nội đồng ở từng xã. Cả Hội dùng nước và HTXNN đều là các tổ chức của nông dân, nhưng khác nhau giữa 2 tổ chức này là Hội dùng nước được thành lập dựa trên ranh giới thuỷ lực kênh cấp 2 liên xã, trong khi đó HTXNN hoạt động dựa trên ranh giới xã. Hội dùng nước là mô hình PIM hoàn chỉnh, là tổ chức tự chủ về kinh tế, có con dấu, tài khoản và trị sở để làm việc. Về quản lý tài chính, Hội dùng nước được Công ty trích lại 10% thuỷ lợi phí để vận hành và bảo dưỡng kênh B8a, trong khi đó các HTXNN thu thuỷ lợi phí nội đồng để vận hành và duy tu bảo dưỡng hệ thống kênh nội đồng ở các xã.

Mô hình Ban quản lý công trình thuỷ lợi Ngòi Là

+ Đặc điểm công trình Hồ Ngòi Là là công trình thuỷ lợi lớn nhất của tỉnh Tuyên Quang, cung cấp nước tưới cho 392 ha thuộc 4 xã ỷ La, Trung Môn, Hưng Thành và Kim Phú, trong đó 2 xã ỷ La và Trung môn thuộc huyện và 2 xã Hung Thành và Kim Phú thuộc thị xã Tuyên Quang. Do vậy có thể nói hồ Ngòi Là là công trình thuỷ lợi liên huyện. Số hộ hưởng lợi của 4 xã từ công trình Ngòi Là là 2312 người. Công trình đầu mối hồ chứa Ngòi Là có 1 đập đất, 1 đập tràn và 1 công lấy nước. Kênh chính dài 3100 m và 2 kênh nhành dài 6850 m đã được kiên cố hoá. Hệ thống kênh nội đồng có 40 kênh cấp 3, trong đó có 5 cửa lấy nước, 90% kênh cấp 3 được kiên cố hoá. Như vậy là hệ thống kênh phần lớn đã được kiên cố hoá, đảm bảo cho việc cung cấp nước thuận lợi và hiệu quả.

+ Đặc điểm chủ yếu của Ban quản lý Công trinhg thuỷ lợi Ngòi Là Theo chính sách đổi mới hệ thống quản lý thuỷ nông của tỉnh Tuyên Quang từ năm 1996, Công ty thuỷ nông được giải thể và mô hình Ban quản lý công trình thuỷ lợi (CTTL) Ngòi Là được thành lập để quản lý hồ Ngòi Là. Ban quản lý CTTL Ngòi Là là mô hình đồng trách

34

nhiệm giữa Ban quản lý và Hợp tác xã nông lâm nghiệp (HTXNLN) quản lý hồ Ngòi Là là công trình thuỷ lợi liên xã, liên huyện. Ban quản lý khác với công ty KTCTTL ở chỗ là Ban quản lý được thành lập gồm cả cán bộ thuỷ nông trong biên chế nhà nước, lãnh đạo địa phương và đại diện của người dùng nước. Những cán bộ nhà nước là những cán bộ kỹ thuật của công ty quản lý thuỷ nông trước đây, lãnh đạo địa phương là các chủ tịch xã, và đại diện của người dùng nước là chủ nhiệm HTXNN của các xã trong khu tưới. Do vậy, mô hình Ban quản lý được coi như là một tổ chức bán nhà nước. Ban quản lý CTTL Ngòi Là có chức năng, nhiệm vụ giống như Công ty KTCTTL là Ban quản lý quản lý công trình đầu mối, kênh chính và kênh cấp 2 liên xã, trong khi đó các HTXNLN chịu trách nhiệm vận hành và duy tu bảo dưỡng hệ thống kênh nội đồng ở từng xã. Ở mô hình này, 50% thuỷ lợi phí được phân bổ cho Ban quản lý và 50% thuỷ lợi phí dành cho các HTXN.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Nội dung của luận văn chương 2 đã nghiên cứu các cơ sở pháp lý trong quản lý công trình thủy lợi, các yêu cầu và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý và khai thác công trình thủy lợi. Từ đó làm cơ sở lý luận và tiền đề cho việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá các nội dung ở chương tiếp theo.

35

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khai thác công trình thủy lợi ý yên tỉnh nam định (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)