Các giả thuyết và mô hình nghiên cứu lý thuyết

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của cán bộ công chức tại ủy ban nhân dân các phường thuộc quận Thủ Đức (Trang 41 - 46)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC

2.5. Các giả thuyết và mô hình nghiên cứu lý thuyết

Dựa trên lý thuyết phân cấp nhu cầu của Maslow và khảo lược các nghiên cứu trước đây, mô hình nghiên cứu trong đề tài này đề xuất gồm năm khái niệm độc lập xếp theo thứ tự là nhu cầu sinh lý  nhu cầu an toàn nhu cầu xã hội nhu cầu tự trọng nhu cầu tự thể hiện và một khái niệm phụ thuộc là động lực làm việc CBCC.

2.5.1. Giả thuyết nghiên cứu 2.5.1.1. Nhu cầu sinh lý

Nhu cầu sinh lý theo Maslow là nhu cầu của một người đối với thực phẩm, đồ uống, chỗ ở, tình dục, và các nhu cầu thể chất khác. Trong doanh nghiệp, nhu cầu sinh lý thể hiện ở các khía cạnh như tiền lương hiện tại; thu nhập từ công việc đem lại; lãnh đạo quan tâm đến nhu cầu vật chất nhân viên (Trương Minh Đức, 2011).

Trong tổ chức thuộc khu vực công nhu cầu sinh lý thể hiện ở các khía cạnh như công cụ văn phòng và văn phòng phẩm phải đầy đủ sẵn sàng trong văn phòng và các nơi làm việc khác; thiết bị công nghệ hiện đại đầy đủ tại nơi làm việc; môi trường làm việc tiện nghi; Các tính năng khác cho môi trường làm việc thoải mái như thông gió, ánh sáng, điều hòa không khí, đồ đạc và các phương tiện khác đều có sẵn; quản lý tổ chức chú ý đầy đủ đến môi trường làm việc; Có cơ sở thực phẩm tiện lợi và hợp lý trong hoặc gần tổ chức; không gian làm việc phù hợp (Tăng Minh Trí, 2016). Có thể thấy nhu cầu sinh lý là nhu cầu thiết yếu để tạo ra động lực làm việc cao hơn cho CBCC. Vậy ta có giả thuyết sau:

Giả thuyết H1: Khi nhu cầu sinh lý được CBCC đánh giá cao thì động lực làm việc của họ sẽ cao và ngược lại

2.5.1.2. Nhu cầu an toàn

Theo Maslow, nhu cầu an toàn là nhu cầu của một người về an ninh và bảo vệ khỏi tổn hại về thể chất và tinh thần cũng như sự đảm bảo rằng nhu cầu thể chất sẽ tiếp tục được đáp ứng. Trong doanh nghiệp thì nhu cầu này thể hiện ở các khía cạnh như an toàn trong công việc, áp lực công việc, điều kiện làm việc (Trương Minh Đức, 2011). Trong tổ chức công, nhu cầu an toàn thể hiện ở các khía cạnh như an toàn lao động; áp lực công việc; công việc ổn định lâu dài; trả phụ cấp làm thêm giờ; đóng bảo hiểm y tế; tổ chức có cho vay mua nhà (Tăng Minh Trí, 2016). Nhu cầu an toàn của CBCC được đáp ứng thì động lực làm việc của họ sẽ cao hơn.

Giả thuyết H2: Khi nhu cầu an toàn được CBCC đánh giá cao thì động lực làm việc của họ sẽ cao và ngược lại

2.5.1.3. Nhu cầu xã hội

Theo Maslow, nhu cầu xã hội là nhu cầu của một người đối với tình cảm, sự gắn bó, sự thừa nhận và tình bạn. Trong doanh nghiệp, thì nhu cầu đó thể hiện ở các khía cạnh như quan hệ với các đồng nghiệp trong cơ quan, quan hệ với lãnh đạo, quan hệ với khách hàng (Trương Minh Đức, 2011). Trong tổ chức công thì nhu cầu xã hội thể hiện ở các khía cạnh như cấp trên và nhân viên tin tưởng lẫn nhau; tổ chức khuyến khích cá nhân hình thành quan hệ tốt với đồng nghiệp tại nơi làm việc;

tổ chức đánh giá và cảm thông với nhân viên; tổ chức nổ lực củng cố lòng tin và hợp tác giữa nhân viên; tổ chức khuyến khích nhân viên làm việc theo nhóm; tổ chức ủng hộ các hoạt động ngoài giờ làm việc (Tăng Minh Trí, 2016). Ngoài ra, nhu cầu xã hội thể hiện ở khía cạnh như mối quan hệ với công dân; mối quan hệ với gia đình; mối quan hệ với cộng đồng địa phương (Hoàng Thị Hồng Lộc and Nguyễn Quốc Nghi, 2014). Nếu nhu cầu này được đáp ứng thì CBCC sẽ làm việc với động lực tích cực hơn.

