CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.7 Phân tích phương sai
Thực hiện phân tích ANOVA và sâu ANOVA với các biến kiểm soát như: Giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, cơ cấu lao động, thu nhập để kiểm định xem có sự khác biệt trong sự đánh giá của người lao động khi đánh giá từng biến thuộc từng thang đo đo lường sự hài lòng của người lao động. Vậy, để thực hiện kiểm định trên, có các giả thuyết H0 như sau:
Giới tính: (H0): Không có sự khác biệt giữa giới tính nam và nữ của người lao động trong sự đánh giá sự hài lòng đối với lần lượt từng biến thuộc các thang đo: (1) Cơ hội phát
triển bản thân, (2) Tiền lương và phúc lợi, (3) Hiệu quả hoạt động của Công Đoàn, (4) Trao đổi thông tin, (5) Quan hệ nơi làm việc.
Độ tuổi: (H0): Không có sự khác biệt giữa nhóm độ tuổi khác nhau của người lao động trong sự đánh giá sự hài lòng đối với lần lượt từng biến thuộc các thang đo: (1) Cơ hội phát triển bản thân, (2) Tiền lương và phúc lợi, (3) Hiệu quả hoạt động của Công Đoàn, (4) Trao đổi thông tin, (5) Quan hệ nơi làm việc.
Trình độ học vấn: (H0): Không có sự khác biệt giữa nhóm trình độ học vấn khác nhau của người lao động trong sự đánh giá sự hài lòng đối với lần lượt từng biến thuộc các thang đo: (1) Cơ hội phát triển bản thân, (2) Tiền lương và phúc lợi, (3) Hiệu quả hoạt động của Công Đoàn, (4) Trao đổi thông tin, (5) Quan hệ nơi làm việc.
Cơ cấu lao động: (H0): Không có sự khác biệt giữa lao động trực tiếp và lao động gián tiếp trong sự đánh giá sự hài lòng đối với lần lượt từng biến thuộc các thang đo: (1) Cơ hội phát triển bản thân, (2) Tiền lương và phúc lợi, (3) Hiệu quả hoạt động của Công Đoàn, (4) Trao đổi thông tin, (5) Quan hệ nơi làm việc.
Thu nhập: (H0): Không có sự khác biệt giữa nhóm thu nhập khác nhau của người lao động trong sự đánh giá sự hài lòng đối với lần lượt từng biến thuộc các thang đo: (1) Cơ hội phát triển bản thân, (2) Tiền lương và phúc lợi, (3) Hiệu quả hoạt động của Công Đoàn, (4) Trao đổi thông tin, (5) Quan hệ nơi làm việc.
Kết luận kết quả kiểm định theo nguyên tắc:
§ Chấp nhận H0 nếu Sig. > α (mức ý nghĩa)
§ Bác bỏ H0 nếu Sig. ≤ α Kết quả: Xem phụ lục số 6.
Bảng tóm tắt kết quả thống kê: Phụ lục số 10
4.7.1 Phân tích phương sai giữa giới tính với các thang đo đo lường sự hài lòng của người lao động
Nhìn vào bảng 4.35 và phụ lục số 6, ta thấy rằng nữ đánh giá cao hơn nam ở các tiêu chí thuộc thang đo Thu Nhập như sau:
ü “Tôi được trả lương tương xứng với công việc mà tôi đang làm”
ü “Tôi nhận được phúc lợi tốt ngoài tiền lương”.
4.7.2 Phân tích phương sai giữa độ tuổi với các thang đo đo lường sự hài lòng của người lao động
Nhìn vào bảng 4.35 và phụ lục số 6 ta thấy giữa các nhóm tuổi khác nhau có sự đánh giá khác nhau ở các thang đo Phát Triển, Thu Nhập, Công Đoàn, Quan Hệ, cụ thể như sau:
§ Thang đo Phát Triển:
ü Độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi đánh giá thấp hơn độ tuổi từ 26 đến 50 tuổi ở tiêu chí “Tôi biết rõ những điều kiện cần có để phát triển trong công việc”.
