Khả năng cho thịt của gà lai F1 giữa Hon Chu và Lương Phượng

Một phần của tài liệu Luận án khả năng sản xuất của các tổ hợp lai giữa gà hon chu và gà lương phượng (Trang 94 - 99)

4.2. ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH VÀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA GÀ LAI F1 GIỮA HON CHU VÀ LƯƠNG PHƯỢNG F1 GIỮA HON CHU VÀ LƯƠNG PHƯỢNG

4.2.3. Khả năng cho thịt của gà lai F1 giữa Hon Chu và Lương Phượng

Bảng 4.27. Khối lượng của gà lai F1 giữa Hon Chu và Lương Phượng nuôi thịt

Tuần tuổi

F1(LP-HC) (g/con) F1(HC-LP) (g/con) Trống (n = 30) Mái (n = 30) Trống (n = 30) Mái (n = 30)

Mean ± SE Mean ± SE Mean ± SE Mean ± SE

1 53,33 1,93 50,79 1,59 51,15 1,48 51,43 2,25 4 237,86a 6,44 210,26b 5,43 227,12 7,71 233,21 8,84 8 514,05a 12,31 435,79b 11,82 501,54a 11,43 431,07b 15,25 12 907,86a 15,03 724,47b 22,55 886,54a 17,14 706,43b 27,80 16 1.298,33a 25,03 993,16b 30,78 1.247,88a 28,82 977,14b 41,18 21 1.879,52a 32,18 1.480,56b 32,53 1.825,38a 29,74 1.497,14b 28,21

Ghi chú: Các giá trị trung bình cùng tổ hợp lai và cùng tuần tuổi mang các chữ a, b khác nhau là sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

237,86

514,05

907,86

1298,33

1706,19 1879,52

210,26

435,79

724,47

993,16

1373,33 1480,56

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21

Khối lượng (g)

Tuần tuổi Trống Mái

Hình 4.11. Khối lƣợng của gà lai F1(HC-LP)

Bảng 4.28. Tăng khối lƣợng trung bình của gà lai F1 giữa Hon Chu và Lương Phượng nuôi thịt

Tuần

F1(LP-HC) (g/con/ngày) F1(HC-LP) (g/con/ngày) Trống (n = 30) Mái (n = 30) Trống (n = 30) Mái (n = 30)

Mean ± SE Mean ± SE Mean ± SE Meanb ± SE

1 - 4 8,79a 0,28 7,59b 0,25 8,38 0,34 8,66b 0,36 5 - 8 9,86a 0,37 8,05b 0,33 9,80a 0,45 7,07b 0,46 9 - 12 14,06a 0,45 10,31b 0,57 13,75a 0,50 9,83b 0,61 13 - 16 13,95a 0,67 9,60b 0,48 12,91a 0,58 9,67b 0,69 17 - 21 14,61a 0,43 11,70b 2,42 15,64a 0,65 13,43b 0,72 1 - 21 12,54a 0,23 9,66b 0,60 12,46a 0,21 9,97b 0,20

Ghi chú: Các giá trị trung bình cùng tổ hợp lai và cùng tuần tuổi mang các chữ a, b khác nhau là sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

227,12

501,54

886,54

1247,88

1685,77 1825,38

233,21

431,07

706,43

977,14

1352,86 1497,14

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21

Khối lượng (g)

Tuần tuổi Trống Mái

Nguyễn Thị Phương & cs. (2017) cho biết: gà H’Mông của Việt Nam nuôi theo phương thức công nghiệp tới 12 tuần tuổi đạt 1.195,7 g ở con trống và 1.011,0 g ở con mái.

Gà mái F1(♂Hồ x ♀LP) có khối lượng lúc 12 tuần tuổi là 1.907,19 g (Bùi Hữu Đoàn & Hoàng Thanh, 2011).

Như vậy, khả năng sinh trưởng của gà F1 giữa HC và LP nuôi thịt là thấp hơn so với gà địa phương hoặc gà lai nuôi theo phương thức công nghiệp ở Việt Nam.

