Khả năng sinh sản của gà Hon Chu

Một phần của tài liệu Luận án khả năng sản xuất của các tổ hợp lai giữa gà hon chu và gà lương phượng (Trang 62 - 74)

4.1. ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH VÀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA GÀ HON CHU HON CHU

4.1.2. Khả năng sinh sản của gà Hon Chu

Bảng 4.3. Tỷ lệ nuôi sống giai đoạn hậu bị và sinh sản của gà Hon Chu nuôi tại Trường Cao đẳng Nông lâm nghiệp miền Bắc Luang Prabang Giai

đoạn

Tuần tuổi

n Tỷ lệ sống (%)

Giai đoạn

Tuần tuổi

n Tỷ lệ sống (%)

Hậu bị

0 100 100,0

Sinh sản

23 50 100,0

4 88 88,0 24 50 100,0

8 84 84,0 28 50 100,0

16 83 83,0 32 50 100,0

20 82 82,0 36 50 100,0

22 82 82,0 40 50 100,0

Tỷ lệ nuôi sống của gà HC trong giai đoạn hậu bị là 82,0%, trong giai đoạn sinh sản là 100% (Bảng 4.3). Số gà chết và loại thải chủ yếu trong các tuần nuôi đầu tiên. Các chức năng sinh lý cơ thể chưa hoàn chỉnh, khả năng thích ứng với điều kiện sống còn thấp ở lứa tuổi này là nguyên nhân của hiện tượng nêu trên.

Bùi Quang Hộ & cs. (2017) đã theo dõi 1.500 gà H’Mông từ 1 ngày tuổi tới 12 tuần tuổi nuôi ở nông hộ tại 3 huyện Vũ Thư, Đông Hưng và Thái Thụy- Thái Bình, cho biết tỷ lệ nuôi sống là 94,96%. Tỷ lệ nuôi sống này cao hơn so với số liệu của gà HC trong bảng 4.3.

4.1.2.2. Sinh trưởng và sử dụng thức ăn của gà Hon Chu giai đoạn hậu bị Khối lượng của gà HC qua các tuần tuổi được trình bày ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. Khối lượng cơ thể gà Hon Chu hậu bị nuôi tại Trường Cao đẳng Nông lâm nghiệp miền Bắc Luang Prabang

Tuần tuổi Trống (n = 10) Mái (n = 40)

Mean ± SE Mean ± SE

1 ngày tuổi 29,49 ± 1,03 29,51 ± 0,57 4 145,56 ± 8,53 142,00 ± 3,24 8 587,78a ± 27,83 512,20b ± 20,87 12 1187,78a ± 20,48 970,40b ± 24,09 16 1657,00a ± 16,40 1354,67b ± 18,65 20 1933,00a ± 21,40 1618,00b ± 18,92 23 2115,00a ± 26,09 1802,67b ± 19,80

Ghi chú: Các giá trị trung bình trên cùng hàng mang các chữ a, b là sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Gà con HC 1 ngày tuổi có khối lượng cơ thể con trống đạt 29,49 g và con mái đạt 29,51 g.

Khối lượng cơ thể này thấp hơn so với nhiều giống gà của Việt Nam: gà Ác là 30,8 g (Trần Thị Mai Phương, 2004); gà Ri là 29,7 g (Hồ Xuân Tùng, 2009).

Tuy nhiên khối lượng lúc 1 ngày tuổi của gà HC lớn hơn gà Ác: 17,10 – 20,9 g (Trần Thị Mai Phương, 2004), gà nhiều ngón: 27,78 g (Nguyễn Hoàng Thịnh & cs., 2016); gà lông cằm: 28,78 g (Nguyễn Bá Mùi & cs., 2012); gà Ri vàng rơm: 29,3 (Nguyễn Huy Đạt & cs., 2004).

