4.2. ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH VÀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA GÀ LAI F1 GIỮA HON CHU VÀ LƯƠNG PHƯỢNG F1 GIỮA HON CHU VÀ LƯƠNG PHƯỢNG
4.2.2. Khả năng sinh sản của gà lai F1 giữa Hon Chu và Lương Phượng
Gà F1 lai giữa HC và LP có tỷ lệ nuôi sống 92,0 – 95,0% trong giai đoạn
gà F1 lai giữa HC và LP trong cả giai đoạn hậu bị và sinh sản không khác biệt nhiều với tỷ lệ nuôi sống của một số tổ hợp lai giữa gà LP và một vài giống gà khác của Việt Nam.
Chẳng hạn: Tỷ lệ nuôi sống gà lai Ri-Sasso-LP giai đoạn 0 – 19 tuần tuổi là 90,33% (Nguyễn Bá Mùi & Phạm Kim Đăng, 2016). Tỷ lệ nuôi sống của gà sinh sản từ 21 đến 50 tuần tuổi của gà F1(♂Hồ x ♀LP) là 92,0% (Bùi Hữu Đoàn
& Hoàng Thanh, 2011). Tỷ lệ nuôi sống giai đoạn từ 1 đến 19 tuần tuổi của gà lai F1(♂LP x ♀Ri) và F1(♂Ri x ♀LP) là 86,2 – 88,3% (Hồ Xuân Tùng, 2009).
Bảng 4.19. Tỷ lệ nuôi sống giai đoạn hậu bị và sinh sản của gà lai F1 giữa Hon Chu và Lương Phượng
Giai đoạn Tuần tuổi F1(LP-HC) (%)
F1(HC-LP) (%)
Hậu bị
n đầu kỳ = 76 n đầu kỳ = 74
0 100,0 100,0
4 95,0 95,0
8 92,0 95,0
16 92,0 95,0
20 92,0 95,0
Sinh sản
n đầu kỳ = 50 n đầu kỳ = 50
24 100,0 100,0
28 100,0 100,0
32 98,0 100,0
36 98,0 100,0
40 98,0 100,0
4.2.2.2. Sinh trưởng của gà lai trong giai đoạn từ 1 ngày tuổi tới 22 tuần tuổi Bảng 4.20. Khối lượng cơ thể của gà F1 lai giữa Hon Chu và Lương Phượng Tuần
tuổi
F1(LP-HC) (g/con) F1(HC-LP) (g/con)
Trống (n = 20) Mái (n = 50) Trống (n = 20) Mái (n = 50)
Mean ± SE Mean ± SE Mean ± SE Mean ± SE
0 38,76 ± 1,28 38,85 ± 1,32 39,85 ± 1,28 39,15 ± 1,19 4 227,12 ± 7,71 233,21 ± 8,84 237,86a ± 6,44 210,26b ± 5,43 8 501,54a ± 11,43 431,07b ± 15,25 514,05a ± 12,31 435,79b ± 11,82 12 886,54a ± 17,14 706,43b ± 27,80 907,86a ± 15,03 724,47b ± 22,55 16 1247,88a ± 28,82 977,14b ± 41,18 1298,33a ± 25,03 993,16b ± 30,78 20 1685,77a ± 26,24 1352,86b ± 30,30 1706,19a ± 28,45 1373,33b ± 33,39 22 1915,77a ± 33,16 1555,71b ± 27,99 1915,71a ± 35,97 1588,33b ± 31,57
Ghi chú: Các giá trị trung bình cùng tuần tuổi của 2 loại tính biệt trên cùng một con lai F1 mang các chữ a, b là sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Khối lượng gà trong giai đoạn từ 1 ngày tuổi đến 22 tuần tuổi (Bảng 4.20), Hình 4.6 và 4.7), hầu như không có sự khác biệt giữa hai nhóm con lai F1 giữa HC và LP. Giữa trống và mái, con lai F1(HC-LP) ở 4 tuần tuổi đã có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05), trong khi đó sự khác biệt này xảy ra muộn hơn ở con lai F1(LP-HC).
