Khả năng đẻ trứng, chất lƣợng trứng và ấp nở của gà F2 lai giữa Hon Chu và Lương Phượng

Một phần của tài liệu Luận án khả năng sản xuất của các tổ hợp lai giữa gà hon chu và gà lương phượng (Trang 103 - 111)

4.3. KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA GÀ LAI F2 GIỮA HON CHU VÀ LƯƠNG PHƯỢNG LƯƠNG PHƯỢNG

4.3.3. Khả năng đẻ trứng, chất lƣợng trứng và ấp nở của gà F2 lai giữa Hon Chu và Lương Phượng

Khả năng đẻ trứng của gà F2 lai giữa HC và LP được trình bày tại bảng 4.34, hình 4.13 và hình 4.14.

Bảng 4.34. Khả năng đẻ trứng của gà mái F2 lai giữa Hon Chu và Lương Phượng

Tuần tuổi

F2(♂HC-LP x ♀LP-HC) (n = 30)

F2(♂LP-HC x ♀HC-LP) (n = 30)

Tỷ lệ đẻ (%)

Trứng tích lũy

(quả/mái) Tỷ lệ đẻ (%)

Trứng tích lũy (quả/mái)

22 6,19 0,43

23 8,57 0,60 13,33 1,37

24 18,57 1,90 26,19 3,20

25 25,71 3,70 37,14 5,80

26 36,19 6,23 43,81 8,87

27 40,48 9,07 62,86 13,27

28 46,19 12,30 74,29 18,47

29 48,57 15,70 82,86 24,27

30 57,14 19,70 94,29 30,87

31 50,00 23,20 74,29 36,07

32 58,57 27,30 85,71 42,07

33 65,71 31,90 84,29 47,97

34 60,00 36,10 78,57 53,47

35 62,86 40,50 62,86 57,87

36 67,14 45,20 60,00 62,07

37 71,43 50,20 65,71 66,67

38 68,57 55,00 58,57 70,77

39 70,00 59,90 80,00 76,37

40 63,81 64,37 60,61 81,17

23 - 40 51,08 64,37 60,61 81,17

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40

Tỷ lệ đẻ (%)

Tuần tuổi

♂F1(♂HCx♀LP) x ♀F1(♂LPx♀HC)

♂F1(♂LPx♀HC) x ♀F1(♂HCx♀LP)

Hình 4.15. Năng suất trứng tích lũy của gà lai F2 giữa Hon Chu và Lương Phượng

Các số liệu theo dõi tỷ lệ đẻ, năng suất trứng từ tuần tuổi thứ 22 tới tuần tuổi 40 cho thấy cho thấy, tỷ lệ đẻ của tổ hợp lai F2(♂HC-LP x ♀LP-HC) có xu hướng tăng dần, đạt đỉnh đẻ ở tuần đẻ thứ 37 (71,43%), sau đó giảm. Tỷ lệ đẻ của tổ hợp lai này đạt trung bình 51,08% và năng suất trứng đạt 64,37 quả.

Tỷ lệ đẻ của tổ hợp lai F2(♂LP-HC x ♀HC-LP) có xu hướng tăng dần, đạt đỉnh đẻ ở tuần đẻ thứ 30 (94,29%) sau đó dao động theo xu hướng giảm dần.

Tổ hợp lai này có tỷ lệ đẻ trung bình là 60,61% cao hơn so với tổ hợp lai F2(♂LP-HC x ♀HC-LP) gần 10%, Năng suất trứng của tổ hợp lai này tới tuần tuổi thứ 40 đạt 81,17 quả/mái, cao hơn tổ hợp lai F2(♂LP-HC x ♀HC-LP) khoảng 17 quả/mái.

Từ tuần tuổi 21 đến tuần tuổi thứ 40, tỷ lệ đẻ của gà F1(LP-HC) là 33,67%, năng suất trứng là 44,78 quả/mái, như vậy là thấp hơn so với hai tổ hợp lai F2.