Từ 1 đến 4 tuần tuổi, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa khối lượng cơ thể của gà trống và gà mái. Bắt đầu từ tuần tuổi thứ 5 trở đi, chênh lệch về khối lượng cơ thể giữa gà trống và gà mái là có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Lúc 8 tuần tuổi, gà trống đạt 579 g, trong khi đó gà mái là 512 g, chênh lệch là 67 g (P<0,05). Lúc 12, 16 và 20 tuần tuổi, chênh lệch khối lượng giữa gà trống và gà mái tương ứng là: 217, 302 và 315 g (P<0,05). Tại 23 tuần tuổi, gà trống đạt trung bình 2.115 g, trong khi đó gà mái là 1.803 g, chênh lệch là 312 g (P<0,05), như vậy gà mái có khối lượng cơ thể lúc vào đẻ bằng 85% khối lượng cơ thể gà trống cùng lứa tuổi (Hình 4.1).

Nguyễn Hoàng Thịnh & cs. (2016) đã khảo sát khả năng sinh trưởng của gà nhiều ngón với 50 trống và 50 mái từ 1 ngày đến 16 tuần tuổi được nuôi theo

TCVN 2265-2007 cho biết: lúc 4, 8, 12 và 16 tuần tuổi, khối lượng cơ thể trung bình tương ứng là: 270,6; 643,23; 1.140,43 và 1.496,86 g.

Hình 4.1. Khối lượng cơ thể gà Hon Chu hậu bị nuôi tại Trường Cao đẳng Nông lâm nghiệp miền Bắc Luang Prabang

Nguyễn Bá Mùi & cs. (2012) cũng đã khảo sát khả năng sinh trưởng của 100 gà lông cằm từ 1 ngày đến 15 tuần tuổi được nuôi theo TCVN 2265-2007 cho biết: lúc 4 tuần tuổi khối lượng cơ thể là 192,72 g, lúc 8 và 12 tuần tuổi, khối lượng cơ thể trung bình của trống, mái tương ứng là: 742,74; 580,89 và 1.440,34;

1.089,41 g.

Theo Nguyễn Huy Đạt & cs. (2008), Gà Ri vàng rơm và gà Ai Câp nuôi theo phương thức công nghiệp lúc 12 tuần tuổi có khối lượng cơ thể tương ứng là 868,6 và 953,3 g.

Gà Lạc Thủy lúc 20 tuần tuổi có khối lượng cơ thể 1.852,1 – 1.890,1 g đối với con trống và 1.580,15 – 1.600,10 đối với con mái (Vũ Ngọc Sơn & cs., 2015).

512,20

970,40

1354,67

1618,00

1802,67

145,56

587,78

1187,78

1657,00

1933,00

2115,00

0 500 1000 1500 2000 2500

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23

Khối lượng (g)

Tuần tuổi

Mái Trống

142.

Nguyễn Trọng Tuyển & cs. (1969) đã theo dõi 3 thế hệ chọn lọc của gà Móng nuôi theo phương thức bán chăn thả tại Hà Nam cho biết: khối lượng cơ thể lúc 8 tuần tuổi đạt 578,22 g, lúc 20 tuần tuổi là 1.813,16 g đối với con trống và 1.493,13 g đối với con mái.

Như vậy, nhìn chung khối lượng gà HC tại các thời điểm sinh trưởng tương ứng đều thấp hơn khá nhiều so với gà nhiều ngón và gà lông cằm của Việt Nam, nhưng lại cao hơn so với gà Ri vàng rơm, gà Ai Cập, gà Lạc Thủy cũng như gà Móng nuôi theo phương thức chăn thả.

Phạm Công Thiếu & cs. (2018) cho biết: gà Hắc Phong có khối lượng cơ thể lúc 8 tuần tuổi là 776,69 – 779,66 g đối với con trống và 674,87 – 679,25 đối với con mái; khối lượng cơ thể lúc 19 tuần tuổi của con trống và con mái tương ứng là 1.484,66 – 1.511,66 g và 1.218,25 – 1.231,50 g. Như vậy, gà HC có khối lượng cơ thể lúc 8 tuần tuổi nhỏ hơn gà Hắc Phong, song lúc 20 tuần tuổi lại lớn hơn gà Hắc Phong.

