4.3. KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA GÀ LAI F2 GIỮA HON CHU VÀ LƯƠNG PHƯỢNG LƯƠNG PHƯỢNG
4.3.2. Khả năng sinh trưởng của gà lai F2 giữa Hon Chu và Lương Phượng nuôi hậu bị nuôi hậu bị
Kết quả về khối lượng của gà F2 lai giữa HC và LP nuôi hậu bị được trình bày tại bảng 4.32 và hình 4.11.
Bảng 4.31 cho thấy, khối lượng của gà lai F2 giữa HC và LP tăng dần qua các tuần tuổi, hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh trưởng bình thường của gia cầm. Khối lượng gà trống và mái của tổ hợp lai F2(HC-LP x ♀LP-HC) ở giai đoạn nuôi hậu bị có xu hướng cao hơn so với tổ hợp lai F2(♂LP-HC x ♀HC-LP).
Tuy nhiên, sự sai khác về khối lượng gà trống và mái F2 giữa hai tổ hợp lai giữa HC và LP giai đoạn hậu bị không có ý nghĩa thống kê (P>0,05), ngoại trừ khối lượng ở 4, 8 và 12 tuần tuổi (P<0,05).
Bảng 4.32. Khối lượng cơ thể của gà lai F2 giữa Hon Chu và Lương Phượng nuôi hậu bị
Tuần
F2(♂HC-LP x ♀LP-HC) (g/con)
F2(♂LP-HC x ♀HC-LP) (g/con)
Trống (n = 20) Mái (n = 30) Trống (n = 20) Mái (n = 30) Mean ± SE Mean ± SE Mean ± SE Mean ± SE 0 41,11 ± 1,34 40,72 ± 1,31 39,27 ± 1,35 38,75 ± 1,29 4 202,19a ± 11,30 219,58a ± 8,29 168,96b ± 8,58 151,56b ± 11,01 8 461,25a ± 13,96 437,50a ± 12,77 410,00b ± 11,96 348,13b ± 14,09 12 753,75a ± 21,19 662,08a ± 15,64 683,75b ± 12,61 576,25b ± 17,56 16 1107,50 ± 37,40 905,83 ± 17,79 1087,50 ± 19,21 880,00 ± 15,47 20 1597,50 ± 49,23 1358,75 ± 22,52 1540,00 ± 25,43 1354,38 ± 23,26 22 1796,25 ± 47,52 1590,83 ± 21,68 1731,67 ± 33,72 1561,88 ± 24,45 Ghi chú: Các giá trị trung bình cùng tuần tuổi và cùng tính biệt mang các chữ a, b là sai khác có ý nghĩa
Hình 4.12. Khối lƣợng cơ thể của gà F2(♂HC-LP x ♀LP-HC) nuôi hậu bị
Hình 4.13. Khối lƣợng cơ thể của gà F2(♂LP-HC x ♀HC-LP) nuôi hậu bị Gà F2(♂HC-LP x ♀LP-HC) đẻ bói lúc 22 tuần tuổi, lúc này khối lượng cơ thể gà mái đạt 1.590,83 g. Trong khi đó, gà F2(♂LP-HC x ♀HC-LP) đẻ bói lúc 21 tuần tuổi. lúc này khối lượng cơ thể gà mái đạt 1.456,88 g. Tại thời điểm đẻ quả trứng đầu lúc 20 tuần tuổi, khối lượng cơ thể gà mái F1(HC- LP) là 1.373,33 g, còn khối lượng cơ thể của gà mái F1(LP-HC) lúc đẻ quả trứng đầu 21 tuần tuổi
219,58
437,50
662,08
905,83
1.358,75 1.590,83
202,19
461,25
753,75
1.107,50
1.597,50 1.796,25
0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22
Khối lượng (g)
Tuần tuổi Mái Trống
151,56
348,13
576,25
880,00
1.354,38 1.561,88
168,96
410,00
683,75
1.087,50
1.540,00 1.731,67
0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22
Khối lượng (g)
Tuần tuổi
Mái Trống
là 1.447,14 g. Như vậy, gà mái F2(♂LP-HC x ♀HC-LP) và gà mái F1(LP-HC) cùng đẻ quả trứng đầu tiên lúc 21 tuần tuổi và có khối lượng cơ thể tương đương nhau. Gà mái F2(♂HC-LP x ♀LP-HC) đẻ quả trứng đầu muộn hơn và có khối lượng cơ thể lớn hơn so với gà mái lai F1 giữa HC và LP.
