Điều chỉnh mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của người lao động tại công ty TNHH Samil Vina (Trang 75 - 78)

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.4 Điều chỉnh mô hình nghiên cứu

4.4.1 Tính toán lại hệ số Cronbach Alpha cho các nhân tố mới rút trích từ phân tích EFA

Với kết quả phân tích nhân tố như trên, 01 biến quan sát bị loại, thang đo đánh giá sự hài lòng của người lao động được rút lại còn 07 nhân tố khác nhau với 33 biến quan sát. Vì vậy, tính toán lại hệ số Cronbach Alpha của những thang đo này là điều hết sức cần thiết (phụ lục 9). Ta thấy tất cả các biến đều đủ độ tin cậy. Vì vậy, chúng ta giữ lại để phục vụ cho quá trình phân tích tiếp theo.

4.4.2 Mô hình nghiên cứu điều chỉnh

Như vậy sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA, 9 nhân tố đưa vào được rút gọn thành 7 nhân tố với các giải thích về nội dung của từng nhân tố này và từ đó căn cứ vào bản chất của các biến cụ thể mà nhân tố bao gồm sẽ tìm ra tên mới cho nhân tố, tính chất này được gọi là tính chất khám phá, đó là một đặc trưng nổi trội của EFA.

Đặt tên lại thang đo:

Nhân tố F1: Gồm 7 biến quan sát: X61; X64; X65; X71; X73; X74; X75, nằm trong hai thang đo: “Triển vọng và sự phát triển của Công ty” và “Cơ hội đào tạo và phát triển”. Chúng ta tiến hành đặt tên mới là “Cơ hội phát triển bản thân”.

Nhân tố F2: Gồm 4 biến quan sát: X41; X42; X43; X44, nằm trong thang đo: “Tiền lương và phúc lợi” nên chúng ta giữ nguyên tên cũ.

Nhân tố F3: Gồm 5 biến quan sát: X13; X14; X15; X16; X17, nằm trong thang đo: “Tính chất công việc” nên chúng ta giữ nguyên tên cũ.

Nhân tố F4: Gồm 5 biến quan sát: X91; X92; X101; X102; X103, nằm trong hai thang đo:

“Sự đồng cảm các vấn đề cá nhân” và “Hiệu quả hoạt động của Công Đoàn”. Chúng ta tiến hành đặt tên lại là “Hiệu quả hoạt động của Công Đoàn”.

Nhân tố F5: Gồm 5 biến quan sát: X21; X22; X81; X82; X84, nằm trong hai thang đo:

“Phương tiện làm việc và an toàn lao động” và “Trao đổi thông tin”. Chúng ta tiến hành đặt tên lại là “Trao đổi thông tin”.

Nhân tố F6: Gồm 4 biến quan sát: X22; X23; X24; X33, nằm trong hai thang đo:

“Phương tiện làm việc và an toàn lao động” và “Quan hệ nơi làm việc”. Chúng ta tiến hành đặt tên mới là “Điều kiện làm việc”.

Nhân tố F7: Gồm 3 biến quan sát: X31; X32; X35, nằm trong thang đo: “Quan hệ nơi làm việc” nên chúng ta giữ nguyên tên cũ.

Bảng 4.13: Tổng hợp các biến nhân tố F

j sau khi phân tích EFA

Tên nhân tố Ký hiệu Nhân tố Phương sai

Cơ hội phát triển bản thân Phat Trien F1 19.505

Tiền lương và phúc lợi Thu Nhap F2 11.213

Tính chất công việc Cong Viec F3 9.105

Hiệu quả hoạt động của Công Đoàn Cong Doan F4 7.693

Trao đổi thông tin Thong Tin F5 5.536

Điều kiện làm việc Dieu Kien F6 4.968

Quan hệ nơi làm việc Quan He F7 4.027

[Nguồn: Tổng hợp nghiên cứu của tác giả]

Mô hình nghiên cứu được điều chỉnh:

Hình 4.6: Mô hình nghiên cứu được điều chỉnh [Nguồn: Nghiên cứu của tác giả]

Giả thuyết nghiên cứu điều chỉnh:

§ Giả thuyết H1: Khi được làm trong một tổ chức có nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp bản thân sẽ càng làm tăng mức độ hài lòng của người lao động và ngược lại.

§ Giả thuyết H2: Khi tổ chức thực hiện việc chi trả lương và các chế độ phúc lợi càng tốt, công bằng và hợp lý sẽ càng làm tăng mức độ hài lòng của người lao động và ngược lại.

§ Giả thuyết H3: Khi công việc được tổ chức tốt, hợp lý, khối lượng công việc vừa phải và ít khi bị lo lắng mất việc sẽ càng làm tăng mức độ hài lòng của người lao động và ngược lại.

§ Giả thuyết H4: Khi Công Đoàn hoạt động càng hiệu quả sẽ càng làm gia tăng mức độ hài lòng của người lao động và ngược lại.

H6

H5

H4

H3

H1

H2

H7

SỰ HÀI LÒNG

PHÁT TRIỂN

QUAN HỆ

ĐIỀU KIỆN

THÔNG CÔNG TIN

ĐOÀN CÔNG

VIỆC THU NHẬP

§ Giả thuyết H5: Khi thông tin trong Công ty được trao đổi một cách dễ dàng, nhanh chóng sẽ càng làm gia tăng mức độ hài lòng của người lao động và ngược lại.

§ Giả thuyết H6: Khi người lao động làm việc trong môi trường an toàn và được trang bị đầy đủ phương tiện làm việc sẽ càng cảm thấy hài lòng và ngược lại.

§ Giả thuyết H7: Khi các mối quan hệ trong Công ty càng tốt sẽ càng làm gia tăng mức độ hài lòng của người lao động và ngược lại.

Phương trình nghiên cứu hồi quy mẫu được xây dựng như sau:

Trong đó:

Y: Sự hài lòng (biến phụ thuộc)

Fj: Các nhân tố tác động (biến độc lập) òj: Cỏc hệ số hồi quy

ei: Sai số

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của người lao động tại công ty TNHH Samil Vina (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)