ü Độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi đánh giá thấp hơn độ tuổi từ 26 đến 35 tuổi ở tiêu chí “Mọi người đều có trách nhiệm với chất lượng công việc của mình”.
ü Độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi đánh giá cao hơn độ tuổi từ 31 đến 35 tuổi ở tiêu chí “Công ty đạt mục tiêu đề ra một cách có hiệu quả”.
§ Thang đo Thu Nhập:
ü Độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi đánh giá thấp hơn độ tuổi từ 31 đến 50 tuổi ở tiêu chí “Tôi được trả lương tương xứng với công việc mà tôi đang làm”.
ü Độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi đánh giá thấp hơn độ tuổi từ 31 đến 50 tuổi ở tiêu chí “Tôi nhận được phúc lợi tốt ngoài tiền lương”.
§ Thang đo Công Đoàn: Độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi đánh giá cao hơn độ tuổi từ 31 đến 50 tuổi ở tiêu chí “Công Đoàn giải quyết các thắc mắc, khiếu nại của nhân viên một cách nhanh chóng, hiệu quả”.
§ Thang đo Quan Hệ:
ü Độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi đánh giá cao hơn độ tuổi từ 36 đến 50 tuổi ở tiêu chí “Nhân viên trong Công ty luôn được tôn trọng và tin tưởng”.
ü Độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi đánh giá cao hơn độ tuổi từ 36 đến 50 tuổi ở tiêu chí “Cấp trên luôn bảo vệ quyền lợi cho nhân viên”.
4.7.3 Phân tích phương sai giữa trình độ học vấn với các thang đo đo lường sự hài lòng của người lao động
Nhìn vào bảng 4.35 và phụ lục số 6 ta thấy rằng giữa các nhóm trình độ học vấn có sự đánh giá khác nhau ở thang đo Thu Nhập, cụ thể như sau:
ü Trình độ phổ thông đánh giá cao hơn trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp ở tiêu chí
“Tôi được trả lương tương xứng với công việc mà tôi đang làm”.
ü Trình độ phổ thông đánh giá cao hơn trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp ở tiêu chí
“Tiền lương đảm bảo cuộc sống của bản thân và gia đình tôi”.
ü Trình độ phổ thông đánh giá cao hơn trình độ đại học, cao đẳng ở tiêu chí “Công ty xét tăng lương hàng năm một cách công bằng”.
ü Trình độ phổ thông đánh giá cao hơn trình độ trung cấp ở tiêu chí “Tôi nhận được phúc lợi tốt ngoài tiền lương”.
4.7.4 Phân tích phương sai giữa cơ cấu lao động với các thang đo đo lường sự hài lòng của người lao động
Nhìn vào bảng 4.35 và phụ lục số 6 ta thấy giữa lao động trực tiếp và lao động gián tiếp có sự đánh giá khác nhau ở các thang đo Phát Triển, Thu Nhập và Thông Tin, cụ thể như sau:
§ Thang đo Phát Triển: Lao động trực tiếp đánh giá cao hơn lao động gián tiếp ở tiêu chí
“Tôi biết rõ những điều kiện cần có để phát triển trong công việc”.
§ Thang đo Thu Nhập:
ü Lao động trực tiếp đánh giá cao hơn lao động gián tiếp ở tiêu chí “Tôi được trả lương tương xứng với công việc mà tôi đang làm”.
ü Lao động trực tiếp đánh giá cao hơn lao động gián tiếp ở tiêu chí “Tiền lương đảm bảo cuộc sống của bản thân và gia đình tôi”.
ü Lao động trực tiếp đánh giá cao hơn lao động gián tiếp ở tiêu chí “Công ty xét tăng lương hàng năm một cách công bằng”.
ü Lao động trực tiếp đánh giá cao hơn lao động gián tiếp ở tiêu chí “Tôi nhận được phúc lợi tốt ngoài tiền lương”.
§ Thang đo Thông Tin:
ü Lao động trực tiếp đánh giá thấp hơn lao động gián tiếp ở tiêu chí “Ban lãnh đạo luôn quan tâm cải thiện môi trường và phương tiện làm việc”.
