CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý và khai thác CTTL
2.3.1. Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp
2.3.1.1. Nguồn nhân lực và công tác tổ chức bộ máy QLKT CTTL
Chất lượng nguồn nhân lực, kể cả cán bộ lãnh đạo quản lý của công ty và ở nhiều tổ chức, đơn vị chưa đáp ứng được yêu cầu. Công tác tổ chức quản trị thiếu khoa học nên chi phí cao, năng suất lao động thấp, bộ máy cồng kềnh, chi tiền lương chiếm phần lớn nguồn thu của doanh nghiệp. Hầu hết các đơn vị QLKT CTTL đều là doanh nghiệp nhà nước vận hành theo cơ chế bao cấp đã hạn chế tính năng động và thiếu động lực phát triển.
Đối với bộ máy quản lý Nhà nước về thủy lợi, phân giao nhiệm vụ giữa các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành còn nhiều bất cập, chồng chéo dẫn đến khó khăn trong điều hành chỉ đạo. Một số địa phương vẫn còn có sự trùng lẫn giữa chức năng quản lý Nhà nước và quản lý sản xuất, chức năng quản lý nhà nước và chức năng cung cấp dịch vụ công ích của nhà nước.
Quản lý vẫn mang nặng tính quan liêu, mệnh lệnh, không phù hợp với cơ chế quản lý của nền kinh tế thị trường. Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát chưa bám sát thực tiễn và chưa được coi trọng, các thủ tục hành chính còn rườm rà.
Phương thức QLKT CTTL chậm đổi mới theo cơ chế thị trường. Cơ chế quản lý mang tính “nửa thị trường, nửa bao cấp”, doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp,
28
trong khi quản lý sản xuất của doanh nghiệp theo cơ chế bao cấp không tạo ra động lực để thúc đẩy phát triển.
Quản lý sản xuất bằng phương thức giao kế hoạch, theo cơ chế bao cấp dẫn đến tư tưởng dựa dẫm, trông chờ vào nhà nước. Quản lý tài chính theo hình thức cấp phát - thanh toán, chưa ràng buộc chặt chẽ với cơ chế kiểm tra giám sát, đánh giá và tính công khai minh bạch đã làm sai lệch bản chất hoạt động sản xuất trong nền kinh tế thị trường.
Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất chưa dựa vào kết quả đầu ra, thanh quyết toán chủ yếu dựa vào chứng từ, nặng về thủ tục hành chính. Cơ chế ràng buộc quyền lợi, trách nhiệm của người đứng đầu với hiệu quả sử dụng tiền vốn, tài sản vật tư, lao động của nhà nước chưa rõ ràng và thiếu chặt chẽ gây ra lãng phí nguồn lực. Phân phối thu nhập cho người lao động vẫn mang tính cào bằng dẫn đến năng suất lao động thấp, chi phí sản xuất cao.
Phân cấp quản lý chưa phù hợp, nên hầu hết các CTTL đều do doanh nghiệp nhà nước quản lý đã không tạo được sân chơi cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác tham gia nên chưa huy động được sức mạnh của các tổ chức cá nhân ở khu vực ngoài nhà nước và của nhân dân, đặc biệt là người hưởng lợi từ CTTL.
2.3.1.2. Áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến trong quản lý, vận hành và khai thác CTTL
Nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quản lý, vận hành CTTL giữ vai trò quan trọng trong công tác QLKT CTTL. Đầu tư trang thiết bị khoa học công nghệ trong QLKT CTTL cao có ảnh hưởng lớn đến năng suất công trình và năng suất lao động. Hiện nay khoa học công nghệ được áp dụng trong tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội. Ngoài việc áp dụng tiến bộ trong QLKT công trình, áp dụng công nghệ tiên tiến trong dự báo hạn, úng, xâm nhập mặn, hỗ trợ ra quyết định trong phòng chống thiên tai có tác động lớn đến công năng và hiệu suất của công trình, cũng như tính an toàn công trình. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến bảo vệ CTTL và nguồn nước ở các địa bàn hết sức quan trọng.
2.3.1.3. Cơ sở hạ tầng và tính đồng bộ của hệ thống CTTL
29
Cơ sở hạ tầng và tính đồng bộ đầy đủ của hệ thống CTTL đóng vai trò quan trọng trong công tác QLKT CTTL. Việc chú trọng đầu tư xây dựng mới, đầu tư công trình đầu mối và đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa, hoàn chỉnh hệ thống sao cho đồng bộ, đầy đủ có ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác.
Ngoài ra các nhân tố về khả năng tài chính của công ty, chiến lược sản xuất dịch vụ của công ty.
2.3.2. Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
Sự phát triển kinh tế xã hội đã làm cho các hệ thống CTTL bị xâm hại, vùng tưới bị xâm chiếm, nhiều hệ thống thủy lợi bị thay đổi mục tiêu nhiệm vụ và giảm sự chi phối.
Đồng thời, quá trình phát triển kinh tế xã hội cũng là nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước trong các hệ thống CTTL.