Vào thời điểm đẻ quả trứng đầu lúc 20 tuần tuổi, khối lượng cơ thể của gà F1(HC-LP) là 1.373,33 g đối với con mái và 1.706,19 g đối với con trống. Gà F1(LP-HC) đẻ quả trứng đầu tiên muộn hơn lúc 21 tuần tuổi, khi đó khối lượng cơ thể là 1.447,14 g đối với con mái và 1.795,38 g đối với con trống. Như vậy, gà lai F1(LP-HC) có khối lượng cơ thể khi đẻ quả trứng đầu lớn hơn so với gà lai F1(HC-LP) khoảng 5%.
Gà mái HC đẻ quả trứng đầu lúc 22 tuần tuổi, khi đó con mái có khối lượng cơ thể là 1.744,00 g, như vậy khối lượng cơ thể của chúng lớn hơn so với gà lai F1 giữa HC và LP.
Khối lượng gà mái F1 giữa HC và LP nuôi trong giai đoạn này tương đương với gà mái lai Ri-Sasso-LP: 19 tuần tuổi là 1.594,23 g (Nguyễn Bá Mùi &
Phạm Kim Đăng, 2016) hoặc gà lai giữa Ri và LP: 19 tuần tuổi là 1.582 – 1.679g (Hồ Xuân Tùng, 2009).
233,21
431,07
706,43
977,14
1352,86 1555,71
227,12
501,54
886,54
1247,88
1685,77 1915,77
0 500 1000 1500 2000 2500
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22
Khối lượng (g)
Tuần tuổi
Mái Trống
Hình 4.6. Khối lƣợng của gà F1(HC-LP) từ 1 ngày tuổi đến 22 tuần tuổi Bảng 4.21. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng của gà F1 lai giữa
Hon Chu và Lương Phượng từ 1 đến 22 tuần tuổi
Tuần tuổi
F1(LP-HC) F1(HC-LP)
Thức ăn tiêu thụ (g/con/ngày)
Tăng khối lượng (g/con/ngày)
Kg thức ăn/kg
tăng khối lượng
Thức ăn tiêu thụ (g/con/ngày)
Tăng khối lượng (g/con/ngày)
Kg thức ăn/kg
tăng khối lượng
1 - 4 15,63 6,85 2,28 13,78 6,59 2,09
5 - 8 39,23 8,43 4,65 37,40 8,96 4,17
9 - 12 68,98 11,79 5,85 68,83 12,19 5,65
13 - 16 90,74 11,29 8,04 90,77 11,77 7,71
17 - 20 126,63 14,53 8,72 122,81 14,18 8,66
21 - 22 150,17 15,46 9,73 150,17 15,16 9,90
1 - 22 74,30 11,02 6,53 74,30 11,14 6,20
210,26
435,79
724,47
993,16
1373,33 1588,33
237,86
514,05
907,86
1298,33
1706,19
1915,71
0 500 1000 1500 2000 2500
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22
Khối lượng (g)
Tuần tuổi
Mái Trống
Trong giai đoạn từ 1 đến 22 tuần tuổi, mức thu nhận thức ăn và tăng khối lượng trung bình hàng ngày của gà lai F1 giữa HC và LP tăng theo tuổi của gà (Bảng 4.21). Mặc dù tăng khối lượng trung bình hàng ngày của 2 nhóm gà lai là tương đương nhau, nhưng do mức tiêu thụ thức ăn của gà F1(LP-HC) cao hơn so với gà lai F1(HC-LP) nên tiêu tốn thức ăn/1kg tăng khối lượng cơ thể cũng cao hơn.
Gà HC nuôi trong giai đoạn từ 1 đến 23 tuần tuổi có mức tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể là 7,53 (Bảng 4.7). Như vậy, trong giai đoạn nuôi hậu bị so với gà HC, gà F1(♂LP-HC) có mức tiêu tốn thức ăn thấp hơn khoảng 15,3% và gà F1(HC- LP) có mức tiêu tốn thức ăn thấp hơn khoảng 21,5%.