Bảng 4.29. Tiêu tốn thức ăn của gà lai F1 giữa Hon Chu và Lương Phượng nuôi thịt

Tuần tuổi

F1(LP-HC) F1(HC-LP)

Thức ăn tiêu thụ (g/con/ngày)

Tăng khối lượng (g/con/ngày)

Kg TA/1

kg tăng

KL

Thức ăn tiêu thụ (g/con/ngày)

Tăng khối lượng (g/con/ngày)

Kg TA/1 kg tăng KL

1-4 15,63 6,93 2,26 13,78 7,15 1,93

5-8 39,23 8,96 4,38 37,40 8,43 4,43

9-12 68,98 12,19 5,66 68,83 11,79 5,84

13-16 90,74 11,77 7,71 90,77 11,29 8,04

17-21 131,44 15,27 8,61 127,33 15,68 8,12

1-21 72,17 11,22 6,02 70,46 11,10 5,93

Các số liệu về tiêu tốn thức ăn của gà lai giữa HC và LP (Bảng 4.29) cho thấy: trong thời gian nuôi, mức tiêu tốn thức ăn/1 kg tăng khối lượng của cả hai nhóm gà lai đều tăng lên theo thời gian nuôi. Kết thúc ở 21 tuần tuổi, tiêu tốn thức ăn trung bình của gà F1(LP-HC) là 6,02 kg thức ăn/1 kg tăng khối lượng, của gà F1(HC-LP) là 5,93 kg thức ăn/1 kg tăng khối lượng. Sai khác chưa đến 0,1 kg thức ăn/kg tăng khối lượng, nguyên nhân là do không có khác biệt có ý nghĩa thống kê về khối lượng giữa hai nhóm gà này và mức tiêu thụ thức ăn cũng gần như tương đương nhau.

Mức tiêu tốn thức ăn gà lai F1 giữa HC và LP nuôi thịt là cao hơn so với một số nghiên cứu của Việt Nam trên gà địa phương và gà lai nuôi công nghiệp:

Theo Nguyễn Thị Phương & cs. (2017) của gà H’Mông nuôi theo phương thức công nghiệp từ 1 đến 12 tuần tuổi có mức tiêu tốn thức ăn là 3,76 kg thức ăn/1 kg tăng khối lượng.

Theo Bùi Hữu Đoàn & Hoàng Thanh (2011), gà mái F1(♂Hồ x♀LP) có mức tiêu tốn thức ăn/1 kg tăng khối lượng là 2,77 kg.

Nguyên nhân có thể là do chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp đã hạn chế khả năng sinh trưởng và làm cho mức tiêu tốn thức ăn cao đối với gà lai HC và LP, vì vậy cần những nghiên cứu về tiêu chuẩn ăn cho gà thịt nhằm phát huy khả năng nuôi thịt của con lai giữa gà HC và LP.

Khối lượng mổ khảo sát của cả hai nhóm gà đều ở mức trung bình của đàn nuôi khi kết thúc thí nghiệm. Không có khác biệt có ý nghĩa thống kê về tất cả các chỉ tiêu khảo sát chất lượng thân thịt giữa hai nhóm gà này. Tỷ lệ thân thịt của gà lai F1(LP-HC) là 67,88% đối với con trống và 66,78% đối với con mái.

Trong khi đó, con trống và con mái của gà F1(HC-LP) đạt tương ứng là 66,98 và 65,05%.

Bảng 4.30. Chất lượng thân thịt gà lai F1 giữa Hon Chu và Lương Phượng

Chỉ tiêu theo dõi

F1(LP-HC) F1(HC-LP)

Trống (n = 3) Mái (n = 3) Trống (n = 3) Mái (n = 3) Mean ± SE Mean ± SE Mean ± SE Mean ± SE Khối lượng sống (g) 1.870,00 42,63 1.486,67 28,48 1.826,67 40,55 1.506,67 29,06 Khối lượng thân thịt (g) 1.270,00 36,38 993,33 31,80 1.223,33 24,04 980,00 17,32 Tỷ lệ thân thịt (%) 67,88 0,37 66,78 0,88 66,98 0,33 65,05 0,17 Tỷ lệ thịt đùi (%) 25,56 0,81 24,34 0,21 24,94 0,14 22,11 0,86 Tỷ lệ thịt ngực (%) 21,76 0,89 21,84 0,38 21,67 0,21 20,41 0,52 Tỷ lệ mỡ bụng (%) 1,18 0,11 4,38 0,22 1,08 0,12 4,99 0,23

Các tỷ lệ thân thịt của hai nhóm gà là hơi thấp hơn so nhiều giống gà địa phương hoặc con lai giữa gà địa phương và gà LP ở Việt Nam.

Gà lông cằm có con trống là 69,60, con mái là 68,40 ở khối lượng giết mổ tương ứng là 1903,3 và 1430,0 g (Nguyễn Bái Mùi & cs., 2012). Gà nhiều ngón:

con trống là 70,32, con mái là 67,19% ở khối lượng giết mổ tương ứng là 1840,0 và 1046,7 g (Nguyễn Hoàng Thịnh & cs., 2016).

