CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU VÀ SẢN PHẨM
2.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ
Theo Hiệp hội sữa Việt Nam, trong mấy năm qua, ngành sữa Việt Nam luôn đạt tốc độ tăng trưởng tốt về ca sản lượng sữa, sản phẩm sữa và tổng doanh thu chung.
Năm 2018, tổng doanh thu đạt ước 109.000 tỷ đồng, mức tăng trưởng đạt 9% so với năm 2017. Giai đoạn 2010 – 2018, tốc độ tăng trưởng bình quân của tổng doanh thu ngành sữa đạt 12,7% năm, có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất đối với sản phẩm thực phẩm có nguồn chăn nuôi. Trong đó, riêng Vinamilk là doanh nghiệp lớn nhất ngành sữa đạt 52,630 tỷ đồng (số liệu chưa đầy đủ), chiếm 48,2%.
Nhận thức được tầm quan trọng của vùng nguyên liệu sữa tươi, nhiều doanh nghiệp đã chủ động xây dựng vùng nguyên liệu tại chỗ có liên kết sản xuất với hộ gia đình để đảm bảo an ninh cho sản xuất sữa, tạo việc làm, giảm phụ thuộc nhập khẩu sữa, sản phẩm sữa. Theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê ngày 01.01.2018, cả nước có tổng đàn bò sữa năm 2010 là 128,6 ngàn con và năm 2018 tăng lên 294,4 ngàn con năm 2018, với tốc độ tăng đàn bình quân là 10,9%. Sản lượng sữa tăng nhưng chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu tiêu dùng trong nước, còn lại được nhập khẩu từ các thị trường châu Âu lớn như New Zealand,..
Dự báo trong những năm tới ngành sữa Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng khoảng 9 – 10% và đạt mức 27 – 28 lít sữa/người/năm, thị trường sữa, kem, phô mai dự kiến sẽ tăng gấp đôi quy mô, đạt 8.2 tỷ USD vào năm 2020, theo báo cáo của năm 2016 của EU – Vietnam Business Network (EVBN) [13].
2.3.1.2 Trên thế giới
Năm 2018, sản lượng sữa toàn cầu ước tính đạt 843 triệu tấn, tăng 2,2% so với năm 2017, do sự mở rộng sản xuất ở Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Liên minh châu Âu, Pakistan, Hoa Kỳ và Argentina, nhưng bù đắp một phần bởi sự sụt giảm ở Trung Quốc và Ukraine, trong số ít những người khác. Sự gia tăng này xuất phát từ kết quả của số lượng đàn bò sữa cao hơn cùng với những cải tiến trong quy trình thu gom sữa (Ấn Độ và Pakistan), cải thiện hiệu quả trong các hệ thống sản xuất sữa tích hợp (Thổ Nhĩ Kỳ),
Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Thúy Giáo viên hướng dẫn: TS. Mạc Thị Hà Thanh 21
Hình 2.8 Biểu đồ tình hình sản xuất phô mai trên thế giới
tăng năng suất trên mỗi con bò (Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ Mỹ) và tăng cường sử dụng công suất nhàn rỗi và nhu cầu cao hơn từ khu vực chế biến và nhập khẩu (Argentina). Sản lượng sữa sụt giảm phần lớn xuất phát từ quá trình tái cơ cấu công nghiệp và thu hẹp quy mô của các trang trại quy mô nhỏ (Trung Quốc) và giảm tỷ suất lợi nhuận của nhà sản xuất và giá cổng trại (Ukraine) [13].
2.3.2 Phô mai
2.3.2.1 Tình hình trên thế giới
Phô mai được tiêu thụ nhiều nhất là ở Châu Âu, tại Pháp, trung bình hằng năm mỗi người sử dụng 26 ÷ 28kg phô mai các loại [14].
Gần một phần tư lượng phô mai trên thế giới - trên 5,1 triệu tấn trong năm 2014 được sản xuất tại Hoa Kỳ, và sản lượng không ngừng gia tăng. Với nguồn cung cấp sữa bò lớn nhất thế giới, nguồn đất đai trù phú cùng sự đầu tư nghiêm túc vào nghiên cứu và công nghệ, ngành công nghiệp phô mai Hoa Kỳ có khả năng tăng trưởng không giới hạn để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng [14].
2.3.2.2 Tại Việt Nam
Phô mai tuy chưa được sử dụng phổ biến tại Việt Nam, nhưng sản phẩm phô mai đã được nhập khẩu vào Việt Nam từ vài chục năm trước đây. Đến nay, một số công ty chế biến sữa trong nước đã bắt đầu sản xuất một số loại phô mai đơn giản [13].
Theo đại diện Hiệp hội Xuất khẩu các sản phẩm bơ sữa Hoa Kỳ (USDEC) tại Việt Nam, tiêu thụ phô mai tăng trưởng ở mức hai con số trong vài năm gần đây, vì vậy các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tìm cách đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chế biến từ sữa, đặc biệt là phô mai sang Việt Nam.
Trong quý III/2012, sản lượng hàng bán ra của Công ty Bel Việt Nam tăng khoảng 70% so với quý trước đó và năm 2013 tăng 35% so với năm 2012. Hiện tại
Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Thúy Giáo viên hướng dẫn: TS. Mạc Thị Hà Thanh 22
(2015), công xuất nhà máy sản xuất phô mai của Bel đã đạt 15.000 tấn/năm, lượng tiêu thụ đã tăng gấp ba lần so với năm 2014. Dự đoán, đến năm 2020, sản lượng tiêu thụ phô mai đạt 9,016 tấn/năm.
Ông Chafiq Hammadi, Giám đốc Điều hành Bel Việt Nam khẳng định: "Thị trường phô mai ở Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng nên chúng tôi quyết định đầu tư nhà máy với diện tích sàn rộng gấp 5 lần, tổng công xuất sẽ nâng cao gấp 9 lần" [14].
Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Thúy Giáo viên hướng dẫn: TS. Mạc Thị Hà Thanh 23