Khả năng nuôi thịt của gà Hon Chu

Một phần của tài liệu Luận án khả năng sản xuất của các tổ hợp lai giữa gà hon chu và gà lương phượng (Trang 74 - 78)

4.1. ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH VÀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA GÀ HON CHU HON CHU

4.1.3. Khả năng nuôi thịt của gà Hon Chu

Khối lượng của gà HC nuôi thịt ở 21 tuần tuổi (Bảng 4.13) đạt 1.923,55 g, trong đó khối lượng của gà trống (2.025,05 g) cao hơn so với gà mái (1.820,36 g).

Theo Vũ Ngọc Sơn & cs. (2015), gà Lạc Thủy có khối lượng cơ thể lúc 20 tuần tuổi ở thế hệ xuất phát là 1.852,15 g đối với con trống và 1.580,15 g đối với con mái.

Bảng 4.13. Khối lượng của gà Hon Chu nuôi thịt nuôi tại Trường Cao đẳng Nông lâm nghiệp miền Bắc Luang Prabang

Tuần tuổi Trống (n = 14) Mái (n = 16) Chung (n = 30)

Mean ± SE Mean ± SE Mean ± SE

1 ngày tuổi 30,04 ± 1,05 29,82 ± 0,73 29,89 ± 0,89 4 183,23a ± 5,18 164,25b ± 6,23 173,44 ± 5,17 8 637,12a ± 27,12 579,81b ± 25,18 608,22 ± 26,20 12 1204,12a ± 29,25 995,25b ± 26,53 1098,71 ± 27,97 16 1704,02a ± 28,29 1388,76b ± 26,87 1546,55 ± 27,28 20 2011,82a ± 29,25 1679,69b ± 26,59 1848,67 ± 27,88 21 2025,05a ± 29,67 1820,36b ± 26,62 1923,55 ± 28,12 Tăng khối lượng

1 - 21 tuần (g/ngày) 13,57a ± 0,32 12,18b ± 0,30 12,38 ± 0,31

Các giá trị trung bình trên cùng hàng mang chữ cái khác nhau, sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Gà lông cằm có khối lượng cơ thể lúc 15 tuần tuổi của gà trống và gà mái tương ứng là: 1.907,05 và 1.430,63 g (Nguyễn Bá Mùi & cs., 2012).

Gà nhiều ngón có khối lượng cơ thể lúc 16 tuần tuổi là 1.496,86 g (Nguyễn Hoàng Thịnh, 2016).

Như vậy, khối lượng cơ thể gà HC nuôi thịt tương đương với gà nhiều ngón, nhưng thấp hơn so với gà Lạc Thủy và gà lông cằm.

Tăng khối lượng trung bình hàng ngày của gà HC nuôi thịt là tương đối thấp, trung bình chỉ đạt 12,38 g/con/ngày, mức tăng của gà trống nhanh hơn so với gà mái là 0,44 g/con/ngày tương đương với 3,6% (P<0,05).

Hình 4.4. Khối lượng của gà Hon Chu nuôi thịt tại Trường Cao đẳng Nông lâm nghiệp miền Bắc Luang Prabang

Bảng 4.14 cho thấy: Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng cơ thể của gà HC là khá cao (5,50 kg thức ăn/kg tăng khối lượng).

Theo Nguyễn Bá Mùi & cs. (2012), gà lông cằm nuôi tới 15 tuần tuổi có mức tiêu tốn thức ăn là 3,34 kg thức ăn/kg tăng khối lượng.

Tiêu tốn thức ăn/1kg tăng khối lượng của gà H’Mông nuôi theo phương thức công nghiệp là 3,1 kg (Nguyễn Thị Phương & cs., 2017); là 3,76 kg (Phạm Công Thiếu, 2009); gà lông cằm là 3,34 kg (Nguyễn Bá Mùi & cs., 2012).

Theo Trần Văn Phùng & Trần Huê Viên (2006), tiêu tốn thức ăn/1kg tăng khối lượng của gà H’Mông nuôi theo phương thức chăn thả là 5,52 kg.

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000 2200

0 4 8 12 16 20 21

Khối lượng cơ thể (g)

Tuần tuổi Trống Mái

Nguyễn Trọng Tuyển & cs. (2016) cho biết: Khối lượng cơ thể gà Móng nuôi thương phẩm lúc 8 tuần tuổi là 692,60 g; lúc 15 tuần tuổi đối với gà trống và gà mái tương ứng là 1.518,00 và 1.361,41 g; tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng lúc 8 và 15 tuần tuổi là 2,54 và 3,7 kg.

