Giải pháp về quản lý công trình

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khai thác công trình thủy lợi ý yên tỉnh nam định (Trang 83 - 89)

CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ, KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TẠI CÔNG TY

3.4. Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý và khai thác các công trình thuỷ lợi

3.4.4. Giải pháp về quản lý công trình

3.4.4.1. Rà soát, điều chỉnh nhiệm vụ của các hệ thống CTTL

Công ty TNHH MTV KTCTTL Ý Yên cần triển khai tổ chức rà soát, đánh giá hệ thống CTTL trên phạm vi các hệ thống do Công ty quản lý. Nội dung đánh giá gồm:

cơ sở hạ tầng, phương thức tổ chức quản lý, năng lực của đội ngũ cán bộ, công nhân viên, hiện trạng và khả năng mở rộng cung cấp dịch vụ.

Từ kết quả đánh giá, căn cứ vào đề án tái cơ cấu ngông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới. Đồng thời tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các giải pháp cung cấp nước chủ động, đảm bảo chất lượng nước cho khu vực nuôi trồng, sinh hoạt, dịchvụ, công nghiệp để nâng cao hiệu quả sử dụng tổng hợp nguồn nước..

3.4.4.2. Tăng cường quản lý các hệ thống CTTL

Tăng cường công tác kiểm tra, quản lý công tình theo đúng quy định đảm bảo an toàn hồ đập, công trình kênh mương. Để làm tốt công tác này cần tập trung các giải pháp sau:

- Phân đoạn công trình giao cho công nhân quản lý cụ thể.

- Phối hợp với địa phương giải toả các trường hợp vi phạm hành lang công trình và ngăn chặn tái lấn chiếm.

- Tổ chức kiểm tra công trình trước mùa mưa lũ, chủ động lập phương án phòng chống lụt bão cho các hồ đập.

71

- Mùa mưa lũ tổ chức trực phòng chống lụt bão tại các đầu mối hồ đập nghiêm túc, thực hiện tích nước và xả lũ đúng quy trình.

- Tổ chức làm tốt công tác kiểm định an toàn đập nhằm đánh giá sự an toàn công trình để có biện pháp quản lý.

Chủ động lập kế hoạch và thực hiện sửa chữa thường xuyên trước lúc vào vụ, đảm bảo kênh mương thông thoáng dẫn nước tưới tốt. Đặc biệt các trạm bơm phải có kế hoạch sửa chữa bảo dưỡng đảm bảo vận hành tốt, không để xảy ra tình trạng hư hỏng phải sửa chữa giữa vụ ảnh hưởng đến bơm tưới.

Xây dựng kế hoạch sửa chữa nâng cấp các công trình bị xuống cấp để đảm bảo phục vụ tưới; Bổ sung thêm các công trình xây dựng mới phù hợp với phương án chống hạn, đáp ứng nhiệm vụ tưới tiêu cho các địa phương.

Tổ chức nạo vét đất các lòng kênh nhằm tăng dung tích chứa nước.

Tiếp tục triển khai và thực hiện phương án bảo vệ công trình; Xây dựng quy chế phối hợp với các địa phương nhằm thực hiện tốt công tác bảo vệ, đảm bảo công trình an toàn trong quá trình tưới tiêu phục vụ sản xuất.

Triển khai công tác cắm mốc chỉ giới để tạo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý công trình được chặt chẽ hơn.

Chính quyền các cấp cần phối hợp chặt chẽ với Công ty trong công tác phòng chống thiên tai, hạn hán, lũ lụt nhằm hạn chế thiệt hại cho các địa phương trong vận hành quản lýcác CTTL.

3.4.4.3. Tăng cường quản lý tưới, tiêu

-Sử dụng các nguồn nước phải tiết kiệm, các xí nghiệp phải lập kế hoạch điều tiết nước cho từng hệ thống cụ thể, với phương châm tưới tiết kiệm, không để xảy ra hạn vụ hè thu.

- Tăng cường áp dụng các biện pháp tưới tiêu khoa học tiết kiệm nước để mởrộng diện tích tưới và đáp ứng nhu cầu cấp nước cho khu công nghiệp.

72

Chủ động lập phương án chống hạn cho các hệ thống, sẵn sàng đối phó khi có hạn hán xảy ra. Phương án chống hạn phải được lập hàng năm cụ thể cho từng hệt hống bao gồm các giải pháp sau:

+ Giải pháp công trình: Xây dựng trạm bơm giã chiến chống hạn. Nạo vét các kênh tiêu, hói tiêu. Đắp các đập giữ nước tạo nguồn để bơm. Khoanh vùng cho các hợp tác xã có điều kiện bơm hỗ trợ cho hồ đập.