Giả thuyết H3: Khi nhu cầu xã hội được CBCC đánh giá cao thì động lực làm việc của họ sẽ cao và ngược lại

2.5.1.4. Nhu cầu tự trọng

Theo Maslow, nhu cầu tự trọng là nhu cầu của một người đối với các yếu tố quý trọng bên trong như là lòng tự trọng, sự tự chủ, thành tích và các yếu tố quý trọng bên ngoài như địa vị, sự công nhận và sự chú ý. Trong doanh nghiệp, nhu cầu này thể hiện ở các khía cạnh như vị trí trong tổ chức; sự ghi nhận đánh giá của lãnh đạo đối với nhân viên; sự động viên khuyến khích của lãnh đạo (Trương Minh Đức, 2011). Trong tổ chức công, nhu cầu này thể hiện ở các khía cạnh như sự tôn trọng của đồng nghiệp; có sự đánh giá và tôn trọng giữa nhân viên và cấp trên của mình;

cấp trên đánh giá sự nỗ lực và lòng trung thành với công việc; thỏa mãn về vị trí công việc; tổ chức trao phần thưởng đạt thành tích cho nhân viên; tổ chức tổ chức sự kiên tôn vinh nhân viên hàng năm (Tăng Minh Trí, 2016). Nhu cầu tự trọng được thỏa mãn thì động lực làm việc của CBCC sẽ cao hơn.

Giả thuyết H4: Khi nhu cầu tự trọng được CBCC đánh giá cao thì động lực làm việc của họ sẽ cao và ngược lại

2.5.1.5. Nhu cầu tự thể hiện

Theo Maslow, nhu cầu tự thể hiện là nhu cầu của một người đối với sự tăng trưởng, đạt được tiềm năng và tự hoàn thiện; động lực trở thành cái mà người ta muốn trở thành. Trong doanh nghiệp nhu cầu này cụ thể là được chủ động trong công việc; có cơ hội được học tập; có cơ hội thăng tiến; công việc phù hợp, có điều kiện phát huy chuyên môn nghiệp vụ (Hoàng Thị Hồng Lộc and Nguyễn Quốc Nghi, 2014). Trong tổ chức công, nhu cầu này thể hiện ở các khía cạnh như nổ lực để đạt mục tiêu của tổ chức; nỗ lực sử dụng kỹ năng trong công việc đúng cách;

thấy tự hào và vinh dự với công việc đang làm; liên tìm hiểu học hỏi cái mới; luôn hoàn thành nhiệm vụ đúng thời gian; trình độ phù hợp với bản chất công việc đang làm trong tổ chức; có thể tự ra quyết định (Tăng Minh Trí, 2016).

Giả thuyết H5: Khi nhu cầu thể hiện được CBCC đánh giá cao thì động lực làm việc của họ sẽ cao và ngược lại.

2.5.2. Mô hình nghiên cứu lý thuyết Động lực làm việc của CBCC

Khi các nhu cầu của một cá nhân được thỏa mãn thì động lực làm việc của họ sẽ cao. Động lực làm việc thể hiện ở sự thích thú mong muốn được làm việc (Hoàng Thị Hồng Lộc and Nguyễn Quốc Nghi, 2014). Một cách khái quát hơn, động lực làm việc thể hiện ở việc cá nhân đó cố gắng hết sức để hoàn thành công việc bất chấp khó khăn; thấy có động lực làm việc; làm việc với tâm trạng tốt. Mô hình động lực làm việc sử dụng thuyết nhu cầu của Maslow phù hợp để đánh giá CBCC trong lĩnh vực công. Lĩnh vực công có những đặc trưng về quy định và tiêu chuẩn đánh giá khác so với khu vực tư nên các yếu tố đề cập trong mô hình này là thích hợp cho nghiên cứu này.

Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu lý thuyết đề xuất Nhu cầu sinh lý

Động lực làm việc

của CBCC

Nhu cầu an toàn Nhu cầu xã hội Nhu cầu tự trọng Nhu cầu tự thể hiện

H1

H2 H3 H4

H5

Tóm tắt chương 2

Chương này đã làm rõ khái niệm động lực làm việc, lĩnh vực công, CBCC, chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể, đồng thời trình bày hệ thống các lý thuyết về động lực làm việc. Phần các lý thuyết đã trình bày các lý thuyết phân cấp nhu cầu Maslow, thuyết X và Y, thuyết hai nhân tố, thuyết ba nhu cầu, thuyết thiết lập mục tiêu, thuyết củng cố, thuyết thiết kế công việc, thuyết kỳ vọng, thuyết công bằng . Đồng thời, nghiên cứu cũng khảo lược các nghiên cứu có liên quan trên Thế giới và Việt Nam để tìm ra khoảng trống nghiên cứu. Kết quả, nghiên cứu đề xuất mô hình gồm sau khái niệm nghiên cứu, trong đó có năm khái niệm độc lập là: nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu tự trọng, nhu cầu tự thể hiện và biến phụ thuộc là động lực làm việc của CBCC.

Trên cơ sở mô hình nghiên cứu và các giả thuyết được thiết lập, chương hai sẽ đề cập đến phương pháp nghiên cứu và chọn mẫu để kiểm định giả thuyết và sự phù hợp của mô hình nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của cán bộ công chức tại ủy ban nhân dân các phường thuộc quận Thủ Đức (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)