Theo Mwalusanya & cs. (2002), gà địa phương ở Tanzania có khối lượng trung bình đối với con trống và con mái tương ứng là: 1.948 và 1.348 g. Tốc độ tăng trưởng trung bình đến 10 tuần tuổi của gà trống và gà mái tương ứng là 4,6 và 5,4 g/con/ngày, từ 10 đến 14 tuần tuổi của gà trống và gà mái tương ứng là 8,4 và 10,2 g/con/ngày. Với các số liệu trong Bảng 4.2 và Hình 4.1, gà HC có tốc độ sinh trưởng từ 1 tới 10 tuần tuổi tương ứng với con trống và con mái là: 12,8 và 11,0 g/con/ngày; từ 10 đến 14 tuần tuổi tương ứng là 21,3 và 14,7 g/con/ngày, cao hơn nhiều so với dữ liệu của gà địa phương Tanzania nêu trên.

Sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối của gà HC giai đoạn nuôi hậu bị được trình bày ở bảng 4.5, 4.6.

Bảng 4.5 cho thấy, gà HC có khả năng tăng khối lượng đạt cao nhất từ 8 đến 16 tuần tuổi. Gà trống có xu hướng tăng khối lượng đạt cao hơn so với gà mái (P<0,05).

Bảng 4.5. Tăng khối lƣợng cơ thể của gà Hon Chu hậu bị (g/ngày) nuôi tại Trường Cao đẳng Nông lâm nghiệp miền Bắc Luang Prabang

Tuần tuổi Trống (n = 10) Mái (n = 40) Mean ± SE Mean ± SE 1 - 4 3,71 ± 0,30 3,56 ± 0,12 5 - 8 15,79a ± 0,85 13,22b ± 0,77 9 - 12 21,43a ± 1,15 16,36b ± 0,72 13 - 16 21,00 ± 4,22 19,50 ± 2,85 17 - 20 9,86 ± 0,34 9,40 ± 0,25 21 - 23 8,67 ± 0,62 8,79 ± 0,30 Chung 13,28a ± 0,18 11,20b ± 0,12

Các giá trị trung bình trên cùng hàng mang chữ cái khác nhau, sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Bảng 4.6 cho thấy, khả năng sinh trưởng tương đối không có sự sai khác rõ rệt giữa gà trống và gà mái (P>0,05), ngoại trừ giai đoạn từ tuần tuổi 16 đến tuần tuổi 23, sinh trưởng tương đối của gà mái cao hơn so với gà trống (P<0,05).

Tốc độ sinh trưởng tương đối của gà HC đạt cao nhất tuần tuổi từ 4 đến 8, con trống đạt 116,90% và con mái đạt 111,00%. Sau đó sinh trưởng tương đối giảm dần ở các tuần tuổi tiếp theo, từ tuần thứ 8 và và thấp nhất ở tuần thứ 20 - 23 chỉ còn 9,68% ở con trống và 11,08% ở con mái.

Bảng 4.6. Sinh trưởng tương đối về khối lượng cơ thể (%) gà Hon Chu hậu bị nuôi tại Trường Cao đẳng Nông lâm nghiệp miền Bắc Luang Prabang

Tuần tuổi Trống (n = 10) Mái (n = 40) Mean ± SE Mean ± SE 1 - 4 107,35 ± 5,28 107,65 ± 1,87 5 - 8 116,90 ± 6,13 111,00 ± 3,12 9 - 12 64,84 ± 5,98 62,92 ± 2,91 13 - 16 32,37 ± 4,20 32,04 ± 2,83 17 - 20 15,98b ± 0,86 17,79a ± 0,50 21- 23 9,68b ± 0,61 11,08a ± 0,42

Các giá trị trung bình trên cùng hàng mang chữ cái khác nhau, sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Mức tiêu thụ thức ăn trung bình trong 23 tuần nuôi của gà HC là 89,3 g/con/ngày và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng là 7,53 kg (Bảng 4.7). Như vậy, từ 1 ngày tuổi tới 23 tuần tuổi, trung bình tiêu tốn khoảng 15 kg thức ăn cho 1 gà hậu bị.

