CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Xây dựng thang đo
3.2.5. Mô hình nghiên cứu chính thức
Dựa trên thuyết phân cấp nhu cầu của Maslow, mô hình nghiên cứu chính thức trong luận văn của tác giả sau khi thực hiện nghiên cứu định tính gồm 5 khái niệm nghiên cứu (5 biến độc lập) và một khái niệm phụ thuộc (biến phụ thuộc). Mô hình được đo lường bởi 32 biến quan sát, trong đó Thành phần Nhu cầu sinh lý (SL) gồm bảy biến quan sát, Nhu cầu an toàn (AT) gồm sáu biến quan sát, Nhu cầu xã hội gồm sáu biến quan sát, Nhu cầu tự trọng gồm bảy biến quan sát, Nhu cầu thể hiện gồm bảy biến quan sát, và khái niệm phụ thuộc gồm bốn biến quan sát.
Nguồn: Đề xuất của tác giả Hình 3.3: Mô hình nghiên cứu chính thức
Trong nghiên cứu này sử dụng phương pháp hồi quy, do đó mô hình hồi quy tác giả đề xuất như sau:
Y= 0 + 1*SL + 2*AT + 3*XH + 4*TT + 5*TH +i Trong đó:
Y: Động lực làm việc
0: Hệ số chặn
1, 2, 3, 4, 5, 6: Các hệ số hồi quy của tổng thể SL: Nhu cầu sinh lý
AT: Nhu cầu an toàn XH: Nhu cầu xã hội TT: Nhu cầu tự trọng TH: Nhu cầu thể hiện
i : Sai số ngẫu nhiên có phân phối chuẩn, trung bình bằng 0 phương sai không đổi và độc lập
Mô hình có năm giả thuyết Hi (i=1,5), các giả thuyết này đều có kỳ vọng tác Nhu cầu sinh lý
Động lực làm việc của CBCC
tại UBND các phường
thuộc quận Thủ Đức Nhu cầu an toàn
Nhu cầu xã hội
Nhu cầu tự trọng
Nhu cầu tự thể hiện
+ H1
+ H2
+ H3
+ H4
+ H5
động thuận chiều lên động lực làm việc của CBCC tại UBND quận Thủ Đức.
Bảng 3.9: Các giả thuyết nghiên cứu trong mô hình chính thức Biến độc lập
Biến phụ thuộc Giả
thuyết Phát biểu Kỳ
vọng Nhu cầu sinh lý
ĐLLV H1
Khi nhu cầu sinh lý được CBCC đánh giá cao thì động lực làm việc của họ sẽ cao và ngược lại
(+) Nhu cầu an toàn
ĐLLV H2
Khi nhu cầu an toàn được CBCC đánh giá cao thì động lực làm việc của họ sẽ cao và ngược lại
(+) Nhu cầu xã hội
ĐLLV H3
Khi nhu cầu xã hội được CBCC đánh giá cao thì động lực làm việc của họ sẽ cao và ngược
lại (+)
Nhu cầu tự trọng
ĐLLV H4
Khi nhu cầu tự trọng được CBCC đánh giá cao thì động lực làm việc của họ sẽ cao và ngược lại
(+) Nhu cầu tự thể hiện
ĐLLV H5
Khi nhu cầu thể hiện được CBCC đánh giá cao thì động lực làm việc của họ sẽ cao và ngược lại
(+) Tóm tắt chương 3
Chương này đã trình bày thiết kế nghiên cứu của luận văn trong đó có những nội dung như phương pháp nghiên cứu định tính, phương pháp nghiên cứu định lượng, quy trình nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu và thiết kế bảng câu hỏi.
Thang đo trong luận văn dựa trên thang đo đã có sẵn trên thị trường và được khám phá, bổ sung và điều chỉnh thông qua nghiên cứu định tính bằng hình thức thảo luận nhóm. Thang đo trong mô hình nghiên cứu gồm 37 biến quan sát, trong đó Thành phần Nhu cầu sinh lý (SL) gồm bảy biến quan sát, Nhu cầu an toàn (AT) gồm sáu biến quan sát, Nhu cầu xã hội gồm sáu biến quan sát, Nhu cầu tự trọng gồm bảy biến quan sát, Nhu cầu thể hiện gồm bảy biến quan sát, và khái niệm phụ thuộc gồm bốn biến quan sát.
Trên cơ sở thang đo, nghiên cứu xây dựng bảng câu hỏi nghiên cứu định lượng để thu thập thông tin từ CBCC đang công tác tại UBND các phường thuộc quận Thủ Đức. Mẫu nghiên cứu là 160 được thu thập từ 12 phường thuộc quận.
Mô hình nghiên cứu gồm 5 thành phần độc lập là nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu tự trọng và nhu cầu tự thể hiện và một thành phần là
động lực làm việc. Trong mô hình có 5 giả thuyết nghiên cứu với kỳ vọng là tác động dương của các thành phần này lên biến phụ thuộc động lực làm việc của CBCC tại UBND các phường thuộc quận Thủ Đức.
Chương tiếp theo sẽ kiểm định giả thuyết và mô hình thang đo lường, dựa trên số liệu thu thập từ bảng câu hỏi nghiên cứu định lượng, các nội dung về đánh giá độ tin cậy thang đo, phân tích các nhân tố khám phá, phân tích hồi quy đa biến sẽ được thực hiện.