Gà lai F1(♂Móng x ♀LP) lúc 12 tuần tuổi: 76,50% ở con trống và 75,17%

ở con mái (Nguyễn Thị Thu Hiền & cs., 2012). Gà F1(♂Hồ x ♀LP) mổ khảo sát ở 1841,67 g: 70,61%. tỷ lệ thịt đùi 19,90% và tỷ lệ thịt lườn 16,73% (Bùi Hữu Đoàn & Hoàng Thanh, 2011).

Điều đáng lưu ý là cả hai nhóm gà đều có tỷ lệ thịt đùi cao hơn so với thịt ngực, chênh lệch là 3,8% đối với con trống và 2,5% đối với con mái ở gà F1(LP- HC). Trong khi đó, ở gà F1(HC-LP), chênh lệch về hai tỷ lệ thịt này giữa con trống và con mái tương ứng là 3,27 và 1,7%.

Tương tự như vậy, Bùi Hữu Đoàn & Hoàng Thanh (2011) cho biết: gà F1(♂Hồ x ♀LP) mổ khảo sát ở 1841,67 g có tỷ lệ thịt đùi là 19,90% và tỷ lệ thịt lườn là 16,73%.

Như vậy, tương tự như gà HC và một số giống gà địa phương của Việt Nam cũng như của nhiều nước khác, cả hai tổ hợp lai F1 giữa HC và LP đều có tỷ lệ thịt ngực thấp hơn so tỷ lệ thịt đùi. Đây cũng là đặc điểm chung của các giống gà sinh trưởng chậm.

NHẬN XÉT CHUNG:

Ở tuổi trưởng thành, màu các bộ phận cơ thể của cả hai tổ hợp lai F1 giữa HC và LP gần như tương tự nhau. Khác biệt chủ yếu là gà trống F1(HC-LP) có màu lông đỏ pha thêm một ít màu vàng, ngược lại gà trống F1(LP-HC): chủ yếu là màu vàng điểm thêm một ít màu đỏ.

Trong giai đoạn hậu bị, cả hai tổ hợp lai F1 đều có tỷ lệ nuôi sống tương đối cao. Tuổi gà mái lúc đẻ bói là 21 tuần tuổi với khối lượng là 1447,14 g đối với F1(LP-HC), trong khi đó đối với F1(HC-LP) tương ứng là 20 tuần tuổi và 1373,33 g.

Trong giai đoạn sinh sản, cả hai tổ hợp lai đều có tỷ lệ nuôi sống là 100%.

Tổ hợp lai F1(HC-LP) có ưu điểm nổi trội là tuổi đẻ 5% lúc 21 tuần tuổi; tỷ lệ trung bình đạt 56,50%; năng suất trứng đạt 75,70 quả/mái/20 tuần; tiêu tốn 4,51 kg thức ăn/10 quả trứng. Trong khi đó các số liệu tương ứng của tổ hợp lai F1(LP-HC) là 22 tuần tuổi; 33,67%; 44,78 quả/mái và 7,30 kg thức ăn/10 quả trứng. Các chỉ tiêu về tuổi đẻ quả trứng đầu, tỷ lệ đẻ, năng suất trứng và tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng của tổ hợp lai F1(HC-LP) đều có ưu thế lai cao, tương ứng là: 4,76; 23,82; 22,59 và 29,59%. Hai tổ hợp lai F1 có nhiều chỉ tiêu về chất

lượng trứng cao hơn so với gà HC, song tỷ lệ trứng có phôi và tỷ lệ ấp nở thấp hơn so với các con lai giữa gà địa phương và gà LP của Việt Nam.

Không có khác biệt về khả năng nuôi thịt giữa hai tổ hợp lai F1 giữa HC và LP, lúc 21 tuần tuổi, khối lượng trung bình của gà trống đạt khoảng 1.828 – 1.880 g, gà mái đạt 1.480 – 1.500 g; tăng khối lượng trung bình đạt tương ứng 12,5 và 9,7 – 10 g/ngày; tiêu tốn 5,9 – 6,0 kg thức ăn/kg tăng khối lượng; tỷ lệ thân thịt đạt 65 – 68%, tỷ lệ thịt đùi cao hơn tỷ lệ thịt ngực.

Do tổ hợp lai F1(HC-LP) có ưu thế lai cao về khả năng đẻ trứng, vì vậy chúng tôi đã tiến hành các thí nghiệm nhằm đánh giá khả năng sinh sản của gà lai F2 giữa HC và LP.

Một phần của tài liệu Luận án khả năng sản xuất của các tổ hợp lai giữa gà hon chu và gà lương phượng (Trang 94 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)