Nếu tính tới thời điểm gà lai F1 giữa HC và LP đẻ quả trứng đầu tiên, mức tiêu thụ thức ăn của gà lai F1(LP-HC) và F1(HC-LP) tương ứng là: 10.725 và 9.341 g/con.
Theo Hồ Xuân Tùng (2009), gà lai F1 giữa Ri và LP có mức tiêu thụ thức ăn trong cả giai đoạn từ 1 đến 19 tuần tuổi là 7.223,39 - 7.350,7 g/con. Mức tiêu thụ thức ăn này thấp hơn so với gà lai F1 giữa HC và LP khoảng 23 – 31%.
4.2.2.3. Khả năng sinh sản
Tới 20 tuần tuổi, gà F1(HC-LP) đã bắt đầu đẻ bói, gà F1(LP-HC) đẻ bói lúc 21 tuần tuổi, chênh lệch giữa 2 con lai là 1 tuần lễ.
Kết quả theo dõi khả năng sinh sản của gà lai F1 giữa HC và LP được nêu trong bảng 4.21 và minh họa trong các hình 4.6 và 47.
0 10 20 30 40 50 60 70 80
21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
Tỷ lệ đẻ (%)
Tuần tuổi
♂ Lương Phượng x ♀ Hon Chu ♂ Hon Chu x ♀ Lương Phượng
Tuổi đẻ 5% của gà F1(HC-LP) là 21 tuần tuổi. Tỷ lệ đẻ của gà F1(HC-LP) tăng nhanh, tới 31 tuần tuổi đạt đỉnh đẻ 72%, sau đó giảm thấp dần tới 34 tuần đạt 64%, tiếp đó tỷ lệ đẻ tăng lên và dao động, cuối cùng tới 40 tuần tuổi (sau 20 tuần đẻ), tỷ lệ đẻ đạt 64,57%. Trong 20 tuần đẻ, tỷ lệ đẻ đạt trung bình là 56,50%, năng suất trứng đạt 75,30 quả/mái.
Bảng 4.22. Khả năng đẻ trứng của gà mái F1 lai giữa Hon Chu và Lương Phượng
Tuần tuổi
F1(LP-HC) (n = 50) F1(HC-LP) (n = 50) Tỷ lệ đẻ
(%)
Trứng tích lũy (quả/mái)
Tỷ lệ đẻ (%)
Trứng tích lũy (quả/mái)
21 8,00 0,56
22 6,29 0,44 12,57 1,44
23 10,00 1,14 21,43 2,94
24 14,00 2,12 32,00 5,18
25 19,43 3,48 37,14 7,78
26 25,71 5,28 44,00 10,86
27 31,43 7,48 54,29 14,66
28 35,71 9,98 61,43 18,96
29 39,14 12,72 66,00 23,58
30 40,86 15,58 70,00 28,48
31 41,71 18,50 72,00 33,52
32 44,29 21,60 68,00 38,28
33 41,14 24,48 67,14 42,98
34 39,43 27,24 64,00 47,46
35 42,00 30,18 67,71 52,20
36 43,43 33,22 68,57 57,00
37 44,29 36,32 67,43 61,72
38 42,29 39,28 69,14 66,56
39 37,71 41,92 66,00 71,18
40 40,86 44,78 64,57 75,70
Chung 33,67 44,78 56,50 75,70
Tuổi đẻ 5% của gà F1(LP-HC) là 22 tuần tuổi. So với gà F1(HC-LP) là muộn hơn 1 tuần.
Tỷ lệ đẻ tăng chậm hơn trong các tuần tiếp theo, tới 32 tuần tuổi đạt đỉnh đẻ là 44,29%, sau đó giảm thấp dần tới 34 tuần đạt 39,43%, tiếp đó tỷ lệ đẻ tăng
lên đạt đỉnh đẻ lần thứ 2 lúc 37 tuần tuổi rồi dao động, cuối cùng tới 40 tuần tuổi (sau 19 tuần đẻ), tỷ lệ đẻ đạt 40,86%. Trong 19 tuần đẻ, tỷ lệ đẻ đạt trung bình là 33,67%, kém gần 20% so với F1(HC-LP); năng suất trứng đạt 44,78 quả/mái, chỉ bằng 82% so với F1(HC-LP).