+ Giải pháp phi công tình: Huy động cán bộ công nhân viên bám sát kênh mương để điều tiết tưới theo kế hoạch. Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương thực hiện phương án chống hạn. Như quy hoạch lại vùng trồng lúa, chuyển đổi cây trồng. Tăng cường kiểm tra các xí nghiệp để hướng dẫn và chấn chỉnh những sai sót trong điều tiết nước. Hàng tháng phải cân đối lượng nước sử dụng để có biện pháp tưới cho các tháng sau.

- Tiếp tục điều tra diện tích tưới của các hợp tác xã, nắm chắc diện tích phục vụ, nhất là diện tích các hợp tác xã bơm do Công ty tạo nguồn nhằm tăng diện tích tưới.

3.4.4.4. Tiếp tục hoàn thiện về kỹ thuật quản lý công trình

CTTL nói chung là để điều phối nước phục vụ sản xuất, dân sinh. Tuy nhiên, mỗi công tình đều có những đặc điểm riêng về kỹ thuật do vậy để quản lý tốt cần nắm vững kỹ thuật của từng loại công trình. Qua tìm hiểu thực tế, tác giả xin nhấn mạnh một số nguyên nhân.

- Đối với kênh mương

+ Khả năng chuyển tải nước của kênh phải phù hợp với yêu cầu của thiết kế.

+ Tổn thất nước do thấm gây nên ít nhất.

+ Tổn thất nước qua các công tình vượt chướng ngại vật và các cống phân nước, đập điều tiết là nhỏ nhất.

+ Kênh không có hiện tượng biến hình.

+ Không để cỏ mọc làm ảnh hưởng tới việc dẫn nước.

73

Trong quản lý kênh mương phải đảm bảo độ dốc đáy kênh các cấp phù hợp với chỉ tiêu thiết kế. Kênh mương luôn đáp ứng nhu cầu dẫn nước và tháo nước, giữ gìn bờ kênh không bị vỡ lở, sạt mái, tràn nước. Bên cạnh đó phải làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục cộng đồng hưởng lợi cùng tham gia quản lý và bảo vệ. Vì hệ thống kênh mương nằm rải trên một diện tích rất rộng có thể liên xóm, liên xã, liên huyện.

Trong công tác sử dụng kênh: tránh hiện tượng tràn gây sự cố, khi dẫn nước luôn phải đảm bảo mặt nước trong kênh thấp hơn bờ mặt kênh một trị số an toàn theo thiết kế.

Lưu lượng dẫn trong kênh phải ổn định, nếu có nhu cầu tăng, giảm lưu lượng thì phải tăng giảm dần dần tránh đột ngột dễ gây ra xói lở, trượt mái kênh. Tăng cường kiểm tra, xử lý đảm bảo thời gian chuyển nước không gây ra sự cố. Thực hiện việc tu sửa theo đúng yêu cầu kỹ thuật.

- Đối với trạm bơm

+ Kiểm tra trước khi khởi động máy ít nhất hai giờ trước khi vận hành.

+ Nếu máy bơm có nhiều tổ máy phải khởi động lần lượt từng tổ máy theo nguyên tắc tổ máy có công suất nhỏ khởi động sau, trình tự khởi động từng tổ máy bơm phải tuân theo đúng yêu cầu thiết kế.

- Đối với cống điều tiết nước

+ Cống điều tiết nước khi hoạt động phải đóng mở từ từ, từng đợt để dòng chảy sau cống không thay đổi đột ngột và nhanh chóng được điều hòa trên toàn bộ mặt cắt ngang kênh.

+ Cống điều tiết nước chỉ được sử dụng đúng vào nhiệm vụ thiết kế và kế hoạch dùng nước, phải có kế hoạch vận hành cống cụ thể: máy đóng mở, dây cáp, van ty, phanh hãm và rãnh cống.

Bên cạnh kỹ thuật công trình thì còn cần tính toán chính xác các định mức như:

+ Trước khi đóng mở cần phải kiểm tra các thiết bị an toàn như định mức về kỹ công trình. Các chỉ tiêu định mức vừa phải kết hợp tính hợp lý của tình hình thực tế tại đơn vị, vừa phải kết hợp hợp lýtính tiên tiến nhất định, lại vừa phải thể hiện sự nỗ lực mới

74

có thể hoàn thành nhiệm vụ. Cần tránh việc xác định định mức một cách quá cao dẫn đến khó hoàn thành hoặc xác định định mức một cách quá thấp dẫn đến tính ỷ lại và lãng phí tiền của Nhà nước.

- Đối với định mức kỹ thuật.

+ Tính toán các định mức phải dựa trên cơ sở khoa học về kỹ thuật, bảo đảm xác định sự đúng đắn các hao phí cụ thể, nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ của sửa chữa.