Bảng 4.14. Tiêu tốn thức ăn của gà Hon Chu nuôi thịt tại Trường Cao đẳng Nông lâm nghiệp miền Bắc Luang Prabang

Tuần tuổi

Thức ăn tiêu thụ (g/con/ngày)

Tăng khối lƣợng trung bình (g/con/ngày)

Tiêu tốn kg thức ăn/kg tăng

khối lƣợng

1 - 4 8,57 4,94 1,73

5-8 30,15 11,82 2,55

9-12 60,25 12,01 5,02

13-16 105,28 19,96 5,27

17-20 122,18 11,22 10,89

20 - 21 125,20 20,28 6,17

1 - 21 68,14 12,38 5,50

Kết quả mổ khảo sát của gà HC được trình bày ở bảng 4.15. Gà trống HC được khảo sát năng suất thịt tại thời điểm 21 tuần tuổi có khối lượng là 1.883,33 g, tỷ lệ thân thịt đạt 67,28%, tỷ lệ thịt đùi đạt 25,66 % và tỷ lệ thịt lườn đạt 21,06%. Gà mái HC tại thời điểm khảo sát có khối lượng là 1.826,67 gam, tỷ lệ thân thịt là 66,18%, tỷ lệ thịt đùi đạt 21,50%, tỷ lệ thịt lườn đạt 19,01%.

Bảng 4.15. Một số chỉ tiêu khảo sát giết mổ của gà Hon Chu nuôi tại Trường Cao đẳng Nông lâm nghiệp miền Bắc Luang Prabang

Chỉ tiêu theo dõi Trống (n = 3) Mái (n = 3) Chung (n = 6)

Mean ± SE Mean ± SE Mean ± SE

Khối lượng sống (g) 2031,31a ± 40,25 1826,67b ± 54,57 1929,00 ± 38,45 Khối lượng thân thịt (g) 1366,67a ± 38,44 1210,00b ± 55,08 1288,33 ± 32,60 Tỷ lệ thân thịt (%) 67,28 ± 1,17 66,18 ± 1,14 66,73 ± 0,77 Khối lượng thịt ngực (g) 266,67a ± 6,67 230,00b ± 11,55 248,33 ± 10,14 Tỷ lệ thịt ngực (%) 21,06a ± 0,22 19,01b ± 0,50 20,04 ± 0,52 Khối lượng thịt đùi (g) 325,00a ± 8,66 260,00b ± 11,55 292,50 ± 15,90 Tỷ lệ thịt đùi (g) 25,66a ± 0,18 21,50b ± 0,44 23,58 ± 0,95

Các giá trị trung bình trên cùng hàng mang chữ cái khác nhau, sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Theo Phạm Công Thiếu & cs. (2009), gà H’Mông có tỷ lệ thịt xẻ đạt 72,47%, thịt đùi 21,52%, và thịt lườn 16,98%. Theo Hồ Xuân Tùng & Phan Xuân Hảo (2010), gà Ri ở 11 tuần tuổi có khối lượng là 1.016,67 g, tỷ lệ thân thịt là 67,77%, thịt đùi 20,38% và thịt lườn là 14,72%.

Theo Nguyễn Bá Mùi & cs. (2012), tỷ lệ thân thịt của gà lông cằm tại thời điểm 15 tuần tuổi là 69,9%, thịt đùi là 22,25% và thịt lườn là 14,39%. Gà H’Mông lúc 12 tuần tuổi với khối lượng 1.206,7 g có tỷ lệ thân thịt là 72,4%; thịt ngực là 16,1% và thịt đùi là 21,1% (Nguyễn Thị Phương & cs., 2017).

Như vậy, tỷ lệ thân thịt, thịt đùi và thịt lườn của gà HC trong nghiên cứu này nằm trong phạm vi các công bố gần đây trên các giống gà nội của Việt Nam.

Tuy nhiên, Nguyễn Trọng Tuyển & cs. (2016) cho biết: gà Móng có tỷ lệ thân thịt 74,59%, tỷ lệ thịt ngực 18,71%; tỷ lệ thịt đùi 23,05%.