Hình 4.8. Năng suất trứng tích lũy của gà lai F1 giữa Hon Chu và Lương Phượng
Theo Hồ Xuân Tùng (2009), tuổi đẻ quả trứng đầu của gà lai F1(LP-Ri) và F1(Ri-LP) đều là 141 ngày, tương đương với 20 tuần tuổi; tuổi đẻ 5% đều là 21 tuần. Như vậy so với gà lai F1 giữa Ri và LP, gà lai F1(HC-LP) có tuổi đẻ quả trứng đầu chậm hơn 1 tuần, tuổi đẻ 5% chậm hơn 1 tuần; còn gà lai F1(LP-HC) có tuổi đẻ quả trứng đầu chậm hơn 2 tuần, tuổi đẻ 5% chậm hơn 2 tuần.
Theo Nguyễn Thị Thu Hiền & cs. (2012), con lai F1(♂Móng x ♀LP) và F1(♂LP x ♀Móng) đều có tuổi đẻ 5% lúc 22 tuần tuổi, đạt đỉnh đẻ tương ứng là 75,93 lúc 29 tuần và 79,11 lúc 30 tuần; năng suất trứng tích lũy đến 38 tuần tuổi tương ứng là 70,38 và 69,02 quả/mái. Gà lai Ri-Sasso-LP có tuổi đẻ 5% lúc 153 ngày (tương đương 22 tuần tuổi), tỷ lệ đẻ đạt đỉnh cao lúc 30 tuần tuổi, năng suất trứng tới 38 tuần tuổi đạt 65,4 quả/mái (Nguyễn Bá Mùi & Phạm Kim Đăng, 2016).
Như vậy, khả năng đẻ trứng của các tổ hợp lai này là tương đương với gà lai F1(HC-LP). Trong khi đó, gà mái F1(♂Hồ x♀LP) có tuổi đẻ 5% và tuổi đẻ
44,78 75,70
0 10 20 30 40 50 60 70 80
21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
Trứng tích lũy (quả/mái)
Tuần tuổi
♂ Lương Phượng x ♀ Hon Chu
♂ Hon Chu x ♀ Lương Phượng
đạt đỉnh muộn hơn: tương ứng là 24 và 32 tuần tuổi (Bùi Hữu Đoàn & Hoàng Thanh, 2011).
Bảng 4.23. Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng của gà lai F1 giữa Hon Chu và Lương Phượng
Tuần tuổi
F1(LP-HC) F1(HC-LP)
Thức ăn tiêu thụ (g/mái/ngày)
Trứng/
mái/
ngày
Kg thức ăn/10 quả
trứng
Thức ăn tiêu thụ (g/mái/ngày)
Trứng/
mái/
ngày
Kg thức ăn/10 quả
trứng
21 145 0,08 18,13
22 161 0,06 25,60 155 0,13 12,25
23 173 0,10 17,20 165 0,21 7,70
24 185 0,14 13,14 176 0,32 5,47
25 194 0,19 9,98 186 0,37 5,01
26 209 0,26 8,09 198 0,44 4,48
27 185 0,31 5,89 176 0,54 3,22
28 185 0,36 5,18 176 0,61 2,85
29 185 0,39 4,73 176 0,66 2,65
30 185 0,41 4,53 176 0,70 2,50
31 185 0,42 4,44 176 0,72 2,43
32 185 0,44 4,18 176 0,68 2,57
33 185 0,41 4,50 176 0,67 2,61
34 185 0,39 4,69 176 0,64 2,73
35 185 0,42 4,40 176 0,68 2,58
36 185 0,43 4,26 176 0,69 2,55
37 185 0,44 4,18 176 0,67 2,60
38 185 0,42 4,37 176 0,69 2,53
39 185 0,38 4,91 176 0,66 2,65
40 185 0,41 4,53 176 0,65 2,71
TB 184,84 0,34 5,49 176,00 0,56 3,12
Theo Hồ Xuân Tùng (2009), ở 40 tuần tuổi, gà lai F1(♂LP x♀Ri) đạt tỷ lệ đẻ 41,08% và năng suất trứng 64,45 quả/mái, còn gà lai F1(♂Ri x♀LP) đạt tỷ lệ đẻ 39,68% và năng suất trứng 66,22 quả/mái. Như vậy ở lứa tuổi này, gà F1(LP- HC) có tỷ lệ đẻ và năng suất trứng thấp hơn so với hai tổ hợp gà lai giữa Ri và LP, nhưng gà lai F1(HC-LP) có tỷ lệ đẻ và năng suất trứng cao hơn hai tổ hợp gà lai giữa Ri và LP.
Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng của gà lai F1 giữa HC và LP được nêu trong bảng 4.23 và minh họa trong hình 4.9.
Hình 4.9. Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng của gà lai F1 giữa Hon Chu và Lương Phượng
Gà F1(HC-LP) trong 2 tuần đẻ đầu tiên, có mức tiêu tốn thức ăn cao (trên 10 kg thức ăn/10 quả trứng). Trong 5 tuần đẻ tiếp theo, do tỷ lệ đẻ tăng nhanh nên mức tiêu tốn thức ăn đã giảm nhanh, từ tuần đẻ thứ 28 trở đi, mức tiêu tốn thức ăn chỉ duy trì ở mức dưới 3 kg thức ăn/10 quả trứng, trong đó thấp nhất là ở tuần đẻ đỉnh: tại 31 tuần tuổi, mức tiêu tốn thức ăn chỉ là 2,42 kg thức ăn/10 quả trứng. Trung bình trong 20 tuần đẻ trứng, mức tiêu tốn thức ăn là 3,12 kg/10 quả trứng.
0 5 10 15 20 25 30
21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
Kg thức ăn/10 quả trứng
Tuần tuổi
♂ Lương Phượng x ♀ Hon Chu
♂ Hon Chu x ♀ Lương Phượng
Gà F1(LP-HC) có mức tiêu tốn thức ăn cao (trên 10 kg thức ăn/10 quả trứng) kéo dài tới 3 tuần đẻ đầu tiên. Do tỷ lệ đẻ tăng chậm nên mức tiêu tốn thức ăn đã giảm chậm hơn, phải tới tuần đẻ thứ 29 trở đi, tiêu tốn thức ăn mới duy trì được ở mức dưới 5 kg thức ăn/10 quả trứng, trong đó thấp nhất là ở tuần đẻ đỉnh cao tại 31 tuần tuổi và 37 tuần tuổi (2,42 kg thức ăn/10 quả trứng). Trung bình trong 19 tuần đẻ trứng, mức tiêu tốn thức ăn là 5,49 kg/10 quả trứng, cao hơn so với gà (HC-LP) là 2,37 kg thức ăn/10 quả trứng.
Mặc dù gà mái F1(HC-LP) có mức tiêu tốn thức ăn cho sản xuất trứng là tương đối thấp, nhưng vẫn cao hơn so với một số tổ hợp lai giữa gà địa phương và gà LP của Việt Nam.
Theo Hồ Xuân Tùng (2009), tại các thời điểm 22 tuần tuổi (tỷ lệ đẻ 5%), 25 tuần tuổi (tỷ lệ đẻ đỉnh cao), 40 tuần tuổi, gà mái lai F1(♂LP x ♀Ri) và F1(♂Ri x ♀LP) có mức tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng tương ứng là 9,32 và 7,42;
2,03 và 2,11; 3,12 và 3,02 kg.
Theo Nguyễn Thị Thu Hiền & cs. (2012), con lai F1(♂Móng x ♀LP) và F1(♂LP x ♀Móng) từ 21 đến 38 tuần tuổi có mức tiêu tốn thức ăn tương ứng là 2,42 và 2,35 kg thức ăn/10 quả trứng.
Kết quả khảo sát chất lượng trứng của gà lai F1 giữa HC và LP được nêu trong bảng 4.24.