Trong khi đó, tỷ lệ đẻ của gà F1(HC-LP) là 56,50%, năng suất trứng là 75,70 quả/mái, như vậy là cao hơn so với tổ hợp lai F2(♂HC-LP x ♀LP-HC), nhưng thấp hơn so với tổ hợp lai F2(♂LP-HC x ♀HC-LP) khảng 5% về tỷ lệ đẻ và 5 quả/mái về năng suất trứng.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40

Trứng tích lũy (quả/mái)

Tuần tuổi

♂F1(♂HCx♀LP) x ♀F1(♂LPx♀HC)

♂F1(♂LPx♀HC) x ♀F1(♂HCx♀LP)

Theo Hồ Xuân Tùng (2009), tỷ lệ đẻ, năng suất trứng lúc 40 tuần tuổi của các tổ hợp lai F2(♂LP x ♀LP-Ri) và F2(♂LP x ♀Ri-LP) đạt các giá trị tương ứng là 58,26%; 71,44 quả/mái và 59,96% và 69,85 quả/mái.

Như vậy, so sánh tại thời điểm 40 tuần tuổi, tổ hợp lai F2(♂HC-LP x

♀LP-HC) có tỷ lệ đẻ và năng suất trứng thấp hơn, nhưng tổ hợp lai F2(♂LP-HC x ♀HC-LP) cao hơn so với hai tổ hợp lai phản giao giữa LP và F1(LP-Ri) và F1(Ri-LP) mà Hồ Xuân Tùng đã nêu ở trên.

Kết quả theo dõi về tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng g của gà F2 lai giữa Hon Chu và LP được trình bày ở bảng 4.35 và hình 4.16.

Từ 23 đến 40 tuần tuổi, tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng của gà F2(♂HC- LP x ♀LP-HC) đạt trung bình 2,69 kg và gà F2(♂LP-HC x ♀HC-LP) là 2,24 kg.

Mức tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng của cả hai tổ hợp lai F2 giữa HC và LP đều thấp hơn so với hai tổ hợp lai F1 giữa HC và LP.

Theo Hồ Xuân Tùng (2009), tại thời điểm 40 tuần tuổi, tổ hợp lai F2(♂LP x ♀LP-Ri) có mức tiêu thụ thức ăn là 125 g/con/ngày và tiêu tốn 2,44 kg thức ăn/10 quả trứng; gà F2(♂LP x ♀Ri-LP) có mức tiêu thụ thức ăn là 125 g/con/ngày và tiêu tốn 2,36 kg thức ăn/10 quả trứng.

Như vậy, mặc dù tỷ lệ đẻ và năng suất trứng tại thời điểm 40 tuần tuổi của gà F2(♂LP-HC x ♀HC-LP) cao hơn so với hai tổ hợp lai F2(♂LP x ♀LP-Ri) và F2(♂LP x ♀Ri-LP), nhưng mức tiêu thụ thức ăn và tiêu tốn thức ăn đều cao hơn hai tổ hợp lai này.

Nguyên nhân chủ yếu là do yếu tố nuôi dưỡng, trong đó quan trọng có thể do khẩu phần ăn sử dụng cho gà lai F2 giữa HC và LP chưa hợp lý, chưa cân đối được các thành phần dinh dưỡng như các axit amin không thay thế, vitamin cũng như các chất đa khoáng và khoáng vi lượng. Đây cũng là vấn đề cần được nghiên cứu và giải quyết nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gà nói riêng của CHDCND Lào.

Bảng 4.35. Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng của gà lai F2 giữa Hon Chu và Lương Phượng

Tuần tuổi

F2(♂HC-LP x ♀LP-HC) F2(♂LP-HC x ♀HC-LP)

Thức ăn tiêu thụ (g/mái/ngày)

Trứng/

mái/ngày

Kg thức ăn /10 quả trứng

Thức ăn tiêu thụ (g/mái/ngày)