+ Xác định thời gian cần bảo dưỡng, sửa chữa theo định mức (tần suất thiết kế).

+ Hao phí nguyên vật liệu, vật tư cho quá tr.nh sửa chữa, bảo dưỡng.

+ Hao phí lao động, cấp bậc công việc phù hợp với việc sửa chữa, bảo dưỡng.

+ Tổng chi phí hằng năm cho việc sửa chữa lớn và sửa chữa thường xuyên.

- Đối với định mức sử dụng nước tưới

+ Cần xác định được năng lực thực tế của từng công trình.

+ Xác định các vùng đất thuộc Công ty phục vụ có nhu cầu tưới nước khác nhau, mức độ phục vụ khác nhau.

+ Xác định nhu cầu sản xuất, dân sinh trong địa bàn phụ trách, kể cả việc thay đổi cơ cấu sản xuất để đáp ứng với nhu cầu thực tế.

+ Căn cứ vào khả năng thực tế của hệ thống công trình và nhu cầu thực tế đưa ra được một hệ thống lượng nước theo nhu cầu Công ty có thể đáp ứng được cho từng loại yêu cầu về nước.

+ Đối với các vùng trọng điểm vụ hè thu khó khăn về nước tưới thì cần phải cân đối nguồn nước ngay từ vụ đông xuân để có phương án bổ sung nguồn nước tưới.

- Đối với định mức sử dụng điện năng

+ Cần đánh giá lại năng lực thực tế của các trạm bơm hiện tại.

+ Tính toán số liệu tưới, tiêu thực tế của các năm điển h.nh mưa (10 năm).

75

+ Tính toán theo các tần suất mưa (đợt, tháng, năm…)

+ Tính toán hệ số lượng mưa yêu cầu tưới, tiêu tại mặt ruộng theo các tần suất.

+ Lập biểu đồ yêu cầu nước.

+ Lập biểu dung tích chứa các vùng tiêu xác định diện tích ngập khi bơm tiêu.

+ Tính toán mực nước ở các trạm bơm theo các tần suất khác nhau.

+ Lập biểu đồ mực nước ngoài sông theo quá trình tuần, tháng, năm.

+ Tính toán công suất, điện lượng theo khả năng của các máy bơm với điều kiện mưa max, trung bình, min.

+ Diễn toán tính công suất và điện lượng tiêu thụ.

+ Diễn toán lập quá trình lưu lượng tưới, tổng lượng nước tưới với diện tích được tưới theo các tần suất vụ, năm.

+ Lập biểu đồ định mức tiêu thụ điện năng theo các tần suất từng vụ, từng năm.

3.4.4.5. Đẩy mạnh công tác duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa công trình

Trước hết công tác quản lý không phải bắt đầu sau khi xây dựng công trình xong mà trong quá trình khảo sát, thiết kế, người thiết kế đã phải chú tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và người quản lý như thiết bị an toàn, những điều kiện cần thiết để sửa chữa và duy tu bảo dưỡng, công tác quan trắc, các điều kiện vận hành công trình.

Người quản lý muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ cần phải nắm vững tài liệu kỹ thuật về thiết kế, bản vẽ thi công, ưu nhược điểm và biện pháp xử lý trong quá trình thi công, tài liệu nghiệm thu. Tiến hành kiểm tra, rà soát lại từng hệ thống CTTL để đánh giá khả năng phục vụ, có kế hoạch tu sửa kịp thời những hư hỏng ở công trình đầu mối, không để xảy ra sự cố khi vận hành. Để đảm bảo cho công tác duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa các CTTL có hiệu quả cao, tôi xin đưa ra một số lưu ý chủ yếu sau:

- Quá trình duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa cần đảm bảo tính đồng bộ, tránh hiện tượng trong cùng một công trình nhưng chỉ sửa chữa một vài điểm, như vậy cũng không thể đảm bảo công trình hoạt động hiệu quả.

76

- Đối với các trạm bơm cần tập trung sửa chữa, thay thế các phụ tùng, thiết bị hư hỏng.

Kiểm tra, khảo sát các tuyến đường dây điện, cho thay thế một số xà, sứ, dây điện không đảm bảo cách điện và không đủ tải.

- Đối với hệ thống kênh mương cần đẩy nhanh tiến độ kiên cố hóa kênh mương. Trong quá trình thi công cần kiểm tra giám sát chặt chẽ để đảm bảo chất lượng công trình.

Nạo vét kênh mương phải tiến hành triệt để nhằm đảm bảo dẫn nước thông suốt.

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khai thác công trình thủy lợi ý yên tỉnh nam định (Trang 83 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)