Bảng 4.24. Chất lượng trứng của gà lai F1 giữa Hon Chu và Lương Phượng
Chỉ tiêu theo dõi
F1(LP-HC) (n = 30)
F1(HC-LP) (n = 30) Mean ± SE Mean ± SE Khối lượng trứng (g) 46,62 ± 0,53 46,86 ± 0,66 Chỉ số hình dạng 1,32a ± 0,01 1,30b ± 0,01 Tỷ lệ lòng đỏ (%) 30,06a ± 0,36 29,16b ± 0,38 Tỷ lệ lòng trắng (%) 57,91 ± 0,41 58,66 ± 0,45 Tỷ lệ vỏ (%) 12,03 ± 0,20 12,19 ± 0,16 Chỉ số lòng đỏ 0,43 ± 0,01 0,42 ± 0,01 Chỉ số lòng trắng 0,13 ± 0,01 0,14 ± 0,004 Dày vỏ trung bình (mm) 0,39 ± 0,01 0,35 ± 0,01 Đơn vị Haugh 86,54b ± 1,18 88,73a ± 0,78
Ghi chú: Các giá trị trung bình trên cùng một hàng mang các chữ a, b khác nhau là sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Khối lượng trứng của 2 nhóm gà lai là: 46,6 – 46,9 g/quả, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về chỉ số hình dạng, nguyên nhân là do trứng của gà F1(LP-HC) hơi dài hơn so với trứng gà F1(HC-LP). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về các chỉ tiêu tỷ lệ lòng trắng, tỷ lệ vỏ, chỉ số lòng trắng giữa hai nhóm con lai này. So với gà F1(HC-LP), trứng gà F1(LP-HC) có tỷ lệ lòng đỏ cao và vỏ dày hơn (P<0,05), nhưng chỉ số lòng trắng và đơn vị Haugh thấp hơn (P<0,05).
Nhìn chung, phần lớn các chỉ tiêu chất lượng trứng của cả hai nhóm gà đều cao hơn, chỉ có: tỷ lệ lòng đỏ, tỷ lệ vỏ, độ dày vỏ là thấp hơn so với gà HC (Souksamith, 2018).
Theo Nguyễn Thị Thu Hiền & cs. (2012), con lai F1(♂Móng x ♀LP) và F1(♂LP x ♀Móng) có khối lượng trứng tương ứng là 52,70 và 55,29 g; chỉ số hình dạng tương ứng là 1,34 và 1,29; chỉ số lòng đỏ tương ứng là 0,53 và 0,42;
chỉ số lòng trắng tương ứng là 0,14 và 0,13; độ dày vỏ đều là 0,35 mm; đơn vị Haugh tương ứng là 94,4 và 93,0.
Gà lai Ri-Sasso-LP có khối lượng trứng 50,27 quả; chỉ số hình dạng 1,32;
chỉ số lòng đỏ 0,46; chỉ số lòng trắng 0,08 và đơn vị Haugh là 81,56 (Nguyễn Bá Mùi & Phạm Kim Đăng, 2016).
Theo Hồ Xuân Tùng (2009), gà lai F1 giữa LP và Ri lúc 32 và 38 tuần tuổi có khối lượng trứng tương ứng là 43,15 – 43,92 và 44,46 và 44,64 g; chỉ số hình dạng trứng tương ứng là 1,33 – 1,39 và 1,34 – 1,38; chỉ số lòng đỏ tương ứng là 0,39 – 0,40 và 0,43 – 0,44; chỉ số lòng trắng tương ứng là 0,09 – 0,13 và 0,09 – 0,10; độ dày vỏ tương ứng là 0,43 - 0,44 và 0,43 – 0,44; đơn vị Haugh tương ứng là 92,4 – 96,1 và 83,4 – 85,5.
Như vậy, gà lai F1 giữa HC và LP có khối lượng trứng lớn hơn so với hai tổ hợp gà lai giữa Ri và LP, nhưng nhỏ hơn so với tổ hợp lai giữa gà Móng và LP cũng như Ri-Sasso-LP; các chỉ tiêu về chất lượng trứng là trong phạm vi các dữ liệu thu được của các tổ hợp lai gà ở Việt Nam đã được nêu trên.