Trứng/

mái/ngày

Kg thức ăn /10 quả trứng

22 134 27,16 132 0,06 20,60

23 134 0,09 15,15 132 0,13 9,60

24 135 0,19 7,02 133 0,26 4,91

25 135 0,26 5,09 133 0,37 3,47

26 136 0,36 3,63 134 0,44 2,96

27 136 0,40 3,26 134 0,63 2,07

28 137 0,46 2,86 135 0,74 1,76

29 137 0,49 2,73 136 0,83 1,58

30 138 0,57 2,33 136 0,94 1,39

31 138 0,50 2,68 137 0,74 1,78

32 139 0,59 2,29 137 0,86 1,55

33 139 0,66 2,04 138 0,84 1,58

34 139 0,60 2,23 138 0,79 1,69

35 139 0,63 2,13 138 0,63 2,12

36 139 0,67 2,00 138 0,60 2,22

37 139 0,71 1,88 138 0,66 2,02

38 139 0,69 1,95 138 0,59 2,27

39 139 0,70 1,91 138 0,80 1,66

40 139 0,64 2,10 138 0,61 1,94

TB 137,42 0,51 2,69 135,95 0,61 2,24

Hình 4.16. Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng của gà lai F2 giữa Hon Chu và Lương Phượng

Kết quả khảo sát chất lượng trứng của gà F2 lai giữa HC và LP được trình bày ở bảng 4.36.

Bảng 4.36. Chất lượng trứng của gà lai F2 giữa Hon Chu và Lương Phượng

Chỉ tiêu

F2(♂HC-LP x ♀LP-HC) (n = 30)

♂F1(LP-HC) x F1(HC-LP) (n = 30)

Mean ± SE Mean ± SE

Khối lượng trứng (g) 48,49 ± 0,35 48,35 ± 0,36

Chỉ số hình dạng 1,32 ± 0,01 1,30 ± 0,01

Tỷ lệ lòng đỏ (%) 30,51b ± 0,28 31,84a ± 0,24 Tỷ lệ lòng trắng (%) 57,69a ± 0,39 55,80b ± 0,30

Tỷ lệ vỏ (%) 11,81b ± 0,16 12,36a ± 0,10

Chỉ số lòng đỏ 0,42 ± 0,005 0,42 ± 0,005

Chỉ số lòng trắng 0,12b ± 0,003 0,13a ± 0,002

Độ dày vỏ (mm) 0,38 ± 0,01 0,36 ± 0,01

Đơn vị Haugh 85,75 ± 0,69 86,94 ± 0,50

Ghi chú: Các giá trị trung bình trên cùng một hàng mang các chữ a, b khác nhau là sai khác có ý nghĩa 0

5 10 15 20 25 30

22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40

Kg thức ăn/10 quả ttrứng

Tuần tuổi

♂F1(♂HCx♀LP) x ♀F1(♂LPx♀HC)

♂F1(♂LPx♀HC) x ♀F1(♂HCx♀LP)

Bảng 4.37. Kết quả ấp nở gà lai F2 giữa Hon Chu và Lương Phượng

Chỉ tiêu F2(♂HC-LP x

♀LP-HC)

♂F1(LP-HC) x F1(HC-LP)