Theo tập quán địa phương, gà Hon Chu được giết thịt lúc 30 tuần tuổi, các kết quả khảo sát về tuổi giết thịt này cho thấy: khối lượng cơ thể gà đạt 2.353 g;

tỷ lệ thân thịt, tỷ lệ thịt ngực và thịt đùi tương ứng là: 70,76, 16,28 và 21,38%.

(Các số liệu chi tiết xem trong phụ lục).

Đặc điểm nổi bật của gà HC cũng như các giống gà địa phương của Việt Nam là tỷ lệ thịt đùi luôn cao hơn rõ rệt so với tỷ lệ thịt ngực.

Về điểm này, Choo & cs. (2014) cho rằng cả 4 giống gà địa phương của Hàn Quốc đều hơi thấp hơn so với gà địa phương của Ý (De Marchi & cs., 2005) và của Benin (Youssao & cs., 2012), thấp hơn đáng kể hơn so với gà thịt thương phẩm (Zhang & cs., 2010).

Nielsen & cs. (2003) đã nhận định chung là: gà sinh trưởng chậm được đặc trưng bởi khối lượng thịt lườn thấp hơn, nhưng thịt đùi và cơ đùi lại cao hơn có ý nghĩa thống kê so với gà sinh trưởng nhanh. Trong một nghiên cứu tương tự, thịt lườn và đùi của gà sinh trưởng chậm dao động tương ứng từ 10,4% đến 26,0%

và từ 24,6% đến 37,4% (N'Dri & cs., 2006).

NHẬN XÉT CHUNG

Gà HC là giống gà có tầm vóc nhỏ, dáng thanh, thân mình thon gọn, màu lông khá đa dạng.

Trong điều kiện chăn nuôi tại nông hộ theo phương thức quảng canh: chăn thả và bổ sung thêm một ít thức ăn, lúc 20 tuần tuổi, khối lượng cơ thể của gà

trống 780 g, gà mái 670 g. Tuổi đẻ quả trứng đầu của gà mái là 7,27 tháng, năng suất trứng 62,15 quả/mái/năm, tỷ lệ ấp nở 84,42%.

Trong điều kiện chăn nuôi thâm canh: chuồng nuôi thông thoáng tự nhiên và sử dụng thức ăn hỗn hợp, khả năng sản xuất của gà HC theo dõi được như sau:

Kết thúc nuôi hậu bị lúc 23 tuần tuổi, gà có khối lượng cơ thể là 2.115,00 g đối với con trống và 1.802,67 g đối với con mái; tăng khối lượng trung bình hàng ngày của gà trống và gà mái tương ứng là 13,28 và 11,20 g/con/ngày; mức thu nhận thức ăn trung bình 89,3 g/con/ngày và tiêu thụ 14,4 kg thức ăn/1 mái.

Gà HC đẻ quả trứng đầu tiên lúc 22 tuần tuổi, ở tuần tuổi 23 gà có tỷ lệ đẻ trên 5%, đạt đỉnh đẻ 43,43% lúc 31 tuần tuổi. Từ 23 tới 40 tuần tuổi tỷ lệ đẻ trung bình là 31,4%; năng suất trứng là 39,56 quả/mái; tiêu tốn 7,12 kg thức ăn/10 quả trứng.

Chất lượng trứng của gà HC tương đương với các giống gà địa phương của Việt Nam. Tuy nhiên tỷ lệ trứng có phôi, ấp nở tương đối thấp.

Gà HC nuôi thịt đạt khối lượng lúc 21 tuần tuổi là 2.025,05 g đối với con trống và 1.820,36 g đối với con mái. Trong thời gian nuôi thịt, tăng khối lượng trung bình hàng ngày là 10,84 g/con/ngày, tiêu tốn 6,95 kg thức ăn/kg tăng khối lượng; tỷ lệ thân thịt, thịt ngực và thịt đùi tương tự như các giống gà địa phương của Việt Nam.

Với các đặc điểm chủ yếu trên, có thể nhận thấy: khi được nuôi trong điều kiện chăn nuôi thâm canh, khả năng sản xuất của gà HC đã được nâng lên rõ rệt.

Tuy nhiên, nhìn chung khả năng sản xuất của gà HC là thấp hơn các giống gà có tầm vóc nhỏ của Việt Nam như gà Ri, gà lông cằm, gà nhiều ngón,...

Một phần của tài liệu Luận án khả năng sản xuất của các tổ hợp lai giữa gà hon chu và gà lương phượng (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)