Bảng 4.7. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng của gà Hon Chu hậu bị nuôi tại Trường Cao đẳng Nông lâm nghiệp miền Bắc Luang Prabang

Tuần tuổi Thức ăn tiêu thụ (g/con/ngày)

Tăng khối lƣợng (g/con/ngày)

Kg thức ăn/kg tăng khối lƣợng

1 - 4 9,08 5,06 1,80

5 - 8 34,50 14,86 2,32

9 - 12 84,88 19,76 4,30

13 - 16 118,42 12,74 9,29

17 - 20 143,73 9,39 15,30

21 - 23 163,86 8,55 19,16

Chung 89,30 11,86 7,53

Gà địa phương lông cằm ở Lục Ngạn, Bắc Giang nuôi từ 1 đến 15 tuần tuổi, có mức thu nhận thức ăn trung bình là 51,85 g/con/ngày và tiêu tốn thức ăn trung bình là 3,34 kg thức ăn/kg tăng khối lượng (Nguyễn Bá Mùi & cs., 2012).

Nguyễn Hoàng Thịnh & cs. (2016) đã ước tính tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của gà nhiều ngón nuôi chăn thả sau 16 tuần tuổi là 3,57 kg. Như vậy, so với các số liệu nêu trên của một số giống gà của Việt Nam, gà HC có mức tiêu thụ thức ăn và tiêu tốn nhiều thức ăn hơn. Nguyên nhân là gà HC có tốc độ sinh trưởng chậm hơn, đồng thời thời gian nuôi cũng dài hơn.

4.1.2.3. Năng suất sinh sản của gà Hon Chu

Trong điều kiện chăn nuôi nông hộ, gà mái Hon Chu có tuổi đẻ quả trứng đầu tiên lúc trên 7 tháng tuổi là tương đối muộn. Số trứng/mái/lượt đẻ ở mức độ vừa phải, số lượt đẻ/mái/năm chỉ là 4,77. Như vậy, bản năng ấp trứng nuôi con và tính ấp bóng cao nên năng suất trứng/mái/năm ở mức độ thấp (Bảng 4.8).

Bảng 4.8. Khả năng đẻ trứng của gà Hon Chu nuôi tại nông hộ (n = 50) Chỉ tiêu theo dõi Mean ± SE

Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên (tháng) 7,27± 0,07 Số lượng trứng/mái/lượt đẻ (quả) 13,03 ± 0,18 Số lượt đẻ/mái/năm (lần) 4,77 ± 0,12 Năng suất trứng/mái/năm (quả) 62,15 ± 1,84 Số gà nở/lượt ấp (con) 11,00 ± 0,20

Tỷ lệ ấp nở (%) 84,42 ± 1,38

Theo dõi tại nông hộ, Nguyễn Chí Thành (2008) cho biết, tuổi đẻ quả trứng đầu của gà Ác là 130 ngày, gà H’Mông là 133 ngày, gà Ri là 140 ngày.

Bùi Quang Hộ & cs. (2017) theo dõi tại nông hộ ở Thái Bình cho biết: gà H’Mông có tuổi đẻ quả trứng đầu tiên lúc 135 - 137 ngày tuổi; tỷ lệ đẻ 27,9%;

năng suất trứng 101,55 quả/mái/năm.

Theo Võ Lâm & cs. (2016), gà Tàu vàng chọn lọc ở đồng bằng sông Cửu Long có tuổi đẻ quả trứng đầu và năng suất trứng ở thế hệ thứ 2 tương ứng là:

124 ngày tuổi và 84 quả/năm. Theo Nguyễn Hoàng Thịnh & cs. (2016), gà nhiều ngón đẻ 6,3 lứa/mái/năm, mỗi lứa 12,05 trứng, năng suất trứng 75,91 quả/mái/năm.

Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên của gà địa phương ở các nước rất biến động: 28 tuần (Dessie & Ogle, 2001) và 25,5 tuần (Gondwe, 2004), thậm chí đến 42 tuần (Mwalusanya & cs., 2002). Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên của gà Ethiopie là từ 6,89 đến 6.97 tháng (Chebo & Nigussie, 2016), của gà địa phương Bangladesh vào khoảng từ 151,8 đến 159,1 ngày (Farruque & cs., 2013).

Các nghiên cứu trên các giống gà địa phương ở các nước khác nhau cho thấy: gà của Jordan có số lứa đẻ trung bình là 1 – 5/năm, với 18 - 30 trứng mỗi lứa;

mỗi gà mái đạt trên trung bình 68,9 quả trứng mỗi năm (Abdelqader & cs., 2008).

