Cơ sở pháp lý trong quản lý công trình thủy lợi

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khai thác công trình thủy lợi ý yên tỉnh nam định (Trang 37 - 40)

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI

2.1. Cơ sở pháp lý trong quản lý công trình thủy lợi

Trong những năm vừa qua, Nhà nước và BNN&PTNT đang từng bước, cũng cố và hoàn thiện về khung pháp lý và các văn bản hành chính hỗ trợ cho công tác Quản lý và khai thác các hệ thống tưới tiêu như: Nghị định số 67/2012/NĐ-CP ngày 10/09/2012;

Nghị định số 104/2017/NĐ-CP ngày 14/09/2017; Nghị định 115/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008; Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 05 năm 2018 quy định chi tiết một số điều của luật thủy lợi; Để thống nhất, hỗ trợ các chính sách trên Thông tư số 73/2018/TT-BTC ngày 15/08/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn sử dụng nguồn tài chính trong quản lý, khai thác CTTL sử dụng vốn nhà nước đã phản ánh được hoạt động của các đơn vị Quản lý và khai thác CTTL thông qua quản lý nguồn nước và quản lý hạch toán tài chính làm cơ sở cấp bù TLP. Về quản lý hoạt động, tổ chức doanh nghiệp khai thác CTTL: Quyết định số 224/2006/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước đã tạo hành lang pháp lý cho việc củng cố và ổn định tổ chức của các doanh nghiệp Quản lý và khai thác CTTL. Quyết định số 2891/QĐ-BNN-TL ngày 12/10/2009 của Bộ trưởng Bộ NN và PTNT Hướng dẫn xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật trong công tác Quản lý và khai thác và bảo vệ CTTL. Đây là những văn bản quan trọng, đã và đang được áp dụng thời gian qua, tạo cơ sở pháp lý giúp các địa phương, các đơn vị Quản lý và khai thác CTTL triển khai đồng bộ các cơ chế, chính sách, đồng thời tăng cường công tác Quản lý và khai thác CTTL.

Chính sách TLP mới thực sự là một bước ngoặt trong công tác Quản lý và khai thác CTTL. Nghị định số 67/2012/NĐ-CP ngày 10/09/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ CTTL, Nghị định lần này đã điều chỉnh mức thu phù hợp với chi phí thực tế phát sinh của các

25

đơn vị Quản lý và khai thác CTTL đồng thời thống nhất mức thu TLP cũng là mức cấp bù đối với công trình đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước và nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước, đảm bảo 100% kinh phí miễn TLP tăng thêm cho các đơn vị thủy nông trung ương và các địa phương nhận trợ cấp từ ngân sách trung ương… Với chính sách miễn TLP mới này sẽ là một trong những giải pháp tích cực đầu tư công vào nông nghiệp nông thôn, thực hiện chính sách tam nông theo Nghị quyết số 26/NQ-TW khóa 10 của Ban chấp hành trung ương Đảng là một trong những nhiệm vụ thiết thực phục vụ cho chính sách an sinh xã hội, có những tác động mạnh mẽ về mặt chính sách vĩ mô nhằm khuyến khích người nông dân ở những vùng còn khó khăn, hạn chế về điều kiện sản xuất tích cực đầu tư hơn cho sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch sản xuất từ cây lúa sang các cây trồng vật nuôi khác có hiệu quả kinh tế cao.

Trong những năm 2009-2012 gần 100 tiêu chuẩn kỹ thuật thủy lợi đã được BNN &

PTNT chỉ đạo rà soát, bổ sung, nâng cấp, hoàn thiện, xây dựng mới và phổ biến thành các tiêu chuẩn quốc gia nhằm đáp ứng được đòi hỏi phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, hội nhập với kỹ thuật và công nghệ tiên tiến của thế giới cũng như đảm bảo việc thích ứng với thiên tai và biến đổi khí hậu. Bộ Nông nghiệp & Phát tiển nông thôn đang tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và ban hành một số văn bản quy định về công tác kiểm tra đánh giá chất lượng cung cấp dịch vụ tưới tiêu, chính sách tạo cơ chế chủ động cho doanh nghiệp trong Quản lý và khai thác CTTL.