ü Lao động trực tiếp đánh giá cao hơn lao động gián tiếp ở tiêu chí “Cấp trên của tôi có tham khảo ý kiến của cấp dưới trước khi ra quyết định”.
4.7.5 Phân tích phương sai giữa thu nhập với các thang đo đo lường sự hài lòng của người lao động
Nhìn vào bảng 4.35 và phụ lục số 6 ta thấy giữa các nhóm lao động với những mức thu nhập khác nhau có sự đánh giá khác nhau ở thang đo Thu Nhập, cụ thể như sau:
ü Mức thu nhập dưới 3 triệu đồng/tháng đánh giá thấp hơn mức thu nhập từ 3 đến 7 triệu đồng/tháng, mức thu nhập từ 3 đến 5 triệu đồng/tháng đánh giá cao hơn mức thu nhập hơn 7 triệu đồng/tháng, mức thu nhập từ hơn 5 triệu đến 7 triệu đồng/tháng đánh giá cao hơn mức thu nhập hơn 7 triệu đồng/tháng ở tiêu chí “Tôi được trả lương tương xứng với công việc mà tôi đang làm”.
ü Mức thu nhập dưới 3 triệu đồng/tháng đánh giá thấp hơn mức thu nhập từ 3 đến 10 triệu đồng/tháng, mức thu nhập từ 3 đến 5 triệu đồng/tháng đánh giá cao hơn mức thu nhập trên 7 triệu đồng/tháng ở tiêu chí “Tiền lương đảm bảo cuộc sống của bản thân và gia đình tôi”.
ü Mức thu nhập dưới 3 triệu đồng/tháng đánh giá thấp hơn mức thu nhập từ 3 đến 10 triệu đồng/tháng ở tiêu chí “Công ty xét tăng lương hàng năm một cách công bằng”.
ü Mức thu nhập dưới 3 triệu đồng/tháng đánh giá thấp hơn mức thu nhập từ 3 đến 10 triệu đồng/tháng ở tiêu chí “Tôi nhận được phúc lợi tốt ngoài tiền lương”.
Tóm tắt chương 4
Chương này trình bày toàn bộ kết quả nghiên cứu
- Trước tiên, dữ liệu đã được làm sạch trước khi tiến hành xử lý và cho ra kết quả thống kê suy luận. Phần mô tả đối tượng nghiên cứu được thực hiện trên các biến số giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, cơ cấu lao động, thu nhập. Việc xác định độ tin cậy và phân tích nhân tố khám phá EFA đã khẳng định được 33 mục hỏi trong 7 yếu tố đo lường sự hài lòng của người lao động: Cơ hội phát triển bản thân; Tiền lương và phúc lợi; Tính chất công việc;
Hiệu quả hoạt động của Công Đoàn; Trao đổi thông tin ; Điều kiện làm việc; Quan hệ nơi làm việc.
- Phân tích tương quan: Giữa các thang đo đo lường sự hài lòng của người lao động không có mối quan hệ tương quan tuyến tính với nhau nhưng các thang đo ấy lại tương quan tuyến tính với “Sự hài lòng chung”.
- Phương pháp hồi quy cho kết quả xác định cường độ của các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người lao động được rút ra có ý nghĩa thống kê theo thứ tự như sau: Quan hệ nơi làm việc; Cơ hội phát triển bản thân; Tiền lương và phúc lợi; Hiệu quả hoạt động của Công Đoàn; Trao đổi thông tin. Mô hình giả thích được 60,1% sự thay đổi của sự hài lòng.
- Phân tích thống kê mô tả: Điểm đánh giá trung bình (Mean) hầu hết đều trên mức trung bình. Điều đó cho thấy rằng Công ty đã đáp ứng phần nào mong đợi của người lao động.
- Kết quả phân tích phương sai: Có sự khác biệt trong việc đánh giá mức độ thỏa mãn của các biến kiểm soát như: Giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, cơ cấu lao động, thu nhập đến một số tiêu chí trong thang đo đo lường sự hài lòng của người lao động.