1

Số trứng ấp (quả) 69 75

Số trứng có phôi (quả) 57 67

Tỷ lệ trứng có phôi (%) 82,61 89,33

Số gà con nở (con) 43 55

Tỷ lệ ấp nở tính theo trứng ấp (%) 62,32 73,33

Tỷ lệ ấp nở tính theo trứng có phôi (%) 75,44 82,09

Số gà loại 1 (con) 35 47

Tỷ lệ gà loại 1 theo trứng ấp (%) 50,72 62,67

Tỷ lệ gà loại 1 theo trứng có phôi (%) 61,40 70,15

2

Số trứng ấp (quả) 110 90

Số trứng có phôi (quả) 89 78

Tỷ lệ trứng có phôi (%) 80,91 86,67

Số gà con nở (con) 66 63

Tỷ lệ ấp nở tính theo trứng ấp (%) 60,00 70,00

Tỷ lệ ấp nở tính theo trứng có phôi (%) 74,16 80,77

Số gà loại 1 (con) 58 59

Tỷ lệ gà loại 1 theo trứng ấp (%) 52,73 65,56

Tỷ lệ gà loại 1 theo trứng có phôi (%) 65,17 75,64

3

Số trứng ấp (quả) 50 46,00

Số trứng có phôi (quả) 42 36,00

Tỷ lệ trứng có phôi (%) 84,00 78,26

Số gà con nở (con) 31 27,00

Tỷ lệ ấp nở tính theo trứng ấp (%) 62,00 58,70

Tỷ lệ ấp nở tính theo trứng có phôi (%) 73,81 75,00

Số gà loại 1 (con) 28 25,00

Tỷ lệ gà loại 1 theo trứng ấp (%) 56,00 54,35

Tỷ lệ gà loại 1 theo trứng có phôi (%) 66,67 69,44

Chung

Số trứng ấp (quả) 229 165

Số trứng có phôi (quả) 188 145

Tỷ lệ trứng có phôi (%) 82,10 87,88

Số gà con nở (con) 140 118

Tỷ lệ ấp nở tính theo số trứng ấp (%) 61,14 71,52 Tỷ lệ ấp nở tính theo trứng có phôi (%) 74,47 81,38

Số gà loại 1 (con) 121 106

Tỷ lệ gà loại 1 theo trứng ấp (%) 52,84 64,24

Tỷ lệ gà loại 1 theo trứng có phôi (%) 64,36 73,10

Khối lượng trứng, chỉ số hình dạng, chỉ số lòng đỏ, độ dày vỏ của trứng gà F2(♂HC-LP x ♀LP-HC) là tương đương với trứng gà F2(♂HC-LP x ♀LP- HC). Khác biệt là không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

Tỷ lệ lòng đỏ, tỷ lệ vỏ và chỉ số lòng trắng của trứng gà F2(♂HC-LP x

♀LP-HC) là cao hơn so với trứng của gà F2(♂HC-LP x ♀LP-HC). Sai khác về các chỉ tiêu này là có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Đơn vị Haugh của trứng gà F2(♂HC-LP x ♀LP-HC) đạt trung bình 85,75, hơi thấp hơn so với trứng gà F2(♂HC-LP x ♀LP-HC) (86,94). Tuy nhiên, sự sai khác là không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Theo Bạch Thị Thanh Dân (1995), chất lượng trứng rất tốt khi đơn vị Haugh đạt 80 - 100. Như vậy, chất lượng trứng gà lai F2 giữa HC và LP thuộc loại rất tốt.

Không có sự khác biệt nhiều về chất lượng trứng gà của hai tổ hợp lai F2 giữa HC và LP so với trứng gà của hai tổ hợp lai F1 giữa HC và LP.

Kết quả về ấp nở của gà F2 lai giữa HC và LP được trình bày ở bảng 4.37.

Các số liệu cho thấyy, tỷ lệ trứng có phôi của gà F2(♂HC-LP x ♀LP-HC) đạt cao nhất ở lần ấp thứ 3 (84,00%), trung bình cả 3 đợt ấp là 82,1%. Tỷ lệ trứng có phôi của gà F2(♂LP-HC x ♀HC-LP) đạt cao nhất ở lần ấp thứ 1 (89,33%), trung bình cả 3 đợt ấp là 87,88%.

Tỷ lệ nở tính theo số trứng ấp và tỷ lệ nở tính theo trứng có phôi của gà F2(♂LP-HC x ♀HC-LP) đạt trung bình tương ứng là: 71,52 và 81,38%, cao hơn so với gà F2(♂HC-LP x ♀LP-HC).

Tỷ lệ gà loại I tính theo số trứng tính theo số trứng ấp và tỷ lệ gà loại I tính theo trứng có phôi của gà F2(♂LP-HC x ♀HC-LP) đạt trung bình tương ứng là: 64,24 và 73,10%, cao hơn so với gà F2(♂HC-LP x ♀LP-HC).