2.2. Các yêu cầu về quản lý công trình trong giai đoạn vận hành khai thác CTTL.

2.2.1. Về chất lượng công trình, vận hành khai thác.

Về nguyên tắc chung khi đã xây dựng công trình thì tất yếu phải có tổ chức quản lý vận hành khai thác và duy tu thì mới sử dụng bền vững. Cơ sở này đã được chứng minh bằng các số liệu về hiện trạng công trình, hơn nữa đặc điểm thủy lực của nước càng làm rõ hơn cơ sở khách quan là phải có các tổ chức quản lý vận hành CTTL phù hợp.

Đảm bảo vận hành các công trình theo mục tiêu thiết kế, quy hoạch, quy trình, tiêu chuẩn hiện hành và các điều khoản trong các hợp đồng đặt hàng của cơ quan đại diện

26

chủ sở hữu CTTL. Đặc biệt quan tâm nhiệm vụ quản lý vận hành, bảo vệ an toàn hành lang các tuyến kênh chính, cấp I, cấp II, đồng thời quy hoạch, bảo vệ các khu vực sử dụng làm bãi thải bùn nạo vét thuộc hành lang các tuyến kênh được giao quản lý. Việc vận hành công trình thủy lợi phục vụ tưới, tiêu cho vùng lúa chuyên canh tập trung phải chủ động, bảo đảm số lượng, chất lượng nước, đáp ứng quy trình kỹ thuật canh tác nông nghiệp tiên tiến, hiện đại, tiết kiệm, hiệu quả.

Vận hành công trình thủy lợi phục vụ tưới, tiêu cho cây trồng cạn phải đáp ứng yêu cầu: Bảo đảm tưới, tiêu chủ động, số lượng, chất lượng nước, đáp ứng quy trình kỹ thuật canh tác nông nghiệp tiên tiến, hiện đại, tiết kiệm, hiệu quả cho các vùng sản xuất tập trung, vùng chuyển đổi từ đất trồng lúa sang cây trồng cạn; ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến; sử dụng kỹ thuật tưới phù hợp với từng loại cây trồng để tiết kiệm nước; tích hợp tưới với các biện pháp canh tác tiên tiến.

Vận hành công trình thủy lợi phục vụ cấp, thoát nước cho nuôi trồng thủy sản phải đáp ứng yêu cầu: Bảo đảm hệ thống cấp, thoát nước chủ động, đáp ứng quy trình kỹ thuật nuôi trồng thủy sản tiên tiến, hiện đại đối với vùng nuôi trồng thủy sản thâm canh tập trung; bảo đảm số lượng, chất lượng nước cấp theo quy định đối với vùng nuôi trồng thủy sản tập trung; ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến trong việc cấp nước, sử dụng nước cho nuôi trồng thủy sản.

Việc vận hành công trình thủy lợi phục vụ tưới, tiêu, cấp, thoát nước cho các mục tiêu khác trong sản xuất nông nghiệp phải bảo đảm số lượng, chất lượng nước, tiết kiệm, hiệu quả; đáp ứng yêu cầu của các đối tượng sử dụng nước.

Vận hành công trình thủy lợi khi xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, lũ, ngập lụt, úng. Chủ quản lý công trình thủy lợi có trách nhiệm tổ chức lập phương án ứng phó với hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, lũ, ngập lụt, úng xảy ra trên địa bàn. Khi xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, lũ, ngập lụt, úng việc vận hành công trình thủy lợi phải được: Thực hiện theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về thủy lợi; khi xảy ra hạn hán, thiếu nước phải bảo đảm ưu tiên cấp nước cho sinh hoạt và nhu cầu thiết yếu của sản xuất nông nghiệp; khi xảy ra xâm nhập mặn phải thực hiện các giải pháp để giảm thiểu ảnh hưởng đến sinh hoạt, nhu cầu thiết yếu của sản

27

xuất và môi trường; khi xảy ra lũ, ngập lụt, úng việc vận hành phải bảo đảm an toàn cho công trình, đồng thời phải triển khai biện pháp ứng phó khác để giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản.

2.2.2. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức:

Trong thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có phẩm chất tốt, đủ năng lực thì ngành đó, đơn vị đó hoạt động hiệu quả. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức phải tiến hành chặt chẽ: đúng trình độ, năng lực cán bộ, công chức đồng thời có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kiến thức mà cán bộ đang yếu, đang thiếu.

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khai thác công trình thủy lợi ý yên tỉnh nam định (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)