Một số giống gà của Ethiopia đẻ 3 - 4 lứa mỗi năm, với 15 - 20 trứng mỗi lứa (Dessie & Ogle, 2001), còn theo Chebo & Nigussie (2016), một số giống khác có số lượng trứng trong một lần đẻ từ 14,9 đến 15,7, cao nhất là 17,7 quả. Gà ở Morocco đẻ 2 - 3 lứa mỗi năm, năng suất khoảng 78 trứng/năm (Benabdeljelil &

Arfaoui, 2001).

Trong điều kiện chăn nuôi tại Trại Chăn nuôi, Trường CĐNLN miền Bắc Luang Prabang, gà mái HC bắt đầu đẻ trứng lúc 22 tuần tuổi. Kết quả theo dõi khả năng đẻ trứng của gà HC được trình bày ở bảng 4.9. Các số liệu cho thấy:

Tỷ lệ đẻ đạt 5% lúc 23 tuần tuổi. Sau đó tỷ lệ đẻ tăng dần, đạt đỉnh 43,43%

lúc 31 tuần tuổi. Sau 31 tuần tuổi, tỷ lệ đẻ có xu hướng giảm dần, tới 40 tuần tuổi chỉ còn 32,86%. Tỷ lệ đẻ trung bình trong 18 tuần đẻ đạt 31,40%. Năng suất trứng trong 18 tuần đẻ đạt 39,56 quả/mái.

Từ các số liệu trong bảng 4.8, có thể nhận thấy: năng suất trứng gà HC nuôi trong các nông hộ là 65,12 quả, như vậy năng suất trứng trong 18 tuần đẻ sẽ vào khoảng 21,5 quả/mái. Do đó năng suất trứng gà HC nuôi trong điều kiện thâm canh tại Trại Trường CĐNL cao gấp 1,8 lần so với nuôi trong điều kiện quảng canh ở nông hộ. Về điểm này, Sarti cal & Noor (2016) cho biết: Gà Kampung của Indinesia đẻ từ 45 đến 56 trứng mỗi năm, nhưng trong hệ thống thâm canh, năng suất trứng tăng gấp ba lần so hệ thống quảng canh.

Bảng 4.9. Khả năng đẻ trứng của gà mái Hon Chu nuôi tại Trường Cao đẳng Nông lâm nghiệp miền Bắc Luang Prabang (n = 50)

Tuần tuổi Tỷ lệ đẻ (%) Trứng tích lũy (quả/mái)

23 5,71 0,40

24 11,14 1,18

25 18,57 2,48

26 27,71 4,42

27 29,71 6,50

28 34,00 8,88

29 36,57 11,44

30 39,71 14,22

31 43,43 17,26

32 38,57 19,96

33 36,86 22,54

34 35,43 25,02

35 37,14 27,62

36 36,29 30,16

37 34,84 32,60

38 33,43 34,94

39 33,14 37,26

40 32,86 39,56

23 - 40 31,40 39,56

Theo Ngô Thị Kim Cúc & cs. (2015), gà Móng có tuổi đẻ quả trứng đầu tiên là 147 – 153 ngày tuổi, tỷ lệ đẻ đạt 5% vào 23 – 24 tuần tuổi, đẻ đạt đỉnh cao lúc 29 – 30 tuần tuổi, năng suất trứng tới 28 tuần tuổi thế hệ 1, 2 và 3 đạt tương ứng là 22,51; 23,32 và 23,97 quả/mái.

Nguyễn Bá Mùi & Phạm Kim Đăng (2016) cho biết, tỷ lệ đẻ và năng suất trứng của gà Ri lúc 38 tuần tuổi đạt các giá trị lần lượt 39,94% và 55,92 quả/mái.

Hoàng Tuấn Thành & cs. (2017) cho biết sau 3 thế hệ chọn lọc, năng suất trứng gà Tre là 42,15 quả/mái/38 tuần.

Như vậy, tỷ lệ đẻ và năng suất trứng của gà HC là thấp hơn 2 giống gà nêu trên.