Kết quả theo dõi ấp nở của gà lai F1 giữa HC và LP được nêu trong bảng 4.25.
Bảng 4.25. Kết quả theo dõi ấp nở gà lai F1 giữa Hon Chu và Lương Phượng Đợt
ấp Chỉ tiêu theo dõi F1(♂ HC x ♀ LP) F1(♂ LP x ♀ HC)
1
Số trứng ấp (quả) 50 50
Số trứng có phôi (quả) 43 41
Tỷ lệ trứng có phôi (%) 86,00 82,00
Số gà con nở (con) 36 33
Tỷ lệ ấp nở tính theo số trứng ấp (%) 72,00 66,00 Tỷ lệ ấp nở tính theo trứng có phôi (%) 83,72 80,49
Số gà loại 1 (con) 32 27
Tỷ lệ gà loại 1 theo trứng ấp (%) 64,00 54,00
Tỷ lệ gà loại 1 theo trứng có phôi (%) 74,42 65,85
2
Số trứng ấp (quả) 165 154
Số trứng có phôi (quả) 147 142
Tỷ lệ trứng có phôi (%) 89,09 92,21
Số gà con nở (con) 110 117
Tỷ lệ ấp nở tính theo số trứng ấp (%) 66,67 75,97 Tỷ lệ ấp nở tính theo trứng có phôi (%) 74,83 82,39
Số gà loại 1 (con) 101 109
Tỷ lệ gà loại 1 theo trứng ấp (%) 61,21 70,78
Tỷ lệ gà loại 1 theo trứng có phôi (%) 68,71 76,76
Chung
Số trứng ấp (quả) 215 204
Số trứng có phôi (quả) 190 183
Tỷ lệ trứng có phôi (%) 88,37 89,71
Số gà con nở (con) 146 150
Tỷ lệ ấp nở tính theo số trứng ấp (%) 67,91 73,53 Tỷ lệ ấp nở tính theo trứng có phôi (%) 76,84 81,97
Số gà loại 1 (con) 133 136
Tỷ lệ gà loại 1 theo trứng ấp (%) 61,86 66,67
Tỷ lệ gà loại 1 theo trứng có phôi (%) 70,00 74,32
Các số liệu cho thấy: Tỷ lệ trứng có phôi của gà F1(LP-HC) và F1(HC-LP) tương ứng là 88,37 và 89,71%. Tỷ lệ nở của 2 nhóm gà này tính theo trứng có phôi tương ứng là: 76,84 và 91,87%; tính theo tổng số trứng đem ấp tương ứng là:
67,91 và 73,53%. Tỷ lệ gà loại 1 của 2 nhóm gà này tính theo trứng có phôi tương ứng là: 70,00 và 74,32%; tính theo tổng số trứng đem ấp tương ứng là:
61,86 và 66,87%.
Mặc dù các chỉ tiêu về tỷ lệ trứng có phôi, tỷ lệ nở và tỷ lệ gà con loại 1 của gà F1(HC-LP) đều cao hơn so với gà F1(LP-HC) nhưng đều không có khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh giữa hai nhóm gà lai này.
Nguyễn Thị Thu Hiền & cs. (2012) cho biết: con lai F1(♂Móng x ♀LP) và F1(♂LP x ♀Móng) có tỷ lệ trứng có phôi tương ứng là 90,44 và 92,22%; tỷ lệ nở so với trứng ấp tương ứng là 78,0 0và 81,88%, so với trứng có phôi tương ứng là 86,23 và 88,81%; tỷ lệ gà con loại 1 so với số trứng ấp tương ứng là 75,11 và 79,66%.
Theo Nguyễn Bá Mùi & Phạm Kim Đăng (2016), gà lai Ri-Sasso-LP có tỷ lệ trứng có phôi tương ứng là 92,34%; tỷ lệ nở so với trứng ấp 82,88; tỷ lệ gà con loại 1 so với số trứng ấp là 78,88%.