Đánh giá về tỷ lệ trứng có phôi và tỷ lệ ấp nở có thể nhận thấy:

Tỷ lệ trứng có phôi trung bình của 2 tổ hợp lai F2 là 85%, của 2 tổ hợp lai F1 là 89%; tỷ lệ nở/trứng ấp trung bình của 2 tổ hợp lai F2 là 66%, của 2 tổ hợp lai F1 là 71%; tỷ lệ gà loại 1/trứng ấp trung bình của 2 tổ hợp lai F2 là 59%, của 2 tổ hợp lai F1 là 64%. Như vậy, tỷ lệ trứng có phôi và tỷ lệ nở của hai tổ hợp lai F2 giữa HC và LP là thấp hơn so với hai tổ hợp lai F1 giữa HC và LP. So với F1, ưu thế lai bị giảm sút ở đời F2 là nguyên nhân làm giảm sức sống của con lai F2 và các chỉ tiêu về tỷ lệ trứng có phôi, tỷ lệ ấp nở là minh chứng của hiện tượng này.

So sánh khả năng đẻ trứng giữa con lai F2 và F1 có thể nhận thấy:

Tổ hợp lai F2(♂LP-HC x ♀HC-LP) có tỷ lệ đẻ 5% lúc 22 tuần tuổi, tương

Tổ hợp lai F2(♂HC-LP x ♀LP-HC) có tỷ lệ đẻ 5% muộn nhất (lúc 23 tuần tuổi).

Có thể biểu hiện giảm sút ưu thế lai ở F2 là một nguyên nhân chính giải thích cho trường hợp này.

Tuy nhiên, khả năng đẻ trứng bao gồm tỷ lệ đẻ, năng suất trứng tích lũy và tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng của con lai F2(♂LP-HC x ♀HC-LP) lại vượt trội hơn so với hai tổ hợp lai F1. Nguyên nhân, có thể do con lai F2(♂LP-HC x

♀HC-LP) mà mẹ là F1(HC-LP) có khả năng đẻ trứng tương đối tốt, kèm theo tính ấp bóng đã giảm mạnh hơn, thích nghi hơn với phương thức nuôi nhốt và thức ăn hỗn hợp. Các đặc tính này được truyền cho thế hệ sau, vì vậy con lai F2 (♂LP-HC x ♀HC-LP) có khả năng đẻ trứng tốt, mặc dù ưu thế lai của chúng là thấp hơn so với thế hệ F1. Tuy nhiên, vấn đề này cũng cần được tiếp tục nghiên cứu để có nhiều bằng chứng cụ thể hơn.

NHẬN XÉT CHUNG:

Trong giai đoạn hậu bị, cả hai tổ hợp lai F2 có tỷ lệ nuôi sống tương đối cao. Tuổi gà mái lúc đẻ bói là 22 tuần tuổi với khối lượng là 1590,83 g đối với gà F2 (♂HC-LP x ♀LP-HC), trong khi đó đối với F2(♂LP-HC x ♀HC-LP) tương ứng là 21 tuần tuổi và 1456,88 g. Tuổi đẻ 5% của gà F2(♂HC-LP x ♀LP-HC) là 23 tuần tuổi, của gà F2(♂LP-HC x ♀HC-LP) là 22 tuần tuổi.

Trong giai đoạn sinh sản, tổ hợp lai F2(♂LP-HC x ♀HC-LP) có ưu điểm nổi trội là tỷ lệ trung bình đạt 61,03%; năng suất trứng đạt 81,17 quả/mái/20 tuần;

tiêu tốn 3,53 kg thức ăn/10 quả trứng. Trong khi đó các số liệu tương ứng của tổ hợp lai F2(♂HC-LP x ♀LP-HC) là 51,08%; 64,37 quả/mái và 4,76 kg thức ăn/10 quả trứng. Hai tổ hợp lai F2 có chất lượng trứng tương đương, song tỷ lệ ấp nở và tỷ lệ trứng có phôi thấp hơn so với với các tổ hợp lai gà F1.

Một phần của tài liệu Luận án khả năng sản xuất của các tổ hợp lai giữa gà hon chu và gà lương phượng (Trang 103 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)