Khối lượng cơ thể lúc 19 tuần tuổi của các tổ hợp lai F1 (LP x Ri) và F1 (Ri x LP) đạt các giá trị tương ứng 1.679,8 g và 15.82,6 g; gà trống, gà mái của các tổ hợp lai F2(♂LP x ♀LP-Ri) và F2(♂LP x ♀Ri-LP) tương ứng là 2.115,0;
1.720,7 g và 2.245,0; 1.737,2 g (Hồ Xuân Tùng, 2009).
Theo Bùi Hữu Đoàn & Hoàng Thanh (2011), gà lai F1 (Hồ x LP) có khối lượng lúc 12 tuần tuổi đạt 1.997 g. Gà lai Đông Tảo x Tam Hoàng có khối lượng đạt 1.683,95- 1.646,8 g/con (Nguyễn Đăng Vang & cs., 1999).
Như vậy, so với các kết quả nghiên cứu về các tổ hợp lai F1, F2 giữa gà LP với các giống gà địa phương của Việt Nam, gà mái lai F2 giữa HC và LP có khối lượng nhỏ hơn.
Kết quả theo dõi tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của gà F2 lai giữa HC và LP nuôi hậu bị được trình bày tại bảng 4.33.
Thức ăn tiêu thụ hàng ngày, tăng khối lượng và tiêu tốn thức ăn của tổ hợp lai F2(♂HC-LP x ♀LP-HC) và F2(♂LP-HC x ♀HC-LP) có xu hướng tăng dần, đạt cao nhất ở giai đoạn tuần 20 đến 22. Tổ hợp lai F2(♂HC-LP x ♀LP- HC) có mức tiêu thụ thức ăn (68,19 g), tăng khối lượng (10,58 g) và tiêu tốn thức ăn (6,44 kg) có xu hướng cao hơn so với tổ hợp lai F2(♂LP-HC x ♀HC-LP) với các giá trị tương ứng 65,85 g, 10,29 g và 6,40 kg.
Trong giai đoạn từ 1 đến 24 tuần tuổi, hai tổ hợp lai F1 giữa HC và LP có mức tiêu thụ thức ăn là 82,31 – 84,74 g/con/ngày, cao hơn so với hai tổ hợp lai F2 nói trên. Tiêu tốn thức ăn của hai tổ hợp lai F1 giữa HC và LP là 7,09 – 7,30 kg thức ăn/kg tăng khối lượng, cũng cao hơn so với hai tổ hợp lai F2.
Theo Bùi Hữu Đoàn & Hoàng Thanh (2011), tổ hợp lai 3 giống (Hồ - Mía – LP) có lượng thức ăn thu nhận hàng ngày tăng dần qua các tuần tuổi, đạt cao nhất ở các tuần tuổi thứ 7 -12 và trung bình đạt 71,56 g/con/ngày.
Bảng 4.33. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng của gà F2 lai giữa Hon Chu và Lương Phượng nuôi hậu bị
Tuần tuổi
F2(♂HC-LP x ♀LP-HC) F2(♂LP-HC x ♀HC-LP)
Thức ăn tiêu thụ (g/con/ngày)
Tăng khối lượng (g/con/ngày)
Kg thức ăn/kg
tăng khối lượng
Thức ăn tiêu thụ (g/con/ngày)
Tăng khối lượng (g/con/ngày)
Kg thức ăn/kg
tăng khối lượng
1 - 4 13,93 5,25 2,65 11,10 3,49 3,18
5 - 8 35,83 8,53 4,20 30,05 7,81 3,85
9 - 12 59,95 9,25 6,48 54,68 8,96 6,10
13 - 16 78,17 10,70 7,31 76,03 12,63 6,02
17 - 20 113,29 16,77 6,75 116,73 16,55 7,05
21 - 22 145,98 15,38 9,49 145,31 14,26 10,19
1 - 22 68,19 10,58 6,44 65,85 10,29 6,40
Theo Hồ Xuân Tùng (2009), tiêu thụ thức ăn từ 1 đến 19 tuần tuổi đối với gà trống, gà mái của các tổ hợp lai F2(♂LP x ♀LP-Ri) và F2(♂LP x ♀Ri-LP) đạt các giá trị tương ứng là 8.957,1; 7.392,6 và 9.027,2; 7.462,7 kg.
Như vậy, mức tiêu thụ thức ăn hàng ngày của gà lai F2 giữa HC và LP là thấp hơn so với một số tổ hợp lai F1 và F2 giữa gà LP với các giống gà địa phương của Việt Nam.