Diễn biến thời tiết khí tượng thủy văn có xu hướng ngày càng bất lợi, thiên tai xảy ra ngày càng khắc nghiệt, dẫn đến việc phá huỷ hệ thống, thay đổi yêu cầu phục vụ tưới tiêu của các CTTL. Trong thiên nhiên, sự tổng hợp các điều kiện không nơi nào giống nhau cho nên hầu như CTTL nào cũng có những đặc điểm riêng. Thực tế xây dựng CTTL do tài liệu thủy văn không đầy đủ, không chính xác nên CTTL được xây dựng nhưng khả năng tháo lũ không đủ, gây nguy hiểm khi lũ lớn, nhiều trạm thủy điện không chạy đủ công suất.
Ngoài ra yếu tố xã hội bao gồm các đặc điểm liên quan đến người sử dụng như tính cộng đồng, trình độ kỹ thuật, tập quán canh tác của nông dân cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc quản lý CTTL.
2.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý và khai thác CTTL tại địa phương.
Qua thực trạng quản lý và sử dụng các CTTL cùng với tìm hiểu, điều tra thực tế tại các địa phương, chúng tôi thấy một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý và sử dụng các CTTL như:
Thứ nhất cộng đồng trực tiếp hưởng lợi từ các CTTL không được trao quyền quản lý và sử dụng một cách chính thức. Trong những năm gần đây, mô hình chuyển giao
30
quyền quản lý CTTL đặc biệt là các CTTL vừa và nhỏ được đánh giá là có hiệu quả ở cácnơi như Thanh Hoá, Hưng Yên, Quảng Bình, Quảng Ngãi.... Tuy nhiên các CTTL ở các điểm nghiên cứu, quyền sở hữu thuộc về nhà nước thông qua công ty khai thác CTTL tỉnh, trạm thuỷ nông huyện và ban quản lý hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp. Mặc dù đã mang lại lợi ích cho cộng đồng, nhưng dưới hình thực quản lý này cộng đồng vẫn xem công trình không phải là của mình. Vì vậy người dân đãcó những hành động gây thiệt hại đến các công trình như đập phá, xẽ rãnh tháo nước, vứt đổ rác thải ra lòng mương... Đây là một cản trở cũng như một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý và sử dụng CTTL trên địa bàn.
Thứ hai là, do không có quy chế huy động cộng đồng rõ ràng, sâu rộng và nâng vai trò quan trọng của cộng đồng ngay từ giai đoạn khảo sát thiết kế cho đến khi kết thúc và đi vào sử dụng công trình. Bên cạnh đó không có sự tham gia đầy đủ, không phát huy được tính tự giác của cộng đồng trong việc quản lý và sử dụng công trình. Qua nghiên cứu thực tế tại các CTTL ở Công ty cho thấy tồn tại và hạn chế ở những khâu sau:
Khảo sát thiết kế:
Cán bộ thiết kế chưa nghiên cứu kỹ càng địa chất tại các công trình và không có sự tham gia của cộng đồng địa phương tại địa điểm công trình được xây dựng. Do tác động của nước tới công trình nên khi công trình hoàn thiện đưa vào sử dụng đã xảy ra tình trạng vỡ lở ở hệ thống kênh bê tông như ở cụm kênh Miền Thượng... từ đó làm hạn chế hiệu quả sử dụng của công trình. Trong giai đoạn khảo sát thiết kế, cho phép khai thác các hiểu biết bản địa thì sự tham gia của cộng đồng hưởng lợi là rất quan trọng, làm cơ sở cho các giải pháp kỹ thuật của công trình. Tuy nhiên, do cơ chế đầu tư cũ không cho phép cộng đồng tham gia đóng góp ý kiến cho các nhà kỹ thuật, họ cho rằng những nông dân bình thường ít học thì không thể đóng góp được gì. Kết quả công trình sau khi thi công xong đưa vào sử dụng đã bộc lộ nhiều điểm yếu như bị lún, vỡ...và không phù hợp với nhu cầu sử dụng của cộng đồng dân cư địa phương.
Điều kiện xây dựng và thi công:
Do đặc điểm riêng của các CTTL, có công trình xây dựng đang trong điều kiện mưa, có công trình xây dựng trong điều kiện vừa chặn để bơm tát nước vừa thực hiện đổ bê tông… có thể không đảm bảo chất lượng theo đúng yêu cầu thiết kế đề ra. Các hệ
31
thống CTTL thường được thi công xây dựng ngay ở dưới nước vàcó nguy cơ bị nước lũ, nước ngầm uy hiếp. Từ những vấn đề trên đã ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý và sử dụng công trình.
Yếu tố kỹ thuật:
Kỹ thuật có tác động rất lớn đến việc quản lý và sử dụng các CTTL. Muốn nâng cấp và làm mới công trình thì phải áp dụng các công nghệ làm sao cho phù hợp với điều kiện làm việc cụ thể của từng công trình từ đó việc nâng cấp, xây mới phục vụ hiệu quả và lâu dài hơn như việc phục vụ tưới tiêu tự chảy, bơm đẩy, tưới tràn.
Quản lý chất lượng:
Như đã phân tích ở trên thì yếu tố này cũng làm giảm hiệu quả quản lý và sử dụng công trình thuỷ lợi một cách rõ rệt. Do vậy trong quá trình thi công các công trình thủy lợi cần chú ý khâu giám sát đảm bảo các công trình xây dựng đúng tiến độ với chất lượng như thiết kế.