Theo Nguyễn Văn Thiện & Hoàng Phanh (1999), con lai (Hồ x LP) có tỷ lệ nở/trứng có phôi đạt 86,96%; tỷ lệ nở/tổng số trứng ấp đạt 79,92%; tỷ lệ gà con loại I/tổng số trứng ấp đạt 79,92%.
Theo Hồ Xuân Tùng (2009), hai tổ hợp gà lai F1 giữa Ri và LP có tỷ lệ trứng có phôi là 94,62 - 94,86%; tỷ lệ nở/tổng số trứng ấp là 83,56 – 83,60%; tỷ lệ gà loại I/tổng số trứng ấp là 80,0 – 80,5%.
Các tỷ lệ trứng có phôi cũng như ấp nở của các tổ hợp lai của gà Việt Nam nêu trên đều cao hơn so với gà lai F1 giữa HC và LP.
4.2.2.4. Đánh giá ưu thế lai về khả năng đẻ trứng
Kết quả đánh giá ưu thế lai về khả năng sinh sản (Bảng 4.26) cho thấy cả hai nhóm con lai đều có khối lượng vào đẻ thấp hơn so với trung bình của bố mẹ.
Con lai F1(HC-LP) có ưu thế lai cao về các chỉ tiêu quan trọng của khả năng sinh sản: tuổi vào đẻ tương đương với gà LP và sớm hơn gà HC 2 tuần; tỷ lệ đẻ và năng suất trứng tích lũy có ưu thế lai cao (23,82 và 22,59%); tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng giảm so với mức trung bình của bố mẹ với ưu thế lai là 43,94%. Con
lai F1(LP-HC) không thể hiện được ưu thế lai ở tất cả các chỉ tiêu quan trọng về khả năng sinh sản.
Bảng 4.26. Đánh giá ƣu thế lai của con lai F1 giữa Hon Chu và Lương Phượng
Tuần tuổi
Bố mẹ Con lai F1 Ƣu thế lai (%)
HC (n=30)
LP (n=50)
♂LPx♀HC (n=50)
♂HCx♀LP (n=50)
♂LPx♀HC (n=50)
♂HCx♀LP (n=50) Tuổi đẻ quả trứng đầu
(tuần) 22 20 21 20 0 -4.76
Khối lượng khi đẻ quả
trứng đầu (g/con) 1740 2060 1447 1373 -23.84 -27.74
Tỷ lệ đẻ (%) 31,40 59,86 33,67 56,50 -26.21 23.82
Trứng tích lũy
(quả/mái) 39,56 83,94 44,78 75,70 -27.48 22.59
Kg TA/10 quả trứng 5,44 5,69 5,49 3,12 -1.35 -43.94
So với gà HC, con lai F1(HC-LP) có tuổi đẻ quả trứng đầu sớm hơn 2 tuần, khối lượng cơ thể lúc đẻ quả trứng đầu thấp hơn 21%, tỷ lệ đẻ cao hơn 80%, năng suất trứng tích lũy cao hơn 91%, tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng thấp hơn 37%. Cũng so với gà HC, con lai F1(LP-HC) có tuổi đẻ quả trứng đầu sớm hơn 1 tuần, khối lượng cơ thể lúc đẻ quả trứng đầu thấp hơn 17%, tỷ lệ đẻ cao hơn 7%, năng suất trứng tích lũy cao hơn 13%. tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng thấp hơn 3%.
Đánh giá ưu thế lai của tổ hợp lai 2 giống giữa gà VCN-Z15 với gà Lương Phượng, Vũ Ngọc Sơn & cs. (2018) cho biết ưu thế lai về năng suất trứng là 3,17%; ưu thế lai về tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng là -5,24%.
Theo Hồ Xuân Tùng (2009), tổ hợp gà lai giữa Ri và LP có ưu thế lai về tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng là -9,6 và – 11,3%.
Mức độ về ưu thế lai của các tổ hợp lai nêu trên là thấp hơn so với con lai F1(HC-LP).