Hình 4.2. Tỷ lệ đẻ của gà Hon Chu nuôi tại Trường Cao đẳng Nông lâm nghiệp miền Bắc Luang Prabang

Hình 4.3. Năng suất trứng tích lũy của gà Hon Chu nuôi tại Trường

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50

23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40

Tỷ lệ đẻ (%)

Tuần tuổi

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40

Trứng tích lũy (quả/mái)

Tuần tuổi

Kết quả về tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng của gà HC được trình bày ở bảng 4.10.

Các số liệu cho thấy, tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng của gà HC trong những tuần đẻ đầu tiên đều rất cao: trên 10 kg thức ăn cho 10 quả trứng. Sau đó, do tỷ lệ đẻ tăng lên, tiêu tốn thức ăn giảm dần. Khi gà đạt đỉnh đẻ ở 31 tuần tuổi, tiêu tốn thức ăn giảm thấp nhất. Sau đó mức tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng lại tăng lên do tỷ lệ đẻ giảm đi sau tuần đẻ đỉnh cao. Tới tuần tuổi thứ 40, tiêu tốn thức ăn là 5,15 kg thức ăn/10 quả trứng. Trong 18 tuần đẻ, trung bình tiêu tốn thức ăn là 5,44 kg thức ăn/10 quả trứng.

Bảng 4.10. Tiêu tốn thức ăn /10 quả trứng của gà Hon Chu nuôi tại Trường Cao đẳng Nông lâm nghiệp miền Bắc Luang Prabang

Tuần tuổi Thức ăn tiêu thụ (g/con/ngày)

Năng suất trứng (quả/mái/ngày)

Tiêu tốn thức ăn (kg/10 quả trứng)

23 169 0,06 29,63

24 174 0,11 15,64

25 179 0,19 9,65

26 184 0,28 6,65

27 169 0,30 5,69

28 169 0,34 4,98

29 169 0,37 4,63

30 169 0,40 4,26

31 169 0,43 3,90

32 169 0,39 4,39

33 169 0,37 4,59

34 169 0,35 4,78

35 169 0,37 4,56

36 169 0,36 4,66

37 169 0,35 4,85

38 169 0,33 5,06

39 169 0,33 5,11

40 169 0,33 5,15

Trung bình 170,67 0,31 5,44

Theo Vũ Ngọc Sơn & cs. (2015), gà Lạc Thủy nuôi bảo tồn tại Viện Chăn nuôi qua các thế hệ có tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng là 4,0 kg. Ngô Kim Cúc &

Nguyễn Thanh Sơn (2017) cho biết: gà Móng có mức tiêu tốn thức ăn/10 quả

trứng là 5,8 kg. Phạm Công Thiếu & cs. (2018) cho biết: gà Hắc Phong tiêu tốn thức ăn 2,39 – 2,46 kg/10 quả trứng.

Như vậy tiêu tốn thức ăn cho sản xuất trứng của gà HC cao hơn rất nhiều so với gà Lạc Thủy, gà Hắc Phong, nhưng không chênh lệch nhiều so với gà Móng.

Bảng 4.11 cho thấy, gà HC có khối lượng trứng trung bình là 44,28 g, không khác biệt nhiều so với 39,70g đối với gà nhiều ngón (Nguyễn Hoàng Thịnh & cs., 2016).

Không có khác biệt nhiều về chỉ số hình dạng trứng giữa gà HC và một số giống gà khác: gà Ri ở 40 và 60 tuần tuổi tương ứng là 1,29 và 1,27 (Moula & cs., 2011).

Tỷ lệ lòng đỏ không khác biệt nhiều, nhưng tỷ lệ lòng trắng thấp hơn và tỷ lệ vỏ cao hơn so với gà Ri. Theo Moula & cs. (2011), các tỷ lệ này ở gà Ri tương ứng là: 31,84; 58,24 và 9,79% ở 40 tuần tuổi hoặc 32,45; 57,43 và 10,15% ở 60 tuần tuổi.

Bảng 4.11. Chất lượng trứng của gà Hon Chu nuôi tại Trường Cao đẳng Nông lâm nghiệp miền Bắc Luang Prabang (n = 30)

Chỉ tiêu theo dõi Mean ± SE

Khối lượng trứng (g) 44,28 ± 0,44

Chỉ số hình dạng 1,27 ± 0,01

Tỷ lệ lòng đỏ (%) 31,99 ± 0,54

Tỷ lệ lòng trắng (%) 55,71 ± 0,63

Tỷ lệ vỏ (%) 12,30 ± 0,22

Chỉ số lòng đỏ 0,39 ± 0,01

Chỉ số lòng trắng 0,10 ± 0,01

Độ dày vỏ 0,38 ± 0,01

Đơn vị Haugh 82,17 ± 1,75

Chỉ số lòng đỏ và chỉ số lòng trắng của gà HC tương tự như một vài giống gà địa phương của Việt Nam: chỉ số lòng đỏ của gà Móng là: 0,44 – 0,46 (Ngô

Độ dày vỏ trứng của gà HC tương đối dày, trong khi đối với gà Ri lúc 40 và 60 tuần tuổi tương ứng là: 0,32 và 0,27 mm (Moula & cs., 2011). Có lẽ đây là nguyên nhân làm cho tỷ lệ vỏ của trứng gà HC là khá cao.

Trứng gà HC có đơn vị Haugh khá cao, đối với gà Ri là 81,62 lúc 40 tuần tuổi và 76,14 lúc 60 tuần tuổi (Moula & cs., 2011).

Bảng 4.12. Kết quả ấp nở gà Hon Chu nuôi tại Trường Cao đẳng Nông lâm nghiệp miền Bắc Luang Prabang

Chỉ tiêu theo dõi Đợt 1 Đợt 2 Cộng chung

Số trứng ấp (quả) 50 165 215

Số trứng có phôi (quả) 43 147 190

Tỷ lệ trứng có phôi (%) 86,00 89,09 88,37

Số gà con nở (con) 36 110 146

Tỷ lệ ấp nở tính theo số trứng ấp (%) 72,00 66,67 67,91 Tỷ lệ ấp nở tính theo số trứng có phôi (%) 83,72 74,83 76,84

Số gà loại 1 (con) 32 101 133

Tỷ lệ gà loại 1 tính theo số trứng ấp (%) 64,00 61,21 61,86 Tỷ lệ gà loại 1 tính theo số trứng có phôi (%) 74,42 68,71 70,00

Gà HC có tỷ lệ trứng có phôi ở mức trung bình (Bảng 4.12), hơi thấp hơn so với các giống gà tầm vóc nhỏ nhưng cao hơn các giống gà tầm vóc lớn của Việt Nam.

Tỷ lệ trứng có phôi của gà nhiều ngón là 90,75% (Nguyễn Hoàng Thịnh

& cs., 2016). Tỷ lệ trứng có phôi của gà Hồ là 82,83% (Bùi Hữu Đoàn & Nguyễn Văn Lưu, 2006) và 73,8% (Nguyễn Văn Duy, 2013).

Nhìn chung tỷ lệ nở so với số trứng có phôi hoặc so với số trứng ấp của gà HC là tương đối thấp. Nguyên nhân là do điều kiện hạn chế của việc cung cấp điện và trình độ kỹ thuật của công nhân vận hành máy ấp.

Theo Nguyễn Hoàng Thịnh (2016), tỷ lệ ấp nở của gà nhiều ngón là 73,07% so với tổng số trứng đem ấp và 90,75 so với tổng số trứng có phôi.

Theo Bùi Hữu Đoàn & Nguyễn Xuân Lưu (2006), với gà Hồ tỷ lệ nở/số trứng có phôi là 84,76%, còn tỷ lệ nở/số trứng ấp là 70,72%.

Vũ Ngọc Sơn & cs. (2015) cho biết gà Lạc Thủy có tỷ lệ trứng có phôi đạt 93,4%; tỷ lệ nở/trứng ấp là 83,4%. Ngô Kim Cúc & Nguyễn Thanh Sơn

Một phần của tài liệu Luận án khả năng sản xuất của các tổ hợp lai giữa gà hon chu và gà lương phượng (Trang 62 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)